Công tác đầu tư xây dựng cơ bản * Khách quan.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN (Trang 27 - 29)

* Khách quan.

- Nhà nước giao vốn hàng năm cho ngành còn hạn chế so với nhu cầu, năm 2009 có 13 dự án quý 4 mới được khởi công, còn lại 39 dự án khởi công mới phải đình hoãn chuyển sang năm 2010.

- Vốn được giao chủ yếu bố trí để trả nợ cho các dự án hoàn thành, các dự án chuyển tiếp, số vốn dành cho dự án khởi công rất thấp, không đáp ứng được yêu cầu về tiến độ xây dựng công trình.

- Các dự án chuyển tiếp 2008 – 2009 đến tháng 5/2009 chưa được cấp vốn nên gặp nhiều khó khăn trong việc hoàn thành công trình đưa vào sử dụng, có dự án phải giãn tiến độ, tạm dừng thi công.

- Các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư liên tục có sự thay đổi, sửa đổi nên việc thực hiện còn có nhiều khó khăn.

- Giá vật liệu có nhiều biến động, đặc biệt do khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên việc thực hiện đầu tư xây dựng nói chung gặp nhiều khó khăn, nhiều dự án phải phê duyệt lại tổng mức do giá cả tăng cao.

- Các cơ quan tư vấn tham gia tư vấn dự án, tư vấn quản lý dự án giúp Chủ đầu tư trách nhiệm chưa cao.

- Việc quy hoạch xây dựng của địa phương, nhất là cấp huyện còn manh mún, chiến lược phát triển dài hạn chưa rõ ràng, nhiều dự án khi đã đấu thầu hoặc đang thi công nhưng quy hoạch, cốt quy hoạch khu vực lại thay đổi dẫn đến dự án phải thay đổi, chỉnh sửa ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện. Nhiều dự án phát sinh về

giá trị và thiết kế do chỉnh sửa theo quy hoạch vượt tổng mức nên phải phê duyệt lại.

- Việc thực hiện quyết toán chậm của Chủ đầu tư còn do nguyên nhân công trình đã bàn giao đưa vào sử dụng nhưng đơn vị thi công không lập quyết toán, Chủ đầu tư không có căn cứ để báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.

* Chủ quan.

- Chủ đầu tư là các đồng chí lãnh đạo kiêm nhiệm, cán bộ chuyên môn giúp việc thiếu và yếu về chuyên môn nghiệp vụ, việc thực hiện đầu tư chủ yếu dựa vào cơ quan tư vấn nên việc lập và trình quyết toán vốn còn đơn giản, chưa đúng thủ tục, trình tự theo quy định (lấy giá trị phát sinh tăng trừ giá trị phát sinh giảm thực tế).

3.4.3. Công tác đầu tư trang bị phương tiện làm việc, quản lý sử dụng tàisản Nhà nước. sản Nhà nước.

*Về thực hiện kinh phí “Đề án đầu tư trang thiết bị phương tiện làm việc”.

- Ý thức chấp hành và tuân thủ pháp luật, quy định của các đơn vị còn yếu, kém, điển hình là các đơn vị Viện THQCT & KSXX phúc thẩm tại thành phố Hồ Chí Minh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Kiên Giang, Hà Giang gây ra nhiều khó khăn cho VKSND tối cao trong việc theo dõi, quản lý, báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước.

- Trình độ chuyên môn của các đơn vị trong lĩnh vực đấu thầu còn thấp. Trong nhiều đơn vị, công tác thẩm định giá trước khi mua sắm tài sản, đánh giá hồ sơ mời thầu... bị bỏ qua hoặc làm sơ sài cho có.

* Về quản lý, sử dụng trang phục, xe ô tô, xe máy công.

- Việc chưa thực hiện cấp phát trang phục bằng hiện vật năm 2009 là do trong ngành đang thực hiện cải tiến trang phục và do trượt giá.

- Số ô tô mua chưa đủ theo kế hoạch của Đề án là do Ngành thực hiện theo Quyết định số 390/QĐ – TTg ngày 17/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về kiềm chế lạm phát nên việc mua xe ô tô tạm dừng.

- Ý thức của các đơn vị trong việc sử dụng tài sản công còn yếu kém, không dùng đúng mục đích, còn sử dụng vào việc riêng.

Việc thực hành tiết kiệm không đúng dẫn đến những khoản cần thiết chi không được cấp kinh phí, gây nhiều khó khăn cho các cán bộ trong công tác hàng ngày cũng như khi làm nhiệm vụ, điều này là do không có kế hoạch nêu những khoản nào cần tiết kiệm, những khoản nào là cần thiết chi không được xác định rõ ràng, cũng như công tác kiểm tra việc tiến hành tiết kiệm còn lỏng lẻo, không nắm được tình hình thực hiện đang tiến hành đến đâu, có những sai phạm gì nên không có các biện pháp sửa chữa, khắc phục kịp thời.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN (Trang 27 - 29)