Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 48)

nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Chúng ta cần nhận thức rằng, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là vấn đề tổng hợp, chịu sự tác động của nhiều yếu tố như môi trường kinh doanh, năng lực hoạt động của doanh nghiệp, trình độ hạ tầng cơ sở, trình độ kĩ thuật công nghệ, chính sách vĩ mô…Vì vậy, việc tìm lời giải đáp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của cho doanh doanh nghiệp Việt Nam đòi hỏi phải có cái nhìn nghiêm túc và kịp thời ở tất cả các doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế.

2.3.1 Về phía Nhà nước

Để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, bên cạnh sự nỗ lực có tính chất quyết định của bản thân doanh nghiệp, doanh nghiệp là người “ xung trận”, là lực lượng trực tiếp đương đầu với cạnh tranh. Nhưng nhà nước phải là người mở đường, nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp tăng cường sức cạnh tranh thông qua các chính sách vĩ mô, tạo lập môi trường thông thoáng, cạnh tranh bình đẳng Có thể nói vai trò của nhà nước rất quan trọng đối với việc tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, đặc biệt là trong việc tạo lập, duy trì khung pháp lý và xử lý những vi phạm. Theo nguyên lý chung, cần có vai trò can thiệp của nhà nước vào thị trường khi trên thị trường xuất hiện các hành vi kinh doanh sai luật và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Sự can thiệp của nhà nước vào thị trường được thực hiện dưới nhiều hình thức và gián tiếp. Hình thức

trực tiếp là nhà nước đưa ra các trương trình, chính sách hỗ trợ, khuyến khích hoặc điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp nào đó. Hình thức gián tiếplà ban hành các quy định về chế độ ra nhập cũng như rút lui khỏi thị trường, trong đó qui định có tính chất pháp lý là Luật cạnh tranh.

Nhà nước cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp về kỹ thuật, tức là tư vấn cho các doanh nghiệp trong việc nhận biết, đánh giá, lựa chọn máy móc, thiết bị hoặc công nghệ phù hợp để đầu tư chiều sâu, thực hiện đổi mới sản suất, cải tiến thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm. Các nguồn thông tin được cập nhập mới luôn là quý giá và cần thiết cho các nhà quản lý doanh nghiệp, giúp họ tránh bớt rủi ro, bất ổn trên thị trường.

Nhà nước cần tăng cường trợ giúp cho khâu nghiên cứu phát triển sản phẩm, nhà nước cần hoàn thiện môi trường kinh tế vĩ mô (cải cách thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh, hình thành đồng bộ các loại thị trường, cải cách hệ thống ngân hàng…) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động tự chủ có hiệu quả.

Nhà nước cần chú trọng xây dựng chiến lược cạnh tranh quốc gia, trong đó chính sách cạnh tranh là bộ phận cốt lõi. Chính sách cạnh tranh được quan niệm là các biện pháp can thiệp của nhà nước thông qua việc lựa chọn các chính sách phù hợp, đảm bảo tạo dựng môi trường thuận lợi để cơ chế cạnh tranh vận hành có hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và doanh nghiệp. Nhìn vào khả năng tham gia thị trường cũng như sức cạnh tranh của doanh nghiệp, người ta có thể biết được chính sách cạnh tranh của nước đó. Chính sách cạnh tranh phải được nhà nước xây dựng theo các tiêu chí sau để đảm bảo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi tham gia cạnh tranh trên thị trường.

Thứ nhất, chính sách đó phải đảm bảo cho các doanh nghiệp nói chung được tham gia tự do vào thị trường và hoàn toàn bình đẳng trong kinh doanh. Sức mạnh của nền kinh tế phụ thuộc vào việc có một số lượng lớn doanh

nghiệp tham gia vào thị trường. Điều quan trọng ở đây là phải giảm dần tiến tới xoá bỏ phân biệt đôi xử trong kinh doanh, hạn chế một cách tối đa sự can thiệp của các cơ quan hành chính, chống các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, cũng như hạn chế cạnh tranh trên thị trường (ở cả 3 khía cạnh: thoả thuận, lạm dụng sức mạnh thị trường và tập trung kinh tế). Hạn chế những thủ tục hành chính ảnh hưởng tiêu cực đến việc thành lập và hoạt động của các doanh nghiệp. Một điều đáng chú ý là cản trở cạnh tranh không chỉ xuất phát từ đối thủ cạnh tranh, mà còn có nguyên nhân từ việc quản lý kinh tế của nhà nước. Như vậy, nhà nước cần ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn cũng như tăng cường những thiết chế đảm bảo thực thi Luật cạnh tranh năm 2004 có hiệu quả trong thực tiễn.

