+ Độ pH: là thước đo tính axit hoặc tính bazơ của dung dịch nước. Nhìn chung sự sống tồn tại và phát triển tốt nhất trong điều kiện môi trường nước trung tính pH = 7. Tuy nhiên, sự sống vẫn chấp nhận một khoảng nhất định trên dưới giá trị trung bình (6 < pH < 8,5), đôi khi còn rộng hơn và cá biệt có những sinh vật sống được ở giá trị cực tiểu (0 < pH < 1) và cực đại pH = 14. Trong tự nhiên luôn tồn tại một hệ đệm do vậy sự thay đổi nồng độ axit H+ hay bazơ (OH-
) đến một mức độ nào đó mới dẫn đến sự thay đổi của pH. (F.W.Fifiend and P.J.Haines, 2000).
+ Nhu cầu oxy hóa học (COD): COD (Chemical Oxygen Demand - nhu cầu oxy hóa học) là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hóa học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ. Như vậy, COD là lượng oxy cần thiết để oxy hóa toàn bộ các chất hóa học trong nước, trong khi đó BOD là lượng oxy cần thiết để oxy hóa một phần các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy bởi vi sinh vật.
+ Nhu cầu oxy sinh học (BOD): BOD (Biochemical oxygen Demand - nhu cầu oxy sinh hóa) là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hóa các chất hữu cơ. Trong môi trường nước, khi quá trình oxy hóa sinh học xảy ra thì các vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan, vì vậy xác định tổng lượng oxy hòa tan cần thiết cho quá trình phân hủy sinh học là phép đo quan trọng đánh giá ảnh hưởng của một dòng thải đối với nguồn nước. BOD có ý nghĩa biểu thị lượng các chất hữu cơ trong
nước có thể bị phân hủy bằng các vi sinh vật.
Thông số BOD có tầm quan trọng thực tế: BOD là cơ sở thiết kế và vận hành trạm xử lý nước thải, BOD còn là thông số đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước, giá trị BOD càng lớn nghĩa là mức độ ô nhiễm càng cao. Giá trị BOD phụ thuộc vào nhiệt độ và thời gian , nên xác định BOD cần tiến hành ở điều kiện chuẩn, thường ở nhiệt độ 20oC và trong 5 ngày. Vì vậy, giá trị công bố thường là BOD5. (Hoàng Thái Long, 2007) [10].
+ Chỉ số vi sinh vật Coliform: Coliforms và Fecal Coliforms: Coliform là các vi khuẩn hình que gram âm có khả năng lên men lactose để sinh ga ở nhiệt độ 35 ± 0.5oC, coliform có khả năng sống ngoài đường ruột của động vật (tự nhiên), đặc biệt trong môi trường khí hậu nóng. Nhóm vi khuẩn coliform chủ yếu bao gồm các giống như Citrobacter, Enterobacter, Escherichia, Klebsiella và cả Fecal coliforms (trong đó E.coli là loài thường dùng để chỉ định việc ô nhiễm nguồn nước bởi phân). Chỉ tiêu tổng coliform không thích hợp để làm chỉ tiêu chỉ thị cho việc nhiễm bẩn nguồn nước bởi phân. Tuy nhiên việc xác định số lượng Fecal coliform cơ thể sai lệch do có một số vi sinh vật (không có nguồn gốc từ phân) có thể có thể phát triển ở nhiệt độ 44o
C. Do đó só lượng E.coli được coi là một chỉ tiêu thích hợp nhất cho việc quản lý nguồn nước. Để định lượng coliforms người ta dùng phương pháp MPN số lượng colliform hay E.coli được được biểu diễn bằng số khả hữu MPN (Most Probable Number). Và sau khi có kết quả nuôi cấy ta cơ thể dùng công thức Thomas để tính số MPN:
( ) ( ) [ 2 2 ] 1 1 2 1 y x n S S m X n m S − + − − + = Trong đó:
Np: số ống nghiệm phát hiện coliform (possitive)
Vn: thể tích mẫu trong các ống nghiệm không phát hiện coliform (negetive) Vt: tổng thể tích mẫu trong tất cả các ống nghiệm.
