Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 35)

2.1 Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

2.1.1 Một số thành tựu

Như chúng ta đã biết, đến năm 2007 nền kinh tế Việt Nam mới chính thức hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, nhưng thực chất nền kinh tế Việt Nam đã tham gia thị trường toàn cầu từ trước đó gần hai thập niên. Tiếp tục thực hiện lộ trình mở cửa, nền kinh tế Việt Nam đã và đang hội nhập một cách đầy đủ hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Để hội nhập vào nền kinh tế thế giới có hiệu quả thì doanh nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là một trong những yếu tố làm tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

Suốt trong thời gian qua, các doanh nghiệp Việt Nam đã đóng góp một thị phần lớn vào nền kinh tế của cả nước, các doanh nghiệp Việt Nam không ngừng lớn mạnh, năng lực cạnh tranh được cải thiện và đã đạt được các thành tựu cơ bản sau:

- Trong nông nghiệp: sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp

Việt Nam ngày càng cao trên trường quốc tế, nó được biểu hiện là các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam hiện nay có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đặc biệt là ở thị trường Hoa Kỳ, khu vực Đông Á và thị trường EU. Các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam được thị trường ưa thích, với lượng xuất khẩu sang các thị trường ngày càng tăng. Tiêu biểu như các sản phẩm: gạo, cafe, chè, hạt tiêu, rau quả…

Việt Nam là nước đứng thứ 2 thế giới về lượng gạo xuất khẩu, gạo xuất khẩu của Việt Nam chiếm 15,4% thị phần thế giới (Thái Lan là 27,4%; Mỹ là

11,4%; Trung Quốc là 11,2%; Ấn Độ là 10,2%; Pakistan là 8%; và các nước khác là 16,7%) [25].

Như vậy, Việt Nam chỉ đứng sau Thái Lan về lượng gạo xuất khẩu, đây là nỗ lực rất lớn của ngành nông nghiệp Việt Nam, trong đó phải kể đến vai trò quan trọng của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Lượng gạo xuất khẩu không ngừng tăng lên qua các thời kỳ, giai đoạn 1989 - 2008, Việt Nam xuất khẩu bình quân hàng năm trên 3 triệu tấn gạo sang 128 quốc gia. Kết thúc năm 2005, lượng gạo xuất khẩu đã lên đến 5,2 triệu tấn, mang về 1,39 tỉ USD; tăng 28% về lượng và 46% về giá trị so với năm 2004. Năm 2005 là năm xuất khẩu gạo Việt Nam đạt mức cao, phá kỉ lục năm 1999 (4,5 triệu tấn), giá gạo ổn định ở mức cao, đặc biệt Việt Nam đã rút ngắn khoảng cách về giá gạo so với Thái Lan, chỉ còn chênh lệch từ 4 – 5 USD/ tấn [6, 8-9].

Đặc biệt năm 2009, Việt Nam có một kỉ lục mới về sản lượng xuất khẩu gạo, đó là đã kí hợp đồng xuất khẩu được hơn 6,82 triệu tấn gạo lập kỉ lục mới về lượng gạo xuất khẩu [25].

Như vậy, thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam luôn xác lập những kỉ lục mới về lượng gạo xuất khẩu. Với thị trường toàn cầu, gạo Việt Nam ngày càng khẳng định được vị trí, giữ được giá xuất khẩu, loại gạo cấp trung bình có khả năng cạnh tranh cao. Trong thời gian tới, thị trường đang có nhiều dấu hiệu thuận lợi, nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước Châu Á, Châu Phi đang tiềm ẩn nhiều khả năng. Do đó, Việt Nam cần có hệ thống dự báo chính xác, nhạy bén; chỉnh đốn đội ngũ doanh nghiệp theo hướng chuyên nghiệp hơn.

Ngoài mặt hàng gạo xuất khẩu, thì các sản phẩm nông nghiệp khác như cafe, chè, cao su, rau quả, mía đường…cũng đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu cao, đem lại nguồn thu lớn cho đất nước.

- Xuất khẩu thuỷ sản

Trong thời gian qua, ngành thuỷ sản đã cùng các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp đã cố gắng thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại. Thông qua các hội chợ, triển lãm quốc tế và tổ chức các sự kiện thuỷ sản ở nước ngoài. Với những nỗ lực chung của toàn ngành, đến nay sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam đã có mặt tại 140 quốc gia và vùng lãnh thổ, tạo được uy tín vững chắc tại các thị trường.

Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản vượt mức 3 tỷ USD, các mặt hàng như cá Ba Sa, cá Tra, Tôm đông lạnh được tiêu thụ mạnh tại các thị trường EU, các thị trưòng mới ở Châu Á, Châu Mỹ. Trong đó EU trở thành thị trường xuất khẩu cá Tra, cá Ba Sa lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu đạt 312,44 triệu USD năm 2007. Tôm đông lạnh là mặt hàng xuất khẩu đứng đầu trong ngành thuỷ sản đạt 833,2 triệu USD (2007), ngoài ra còn xuất khẩu nhiều mặt hàng khác như là : cá Ngừ, động vật nhuyễn thể…[19, 26-27].