Thứ hai, bên cạnh việc cải cách nhằm đơn giản hoá thủ tục thành lập

doanh nghiệp, cần đổi mới và tạo điều kiện cho cho các doanh nghiệp thực hiện các thủ tục về sát nhập, hợp nhất, phân chia cũng như giải thể và phá sản doanh nghiệp…là rất cần thiết. Chính sách khuyến khích nâng cao năng lực cạnh tranh cũng cần đảm bảo cho các doanh nghiệp linh hoạt trong việc thay đổi hình thức, phương án, lĩnh vực kinh doanh, dễ dàng thoát ra khỏi những lĩnh vực kinh doanh không hiệu quả.

Thứ ba, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận và trao đổi thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là kết quả của các cuộc đàm phán cũng như lộ trình thực hiện các cam kết trong WTO, khi mà ở đó cuộc chơi chung của hơn 150 quốc gia với những qui định cứng rắn, môi trường kinh doanh bình đẳng và cạnh tranh vô cùng khốc liệt.

Thứ tư, tạo điều kiện và hỗ trợ cho các doanh nghiệp có thể trở thành đối tác trực tiếp trong các quan hệ đầu tư với nước ngoài. Khi được tham gia rộng rãi vào các quan hệ đầu tư có nguồn vốn từ nước ngoài, các doanh nghiệp có điều kiện tiếp thu kiến thức công nghệ từ nước ngoài, học hỏi kinh

nghiệm cạnh tranh trên thị trường, kĩ năng quản lý kinh doanh, đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Thứ năm, cải cách hệ thống tính và thu thuế nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập, mở cửa nền kinh tế, tiến tới xây dựng hệ thống thuế chung cho các thành phần kinh tế. Tích cực chuẩn bị xây dựng cơ chế chính sách cho doanh nghiệp tự tính trị giá thuế theo tinh thần nội dung của hiệp định thực thi điều 7 của GAAT về trị giá tính thuế hải quan. Minh bạch hoá pháp luật về thuế, đặc biệt là thuế xuất, nhập khẩu để các doanh nghiệp chủ động tham gia cạnh tranh ở thị trường trong nước cũng như quốc tế.

Thứ sáu, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, thương nhân nước ngoài vào kinh doanh tại thị trường nước ta ngày một tăng. Việc sử dụng sức mạnh thị trường công nghệ, tài chính của những doanh nghiệp có nguồn vốn từ những tập đoàn tư bản nước ngoài trong quá trình kinh doanh là điều chắc chắn sảy ra, có thể gây ra những áp lực lớn về cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước. Nhà nước cần phải thông qua chính sách cạnh tranh, chính sách về đầu tư nước ngoài để hạn chế tối đa sự lạm dụng sức mạnh thị trường, công nghệ, tài chính của họ. Những hình thức và phương pháp cạnh tranh của một số hãng nước giải khát nước ngoài trước kia, chẳng hạn như Coca – Cola gây thiệt hại nặng nề cho các doanh nghiệp giải khát non trẻ trong nước là minh chứng hùng hồn cho sự lạm dụng sức mạnh thị trường của họ. Trong mối quan hệ này, phạm vi áp dụng Luật cạnh tranh năm 2004 cũng cần phải được mở rộng thông qua các văn bản hướng dẫn. Theo đó, hành vi cạnh tranh của tập đoàn nước ngoài nhưng có ảnh hửng tiêu cực đến cạnh tranh của thị trường Việt Nam vẫn có thể bị xử lý theo pháp luật Việt Nam.

