Ảnh hưởng của nước thải chăn nuôi lợn đến môi trường nước xung quanh

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của trang trại lợn đến môi trường nước tại xã Quy Kỳ - huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 51)

Để đảm bảo tính chính xác của đề tài. Em tiến hành lấy mẫu làm thì thí nghiệm tại hai trang trại ông Nguyễn Minh Lý và Lưu Đức Chiều và phân tích một số chỉ tiêu để đánh giá mức độ ô nhiễm tại Viện Khoa học Sự Sống trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

- Đối với trang trại ông Nguyễn Minh Lý em lấy mẫu tại ao là nơi nguồn tiếp nhận. Ao tiếp nhận nước thải rộng khoảng 2100 m2

, ao được trang trại thả và nuôi cá và có nước ra nước vào thường xuyên.

Bảng 4.5: Đánh giá ảnh hưởng của nước thải khi thải ra môi trường xung quanh. STT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Kết quả phân

tích QCVN 08:2008 Cột B1 1 pH - 8,86 5,5 - 9 2 COD mg/l 174,40 30 3 BOD5 mg/l 102,75 15 4 Tổng N mg/l 21,04 - 5 Tổng P mg/l 56,25 - 6 Coliform MPN/100ml 350 7500

Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện chất lượng nước thải khi thải ra môi trường xung quanh của trang trại ông Nguyễn Minh Lý.

Qua kết quả phân tích về chất lượng nước thải sau khi môi trường tiếp nhận của hai trang trại chăn nuôi lợn cho thấy nhiều chỉ tiêu vượt giới hạn cho phép gây ô nhiễm môi trường. Theo QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số chất lượng nước mặt.

Cụ thể tại điểm lấy mẫu tại ao là nguồn tiếp nhận thì ngoài chỉ tiêu pH và Coliform trong khoảng tiêu chuẩn cho phép còn các chỉ tiêu vượt QCVN là:

+ Hàm lượng COD vượt quá quy chuẩn cho phép 5,8 lần. + Hàm lượng BOD5 vượt quá quy chuẩn cho phép6,85 lần. + Tổng N giảm so với tại điểm xả thải giảm 33,65 mg/l. + Tổng P giảm so với tại điểm xả thải 175,05 mg/l.

+ Chỉ có chỉ tiêu pH và coliform không vượt quy chuẩn cho phép.

- Đối với trang trại ông Lưu Đức Chiều em lấy mẫu tại ao là nơi nguồn tiếp nhận. Ao tiếp nhận nước thải rộng khoảng 1900 m2

, ao được trang trại thả và nuôi cá và có nước ra nước vào thường xuyên.

Bảng 4.6: Đánh giá ảnh hưởng của nước thải khi thải ra môi trường xung quanh. STT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Kết quả phân

tích QCVN 08:2008 Cột B1 1 pH - 8,74 5,5 - 9 2 COD mg/l 93,60 30 3 BOD5 mg/l 55,00 15 4 Tổng N mg/l 11,06 - 5 Tổng P mg/l 42,10 - 6 Coliform MPN/100ml 237 7500

Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện chất lượng nước thải khi thải ra môi trường xung quanh của trang trại ông Lưu Đức Chiều.

Qua kết quả phân tích về chất lượng nước thải sau khi môi trường tiếp nhận của hai trang trại chăn nuôi lợn cho thấy nhiều chỉ tiêu vượt giới hạn cho phép gây ô nhiễm môi trường. Theo QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số chất lượng nước mặt.

Cụ thể tại điểm lấy mẫu tại ao là nguồn tiếp nhận thì ngoài chỉ tiêu pH và Coliform trong khoảng tiêu chuẩn cho phép còn các chỉ tiêu vượt QCVN là:

+ Hàm lượng COD vượt quá quy chuẩn cho phép 3,12 lần. + Hàm lượng BOD5 vượt quá quy chuẩn cho phép 3,66 lần. + Tổng N giảm so với tại điểm xả thải giảm 24,83 mg/l. + Tổng P giảm so với tại điểm xả thải 67,55 mg/l.

+ Chỉ có chỉ tiêu pH và coliform không vượt quy chuẩn cho phép.

Các chỉ tiêu thí nghiệm vượt tiêu chuẩn cho phép theo chất lượng nước thải chăn nuôi của 2 trang trại trên cho thấy công tác xử lý chất thải chăn nuôi trước khi xả thải ra môi trường của hai trang trại trên chưa đạt yêu cầu xử lý. Nguyên nhân là do các hệ thống xử lý nước thải quá tải do lượng nước thải thường tập trung vào 2 thời điểm trong ngày nên hệ thống xử lý nước thải không xử lý kịp. Do đó có một lương nước thải sẽ không qua hệ thống xử lý mà thải ra thẳng môi trường. Ngoài ra còn những nguyên nhân khác như chưa có biện pháp cụ thể để kiểm tra và bảo dưỡng các hệ thống xử lý nước thải thường xuyên định kỳ.