Như vậy, thuỷ sản cũng là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên trường quốc tế, và có khả năng cạnh tranh cao.

- Trong công nghiệp

Như chúng ta đã biết, khả năng xuất khẩu của sản phẩm là thước đo trực tiếp sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Làm tăng tính cạnh tranh của một sản phẩm là làm tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Trong những năm gần đây, sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá cao, xuất khẩu công nghiệp đạt trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của cả nước [16, 236], điều đó chứng tỏ khả năng cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp trên thị trường. Tiêu biểu như các sản phẩm: dệt may, da giày, hàng thủ công mĩ nghệ, dầu thô, sản phẩm cơ khí…

Đối với các sản phẩm da giày: nhờ đầu tư trang thiết bị hiện đại thường xuyên cải tiến mẫu mã, tăng năng suất lao động nên khả năng cạnh tranh trên thị trường tương đối cao. Thông tin từ hiệp hội da giày Việt Nam (Lefaso), tháng 3 năm 2010 xuất khẩu sản phẩm da giày của cả quý I năm 2010 lên đến 1,03 tỉ USD, tăng 10,1% so với cùng kì năm 2009, đứng thứ 3 trong nhóm hàng hoá có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD (chỉ sau ngành dệt may và dầu thô). Theo Lefaso (hiệp hội da giày Việt Nam), Liên minh châu Âu EU tiếp tục là thị trường nhập khẩu sản phẩm da giày của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2010, tiếp đến là các thị truờng Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada, Mexico…Hiện nay sản phẩm da giày của Việt Nam gồm giày thể thao, giày da và xăngdan được xuất khẩu sang 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới [24].

Bên cạnh sản phẩm da giày của Việt Nam còn nhiều sản phẩm khác như: dầu thô, dệt may …cũng đạt được nhiều thành tựu đáng kể.

Trong nhiều năm qua, hàng công nghiệp dệt may đã và đang thâm nhập vào thị trường thế giới, góp phần đáng kể vào sự phát triển của đất nước. Việt Nam có lợi thế trong ngành dệt may nhờ vào giá nhân công thấp và lực lượng lao động cần cù. Trong những năm qua ngành dệt may đã tận dụng tốt cơ hội mở cửa và hội nhập quốc tế, đầu tư và thu hút đầu tư nước ngoài, tăng năng lực sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu, duy trì được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu từ 20% – 30%/ năm, đưa Việt Nam vào top 10 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới. Kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2007 đạt 7,78 tỷ USD tăng trên 20% so với cùng kỳ năm 2006 [1, 16], dệt may được xếp vào một trong 10 nhóm ngành có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Hàng dệt may Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản…và đang có rất nhiều triển vọng.

Như vậy, hàng hoá Việt Nam đã thâm nhập và đứng vững tại một số thị trường lớn, nhất là các thị trường đầy tiềm năng như Hoa Kỳ, Nhật Bản,

EU…với kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên, chứng tỏ năng lực cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp Việt Nam không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế.

Một thành tựu nữa về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là: cơ cấu mặt hàng xuất khẩu đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, nhiều mặt hàng có mức tăng trưởng bình quân kim ngạch xuất khẩu cao hơn mức tăng trưởng chung là cafe, cao su, than đá, hàng thủ công mỹ nghệ. Đến hết năm 2008, đã có 12 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD gồm:

- Dầu thô đạt 10,4 tỷ USD - Dệt may đạt 9,1 tỷ USD - Giày dép đạt 4,8 tỷ USD - Thuỷ sản đạt 4,5 tỷ USD - Gạo đạt 2,3 tỷ USD

- Sản phẩm gỗ đạt 2,83 tỷ USD

- Điện tử và linh kịên máy tính đạt 2,68 tỷ USD - Sản phẩm cơ khí đạt 2,1 tỷ USD

- Cafe đạt 2,1 tỷ USD - Cao su đạt 1,6 tỷ USD - Than đá đạt 1,4 tỷ USD

- Dây điện và cáp điện đạt 1,05 tỷ USD

So với năm 2006 (9 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD) thì năm 2008 nước ta có thêm 3 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD đó là cao su, sản phẩm cơ khí, dây điện và cáp điện [4, 22]. Chứng tỏ khả năng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam không ngừng được nâng cao, đạt nhiều thành tựu to lớn.

2.1.2 Hạn chế

Bên cạnh một số thành tựu đã đạt được thì vẫn còn những hạn chế về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được xác định bằng năng lực tạo ra, duy trì hay ra tăng lợi nhuận, thị phần trên thị trường cạnh tranh với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp khác. Mặc dù Việt Nam đã đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế song năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của các doanh nghiệp và sản phẩm còn thấp so với các nước trong khu vực.