Thứ bảy, việc hoạch định và thực thi chính sách kinh tế phải đảm bảo tính minh bạch, đúng đắn và ổn định. Chính sách cạnh tranh cũng như chính

sách kinh tế phải đảm bảo nhất quán, công khai và dễ hiểu đối với mọi chủ thể kinh doanh và bất kì ai có mối quan tâm. Chính sách của nhà nước được thể hiện thông qua các văn bản pháp luật, nên chú ý đẩy mạnh việc minh bạch hoá pháp luật, đảm bảo một môi trường pháp lí phù hợp với hoạt động kinh doanh.

Như vậy, nhà nước thông qua các chính sách vĩ mô của mình có vai trò rất quan trọng đối với việc tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, sôi động, tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

2.3.2 Về phía doanh nghiệp

2.3.2.1 Các doanh nghiệp cần tăng cường hoạt động maketing hỗn hợp.

- Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường.

Nghiên cứu thị trường là công việc cần thiết đầu tiên đối với bất kì doanh nghiệp nào trong quá trình kinh doanh. Một doanh nghiệp không thể khai thác hết tiềm năng của mình cũng như không thể thoả mãn tốt nhu cầu của khách hàng nếu không có được đầy đủ thông tin chính xác về thị trường.

Thông qua việc nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp sẽ nắm được các thông tin cần thiết về giá cả, cung cầu hàng hoá và dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh hoặc sẽ kinh doanh để đề ra những chiến lược và biện pháp cụ thể để thực hiện mục tiêu kinh doanh đề ra. Quá trình nghiên cứu thị

trường là quá trình thu thập thông tin, số liệu về thị trường kinh doanh, phân tích, so sánh số liệu đó và rút ra kết luận, từ đó đề ra biện pháp thích hợp đối với các doanh nghiệp. Để công tác nghiên cứu thị trường đạt hiệu quả cao, các doanh nghiệp cần kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu tại địa bàn và phương pháp nghiên cứu tại hiện trường.

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay thì việc các doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu thị trường càng trở nên quan trọng. Các doanh nghiệp nên tiến hành nghiên cứu thị trường theo trình tự sau:

 Xác định mục tiêu nghiên cứu thị trường.

 Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu thị trường.

 Xác định và lựa chọn các phương pháp nghiên cứu.

 Xây dựng kế hoạch nghiên cứu.

 Thực hiện, điều chỉnh kế hoạch và viết báo cáo. - Hoàn thiện chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp cần chọn những sản phẩm có thế mạnh, không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm theo nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng và nâng cao của xã hội. Khai thác có hiệu quả lợi thế của quốc gia trong lựa chọn sản phẩm kinh doanh, hiện đại hoá khâu thiết kế sản phẩm, lựa chọn hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trên thế giới phù hợp với doanh nghiệp để nâng cao chiến lược sản phẩm.

Doanh nghiệp cần quan tâm đến chiến lược thích ứng hoá sản phẩm nhằm thoả mãn đến mức cao nhất nhu cầu của thị trường. Trong chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp còn phải tính đến việc phát triển sản phẩm mới. Về nguyên tắc sản phẩm chỉ có thể tồn tại trên thị trường khi có nhu cầu về sản phẩm đó. Muốn sản phẩm tiêu thụ được, doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường đưa ra những sản phẩm mà người tiêu dùng ưa chuộng. Người tiêu dùng luôn đòi hỏi sản phẩm phải có thêm nhiều chức năng mới, hình dáng, mẫu mã đẹp hơn và thay đổi theo thị hiếu, mức thu nhập…Do đó, doanh nghiệp phải có sản phẩm mới để cung cấp, cũng như thường xuyên cải tiến sản phẩm cũ cho phù hợp với yêu cầu mới của người tiêu dùng. Để làm được các doanh nghiệp phải chi phí nhiều tiền của, thời gian và công sức để nắm bắt xu hướng thay đổi nhu cầu của thị trường. Công đoạn này thường được

gọi là giai đoạn thiết kế và nó cũng góp phần tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho doanh nghiệp. Ngày nay ở các nước đang phát triển như nước ta khả năng thiết kế còn thấp, các doanh nghiệp có thể mua, thuê bản quyền thiết kế của doanh nghiệp tiên tiến hơn theo các hình thức chuyển giao công nghệ hoặc gia công. Để góp phần nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm và doanh nghiệp.