4.4. Ý kiến của người dân sống xung quanh trang trại chăn nuôi lợn tại xã Quy Kỳ

Để đảm bảo tính chính xác và khách quan của đề tài. Em tiến hành phỏng vấn các hộ dân sống gần trang trại chăn nuôi lợn về mức độ ô nhiễm của trang trại. Kết quả cụ thể như sau:

Bảng 4.7: Đánh giá mức độ ô nhiễm của trang trại ông Nguyễn Minh Lý.

STT Mức độ đánh giá Số phiếu Tỷ lệ (%)

1 Ô nhiễm 22 88

2 Không ô nhiễm 3 12

88% 12%

Ô nhiễm Không ô nhiễm

Hình 4.6: Biểu đồ đánh giá mức độ ô nhiễm của trang trại ông nguyễn Minh Lý.

Qua bảng và biểu đồ trên đã cho thấy ý kiến của người dân sinh sống gần trang trại là: 88% số người dân được phỏng vấn có ý kiến là trang trại chăn nuôi lợn gây ô nhiễm môi trường. Chỉ có 12% người dân có ý kiến trang trại ít gây ô nhiễm hoặc không gây ô nhiễm môi trường.

Bảng 4.8: Đánh giá mức độ ô nhiễm của trang trại ông Lưu Đức Chiều. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

STT Mức độ đánh giá Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 Ô nhiễm 23 92 2 Không ô nhiễm 2 8 Tổng 25 100 92% 8% Ô nhiễm Không ô nhiễm

Hình 4.7: Biểu đồ đánh giá mức độ ô nhiễm của trang trại ông Lưu Đức Chiều.

Qua bảng và biểu đồ trên đã cho thấy ý kiến của người dân sinh sống gần trang trại là: 92% số người dân được phỏng vấn có ý kiến là trang trại chăn nuôi lợn gây ô nhiễm môi trường. Chỉ có 8% người dân có ý kiến trang trại ít gây ô nhiễm hoặc không gây ô nhiễm môi trường.

4.5. Một số tồn tại và giải pháp trong chăn nuôi theo quy mô trang trại tại xã Quy Kỳ

4.5.1. Mt s tn ti

Chăn nuôi trang trại trên địa bàn xã Quy Kỳ trong những năm vừa qua đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục như: Thiếu sự quy hoạch tổng thể và lâu dài của địa phương dẫn đến các trang trại cũng như gia trại phát triển manh mún, tự phát, gây ô nhiễm môi trường.

Qua điều tra các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn có xây dựng khu xử lý bằng hầm ủ Biogas, bể lắng. Nhưng trên thực tế thì các khu xử lý này hoạt động chưa đạt hiệu quả cao, nước thải vẫn còn đổ trực tiếp ra ngoài môi trường.

4.5.2. Các gii pháp

Nguồn gây ô nhiễm môi trường chính từ các trang trại chăn nuôi lợn là nước thải phát sinh từ quá trình vệ sinh chuồng trại với hàm lượng các chất hữu cơ lớn và ô nhiễm mùi phát sinh từ quá trình phân hủy các hộ chất hữu cơ. Để khắc phục vấn đề này, hai trang trại đã áp dụng công nghệ xử lý nước thải qua bể Biogas và một trang trại có qua hệ thống bể lắng. Tuy nhiên, do hiệu xuất xử lý của hệ thống tại hai trang trại này nhỏ nên không đáp ứng được yêu cầu xử lý. Do vậy các trang trại cần cải tạo nâng cấp hệ thống xử lý hầm ủ Biogas nhằm nâng cao hiệu xuất xử lý. Bên cạnh đó cần mở rộng bể chứa chất thải sau Biogas trước khi thải ra môi trường.

* Giải pháp về công nghệ

- Công nghệ xử lý sau Biogas bằng bãi lọc ngầm

Bãi lọc là khu đất khá rộng được chia thành nhiều ô trống để xử lý nước thỉa có hàm lượng chất ô nhiễm không quá cao (BOD5< 300mg/l), hàm lượng cặn lo

lửng có thể lớn. Nước thải từ các bể láng được dẫn vào các ô tống, và thấm qua lớp đất mặt nhờ quá trình cơ học, cặn sẽ được giữ lại. Khu hệ sinh vật mặt đất chủ yếu là vi sinh vật hô hấp tùy tiện cùng với xạ khuẩn có trong đất sẽ oxy hóa các chất ô nhiễm. Dưới lớp đất sâu dần do oxy dần sẽ xảy ra quá trình khử Nitrrat hóa. Trên bề mặt bãi lọc ngầm có thể trồng một số loại cây như thủy trúc, cỏ vetiver, lau, sậy... Các loại cây này có khả năng lấy các chất dinh dưỡng có trong nước thải để phát triển sinh trưởng giúp hiệu xuất xử lý của bãi lọc tăng lên.