Xét về tiêu chí cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp như giá cả, chất lượng, tổ chức mạng lưới tiêu thụ và uy tín doanh nghiệp thì sức cạnh tranh của hàng Việt Nam cũng thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và thế giới. Nhiều sản phẩm được coi là có khả năng cạnh tranh cao như: gạo, cafe, dệt may, giày dép, thuỷ sản …đang có nguy cơ giảm sút. Trong nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực chưa có được mặt hàng có hàm lượng công ghệ cao, giá trị ra tăng lớn. Nhiều sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu khoáng sản, hoặc gia công, lắp ráp cho nước ngoài nên giá trị ra tăng thấp. Điều này làm hạn chế khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Theo báo cáo cạnh tranh toàn cầu năm 2010 của diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) thì năng lực cạnh tranh quốc gia và doanh nghiệp Việt Nam luôn có thứ hạng ở mức thấp, Việt Nam đứng thứ 59/139 nước tham gia xếp hạng. Danh mục các sản phẩm chưa có năng lực cạnh tranh hoặc năng lực cạnh tranh có điều kiện còn lớn. Nhiều doanh nghiệp nhà nước tồn tại được là nhờ có sự bảo hộ, trợ cấp của nhà nước, tỷ lệ doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ còn lớn.

Theo kết quả một cuộc điều tra của phòng thương mại và công nghệ Việt Nam về năng lực xuất khẩu và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, chỉ có 23,8% doanh nghiệp có hàng xuất khẩu,

13,7% doanh nghiệp có triển vọng xuất khẩu và 62,5% doanh nghiệp hoàn toàn chưa có khả năng tham gia vào thị trường. Tỷ lệ xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam còn rất thấp, chỉ chiếm 1,7% trong tổng lượng tổng hàng công nghiệp xuất khẩu, trong khi chỉ số này là 23,2% với Trung Quốc và 30,2% với Thái Lan.

Hàng hoá xuất khẩu Việt Nam phải cạnh tranh khốc liệt với hàng hóa cùng chủng loại của các nước Châu Á như các mặt hàng nông sản, thuỷ sản, dệt may…

Đối với các sản phẩm nông nghiệp: cơ cấu nông sản đơn điệu, chất lượng chưa cao, nên sức cạnh tranh của nông sản, thuỷ sản Việt Nam trên thị trường thế giới vẫn còn hạn chế. Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới, với kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên nhưng vẫn còn tồn tại những bất cập như: gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn chủ yếu là gạo trắng, trong khi đó nhu cầu của thị trường thế giới, nhất là Mỹ, Nhật Bản và EU lại cần gạo thơm , hạt dài, chất lượng cao; bất cập nữa là, sau nhiều năm xuất khẩu gạo nhưng đến nay Việt Nam vẫn chưa có thương hiệu mạnh nên bị thua thiệt trong cạnh tranh trên thị trường thế giới. Một số hợp đồng phải xuất khẩu qua nước thứ 3 nên thị trường vẫn chưa ổn. Thêm vào đó chủng loại gạo xuất khẩu còn đơn điệu, chỉ có gạo trắng và một số ít gạo thơm, không có gạo đồ, gạo hấp, gạo chất lượng cao 0% tấm.

Các mặt hàng như cafe, hạt tiêu, rau quả… chủ yếu xuất khẩu sản phẩm thô, chưa qua chế biến nên hiệu quả kinh tế thấp.

Đối với các sản phẩm công nghiệp Việt Nam sức cạnh tranh còn yếu, sản phẩm công nghiệp hầu hết là có hàm lượng công nghệ và tri thức chưa cao, giá trị ra tăng thấp. Phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc kiệt với hàng hoá và dịch vụ nước ngoài.

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế, được thể hiện rõ nhất trong việc các doanh nghiệp phải đối mặt với những vụ kiện bán phá giá của nước ngoài đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam không ngừng tăng lên. Theo thống kê từ năm 1994 – 2005, các doanh nghiệp Việt Nam đã phải đối phó với 25 vụ kiện chống bán phá giá của các nước. Điển hình là những vụ kiện chống bán phá giá của Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu liên quan đến mặt hàng cá da trơn, mặt hàng tôm, giày, mũ da…Riêng năm 2002 Việt Nam bị chịu 3 vụ kiện bán phá giá về đế dày của Canda, bật lửa ga của EU, và vụ kiện bán phá giá cá Tra và cá Ba Sa của Mỹ [25].

Như vậy, chúng ta thấy rõ ràng rằng các doanh nghiệp Việt Nam luôn phải đứng trước những thách thức không nhỏ khi tham gia vào thị trường thế giới với những “luật chơi” chung của quốc tế. Sức ép cạnh tranh trong thương mại quốc tế là một thách thức lớn, trong khi đó năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam luôn ở mức thấp. Vậy nguyên nhân tại đâu dẫn đến tình trạng trên.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)