(Nugồn: Metcalf and Eddy, 1979, trích bởi Chongrak 1989)
hợp chất Nitơ rất đa dạng. Sự phân giải các chất sống cuối cùng tạo ra Ammoniac (NH3) hòa tan tốt trong nước. Trong môi trường kiềm, khí amoniac thoát ra có mùi khai khó chịu, chạn tranh sự hòa tan oxy trong nước đầu độc các động vật thủy sinh. Trong môi trường trung tính và axit, ammoniac tồn tại dưới dạng cation amoni (NH4+), tạo điều kiện cho rêu tảo phát triển khi có ánh sáng. Các hợp chất này đều độc với người và động vật ở các mức độ khác nhau, sản phẩm cuối cùng của oxy hóa ammoniac là axit nitric, tồn tại trong nước dưới dạng anion (NO3
- )...
Các chỉ số Nitơ chủ yếu được thể hiện qua hàm lượng của toàn bộ dạng khử, dạng oxy hóa và tổng nitơ.
Dạng khử: Nitơ hữu cơ, nitơ amoniac N - NH3 Dạng oxy hóa: nitrit N - NO2 , nitrat N - NO3
- .
Nitơ tổng là toàn bộ nitơ có trong các hợp chất hữu cơ nói chung. Hàm lượng nitơ của từng dạng liên kết trong các hợp chất này là không thể xác định được mà chỉ có thể xác định tổng của các dạng nitơ bằng phương pháp phân tích Kjendahl. Nguyên tắc chung phương pháp này là dùng axit Sunfuric đậm đặc oxy hóa toàn bộ các hợp chất hữu cơ cơ nitơ về amoniac (NH3).
+ Chỉ số Phốtpho: Phốtpho là nguyên tố quan trọng trong mọi dạng hình sự sống đã biết. Photpho vô cơ trong dạng photphat PO43- đóng một vai trò quan trọng trong các phân tử sinh học như ADN và ARN trong đó nó tạo thành một phần của phần cấu trúc cốt tủy của các phân tử này. Các tế bào sống cũng sử dụng photphat để vận chuyển năng lượng tế bào thông qua adenosin triphotphat (ATP). Gần như mọi tiến trình trong tế bào có sử dụng năng lượng đều có nó trong dạng ATP. ATP cũng là quan trọng trong photphat hóa, một dạng điều chỉnh quan trọng trong tế bào. Các photpholipit là thành phần cấu trúc chủ yếu của mọi màng tế bào. Các muối photphat canxi được các động vật dùng để làm cứng xương của chúng. Trung bình trong cơ thể người chứa khoảng gần 1 kg photpho, và khoảng ba phần tư số đó nằm trong xương và răng dưới dạng apatit. Một người lớn ăn uống đầy đủ tiêu thụ và bài tiết ra khoảng 1-3 g photpho trong
ngày trong dạng photphat.
Theo thuật ngữ sinh thái học, photpho thường được coi là chất dinh dưỡng giới hạn trong nhiều môi trường, tức là khả năng có sẵn của photpho điều chỉnh tốc độ tăng trưởng của nhiều sinh vật. Trong các hệ sinh thái, sự dư thừa photpho có thể là một vấn đề, đặc biệt là trong các hệ thủy sinh thái, vì vậy hiện tượng phú dưỡng thường gắn liền với sự xuất hiện của anion trên có nhiều trong nước. Theo nhiều tác giả, khi hàm lượng photphat trong nước đạt đến mức 0,01mg/l (tính theo P) và tỉ lệ P:N:C vượt quá 1:16:100, thì sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn nước (Hoàng Thái Long,2007) [10].
Tổng photpho có mặt trong nước thải được tính bằng tổng hàm lượng của các hợp chất photpho vô cơ (poliphotphat, orthophotpho,...) và các hợp chất photpho hữu cơ như các hợp chất photpholipit, photpho trong các hợp chất cấu tạo nên tế bào (ADN, ARN) photpho trong các hợp chất ATP...(Trịnh Lê Hùng,2006) [8].