Tùy theo tính chất thổ nhưỡng mà quá trình xử lý nước thải ở lớp đất mặt có thể đạt tới độ sâu khác nhau thông thường từ 0.3 - 1,5m.

Khi thiết kế cánh đồng lọc cần chú ý:

- Có thể sử dụng các loại vật liệu như xỉ than, xỉ lò cốc... Có nhiều mao quả làm vật liệu lọc.

- Địa điểm xây dựng bãi lọc có độ dốc tự nhiên 0,02%, phải cách xa khu dân cư và hướng gió. Tùy theo hướng gió mà khoảng cách an toàn có thể 200 - 1000m.

- Nên xây dựng cách xa nơi có nước ngầm, nhằm tránh ô nhiễm nguồn nước ngầm. Diện tích hữu dụng tính theo công thức:

ha q Q F o hd = ,

Trong đó: Q: lưu lượng nước thải trung bình, m3/ngày đêm. Qo: Năng lực lọc, m3/ha, ngày đêm.

Năng lực lọc phụ thuộc vào tính chất thổ nhưỡng và lượng mưa. Với lượng mưa trung bình: 300÷500mm/năm thì năng lực lọc: - Đất cát 45÷90 m3/ha, ngày đêm.

- Pha cát 40÷80 m3/ha, ngày đêm. - Pha sét 35÷70 m3/ha, ngày đêm.

Đường đi lại giữa các ô chiếm 5÷10 diện tích. Tổng diện tích bãi lọc là: F= FL+k× FL

Với k: hệ số diện tích phụ (0,15÷0,25)

Hình 4.8: Công nghệ xử lý sau Biogas bằng bãi lọc ngầm. * Giải pháp quản lý

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường, đặc biệt đẩy mạnh việc thanh tra kiểm tra, giám sát công tác thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường tại các cơ sở chăn nuôi.

- Tăng cường công tác truyền thông trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm giúp cho các cơ sở nhận thức được tầm quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường.

- Xử phạt nghiêm khắc đối với các cơ sở vi phạm luật bả vệ môi trường. Thực hiện các biện pháp cưỡng chế hành chính theo quy định của pháp luật đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

- Đề xuất và thực hiện các biện pháp khuyến khích triển khai và áp dụng các biện pháp khống chế ô nhiễm, chính sách ưu đãi đối với các cơ sở tuân thủ luật bảo vệ môi trường. Ủng hộ các cơ sở có nguyện vọng triển khai công nghệ xử lý và vay vốn từ quỹ môi trường với lãi xuất ưu đãi.

Phần 5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua quá trình điều tra, khảo sát và phân tích ảnh hưởng của các trang trại chăn nuôi lợn tại xã Quy Kỳ em có một số kết luận như sau:

1.Về tình hình chăn nuôi

Tình hình chăn nuôi lợn trên địa bàn đang có những bước phát triển tốt, chăn nuôi theo quy mô trang trại đang được chú trọng nhân rộng với số lượng ngày càng nhiều. Số đầu lợn tăng theo từng năm cụ thể năm 2013 số đầu lợn trên toàn xã khoảng 8000 con. Tổng giá trị ngành chăn nuôi tăng theo hàng năm.

2. Về nước thải

Chất lượng nước thải sau khi qua hệ thống xử lý và xả thải ra môi trường tại hai trang trại trên địa bàn xã Quy Kỳ đều vượt tiêu chuẩn cho phép, gây ô nhiễm môi trường. Chỉ có chỉ tiêu pH và Coliform đạt yêu cầu.

Cụ thể như sau:

- Tại trang trại 1 ông Nguyễn Minh Lý:

+ Hàm lượng COD vượt quá quy chuẩn cho phép 4,08 lần. + Hàm lượng BOD5 vượt quá quy chuẩn cho phép 7,45 lần. + Tổng N vượt quá quy chuẩn cho phép 1,35 lần.

+ Tổng P vượt quá quy chuẩn cho phép 38,5 lần. - Tại trang trại 2 ông Lưu Đức Chiều:

+ Hàm lượng COD vượt quá quy chuẩn cho phép 2,021 lần. + Hàm lượng quá quy chuẩn cho phép BOD5 vượt 3,64 lần. + Tổng N không vượt quy chuẩn cho phép.

+ Tổng P vượt quá quy chuẩn cho phép 31,77 lần.

- Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi chưa xử lý triệt để lượng nước thải.