- Hoàn thiện chiến lược phân phối và tổ chức mạng lưới bán hàng. Nhiệm vụ phát triển hệ thống kênh phân phối cần được xác lập và điều khiển bởi cấp quản lý cao nhất của doanh nghiệp. Kênh phân phối cần được đầu tư về vật chất, tiền bạc và nhân lực tương xứng với mục tiêu đề ra. Cần kiên quyết loại trừ những cách thức tổ chức và quản lý kênh phân phối quá lạc hậu và lỗi thời. Doanh nghiệp nên chọn kiểu kênh phân phối dọc (đây là kiểu tổ chức kênh phân phối rất hiệu quả và đang được áp dụng phổ biến), hệ thống kênh phân phối dọc được tổ chức như sau:

+ Trong kênh phân phối gồm nhiều thành viên khác nhau (nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ…) các thành viên liên kết với nhau thành một hệ thống nhất, chặt chẽ, bền vững không bị phá vỡ bởi bất kỳ xung lực nào từ môi trường bên ngoài.

+ Trong kênh phân phối phải có một tổ chức giữ vai trò là người chỉ huy kênh (thường là người sản xuất). Quản lý giữa các tổ chức hay thành viên kênh phải đảm bảo chặt chẽ đến mức tạo ra một sự lưu thông thông suốt của hàng hoá và các dòng chảy khác trong kênh từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng và ngược lại.

Để tạo lập được một hệ thống kênh phân phối dọc, các doanh nghiệp cần quan tâm đến một số hoạt động cụ thể sau:

Một là, cần đầu tư xứng đáng cho việc thiết kế hay xây dựng hệ thống

độ trung gian của kênh), chiều rộng (số lượng thành viên ở cùng một cấp độ của kênh), số lượng kênh được sử dụng và tỷ trọng hàng hoá được phân bổ vào mỗi kênh. Muốn vậy phải tiến hành phân tích toàn diện các yếu tố nội tại của doanh nghiệp, các yếu tố thuộc về trung gian phân phối, thị trường khách hàng và các yếu tố khác thuộc môi trường vĩ mô của kinh doanh.

Hai là, sau khi thiết kế được một cơ cấu kênh phân phối tối ưu, các

doanh nghiệp phải biến mô hình này thành hiện thực, nghĩa là phát triển mạng lưới phân phối và thực hiện các biện pháp để điều khiển quản lý nó. Trong quá trình phát triển mạng lưới, tuyển chọn, thu hút các thành viên kênh phân phối cũng như quá trình quản lý kênh phân phối, các doanh nghiệp không chỉ đơn thuần đầu tư tiền bạc mà phải có những kế sách khôn ngoan kiên trì, mềm dẻo, khai thác những khía cạnh văn hoá, thị trường.

Ba là, doanh nghiệp phải xử ký kịp thời có hiệu quả các mâu thuẫn

trong kênh phân phối, cần thường xuyên đánh giá hoạt động của các thành viên để có sự quản lý và điều chỉnh hệ thống kênh phân phối một cách kịp thời.

- Tăng cường công tác quảng cáo, xúc tiến thương mại và các loại dịch vụ để kích thích sức mua của thị trường.

Quảng cáo và tuyên truyền trong truyền tin và xúc tiến hỗn hợp phải hướng đồng thời tới 3 mục tiêu cơ bản là: thông tin, thuyết phục và gợi nhớ. Tư tưởng chủ đạo của các thông điệp đưa ra phải dựa vào nguồn gốc sản phẩm, gây chú ý đến điều gì đó của sản phẩm đối khách hàng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần quảng cáo uy tín doanh nghiệp và tính nổi trội của dịch vụ đi theo. Trong quá trình thực hiện chiến lược quảng cáo và tuyên truyền, doanh nghiệp cần phải tuân thủ những vấn đề sau:

Đó là phải xác định rõ đối tượng tác động mục tiêu là ai, là người mua

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)