3.Về nước mặt

Chất lượng nước thải khi được thải vào nguồn tiếp nhận tại điểm lấy mẫu tại ao là nguồn tiếp nhận thì ngoài chỉ tiêu pH và Coliform trong khoảng tiêu chuẩn

cho phép còn các chỉ tiêu vượt QCVN cụ thể như sau: - Trang trại ông Nguyễn Minh Lý:

+ Hàm lượng COD vượt quá quy chuẩn cho phép 5,8 lần. + Hàm lượng BOD5 vượt quá quy chuẩn cho phép6,85 lần. + Tổng N giảm so với tại điểm xả thải giảm 33,65 mg/l. + Tổng P giảm so với tại điểm xả thải 175,05 mg/l.

+ Chỉ có chỉ tiêu pH và coliform không vượt quy chuẩn cho phép. - Trang trại ông Lưu Đức Chiều

+ Hàm lượng COD vượt quá quy chuẩn cho phép 3,12 lần. + Hàm lượng BOD5 vượt quá quy chuẩn cho phép 3,66 lần. + Tổng N giảm so với tại điểm xả thải giảm 24,83 mg/l. + Tổng P giảm so với tại điểm xả thải 67,55 mg/l.

+ Chỉ có chỉ tiêu pH và coliform không vượt quy chuẩn cho phép.

5.2. Kiến nghị

Đề nghị các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, thanh tra giám sát thường xuyên và chặt chẽ hơn nữa các hoạt động của các trang trại trên địa bàn, phải có biện pháp xử phạt mạnh, đúng người, đúng tội.

Để giải quyết vấn đề ô nhiễm nêu trên, nhằm xây dựng cơ sở chăn nuôi an toàn theo quy định của BNN&PTNT, các trang trạng cần xây dựng bể chứa nước thải trước Biogas nhằm thu gom toàn bộ lượng nước thải. Sau quá trình Biogas cần có biện pháp xử lý tiếp theo để nước thải ra môi trường đạt tiêu chuẩn trong QCVN 40:2011/BTNMT và QCVN 08:/BTNMT.

Xây dựng và thực hiện kế hoạch quan trắc định kỳ theo đúng quy định để theo dõi các thông số ô nhiễm và có biện pháp xử lý kịp thời.

Cần giám sát chất lượng nước thải tất cả các cửa của trang trại ra môi trường để tránh tình trạng gây ô nhiễm môi trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Bộ NN&PTNT (2010), "Tin tức ngành chăn nuôi năm 2010",

http:/www.vilivo.vn/tin-tuc/tin-nganh-chan-nuoi/2010-01/819.oms, 24/03/2014.

2.Công ty TNHH Thương Mại và Kỹ Thuật Vạn Lâm, "Công nghệ xử lý nước thải ngành chăn nuôi gia súc",

http://vanlam.com.vn/en/index.php/news/detail/55, 24/03/2014. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.Công ty TNHH DAIRY Việt Nam, "Tình hình chăn nuôi thế giới và khu vực"

http://www.dairyvietnam.com/vn/Sua-The-gioi/Tinh-hinh-chan-nuoi-the-gioi-va -khu-vuc.html, 03/03/2014.

4.Đại học Nông Nghiệp Hà Nôi, (2009), "Chất thải chăn nuôi - hiện trạng và giải pháp", Hội thảo khoa học.

5.Nguyễn Văn Đại (2006), "Quản lý vật nuôi", www.tvu.edu.vn

6.Lưu Anh Đoàn (2006),"Phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường".

7.Nguyễn Quang Khải, Hồ Thị Lan Hương, Nguyễn Gia Lượng, Đinh Thế Lộc, Nguyễn Khắc Tích, Nguyễn Vũ Nhuộm (2003), "Công nghệ khí sinh học".

Tài liệu tập huấn kỹ thuật viên, Cục Nông Nghiệp, Bộ NN&PTNT. 8.Trịnh Lê Hùng (2006), "Kỹ thuật xử lý nước thải", NXB Giáo Dục.

9. Dương Huyền, "Định Hóa nỗ lực phát triển ngành chăn nuôi heo theo hướng bền vững",

http://thainguyentv.vn/default.aspx?tabid=456&ID=110303&CateID=361,

15/04/2014.

10.Hoàng Thái Long (2007), "Bài giảng khoa học môi trường đại cương",

trường Đại học Khoa Học Huế.

11.Nguyễn Thị Hoa Lý, "Một số vấn đề liên quan đến xử lý nước thải trong chăn nuôi, lò mổ", Tạp chí thú y - số 4, 2002.

12.Trần Bá Nhân, "Tổng kết tình hình chăn nuôi heo 2012", công ty Darby

13.Trần Thị Hồng Nhung, "Đánh giá tiềm năng từ mô hình xử lý chất thải chăn

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của trang trại lợn đến môi trường nước tại xã Quy Kỳ - huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 51)