Sao Thiên hà

Một phần của tài liệu ÔN LÍ THUYẾT VẬT LÍ 12 TOÀN TẬP (Trang 64)

1. Sao Sao là một khối khí nóng sáng, giống như Mặt Trời.

 Khối lượng các sao: khoảng từ 0,1 lần đến vài trục lần khối lượng Mặt Trời  Bán kính các sao:

- Khoảng 1/1000 lần bán kính Mặt Trời ở sao chắt.

- Khoảng gấp hàng nghìn lần bán kính Mặt Trời ở sao kềnh.

2. Các loại sao

a) Đa số các sao tồn tại trong trạng thái ổn định, có kích thước, nhiệt độ,...không đổi trong một thời gian dài. Ví dụ: Mặt Trời,... thời gian dài. Ví dụ: Mặt Trời,...

b) Các sao đặc biệt:

Sao biến quang là sao có độ sáng thay đổi. Gồm 2 loại: sao biến quang do che khuất, sao biến quang do nén dãn.

Sao mới là sao có độ sáng tăng đột ngột lên hàng ngàn, hàng vạn, hoặc hàng triệu lần(sao siêu mới), sau đó từ từ giảm.

Pun xa, sao nơtron là sao bức xạ năng lượng dưới dạng những xung sóng điện từ rất mạnh.

c) Lỗ đen và tinh vân:

Trong hệ thống vũ trụ, ngoài thiên thể còn có lỗ đen và tinh vân.

Lỗ đen: là một thiên thể được tiên đoán bởi lí thuyết, cũng được cấu tạo bởi các nơtron, có trường hấp dẫn lớn đến nỗi hút mọi vật thể, kể cả ánh sáng.

Tinh vân: có những “đám mây sáng”, gọi là tinh vân. Đó là các đám bụi khổng lồ được rọi sáng bởi các ngôi sao ở gần đó, hoặc là các đám khí bị iôn hoá được phóng ra từ một sao mới hay siêu sao mới.

3. Khái quát về sự tiến hoá của các sao

 Đám “mây” khí và bụi sao nguyên thuỷsao sáng  sao chắt trắng.

 Đám “mây” khí và bụi sao nguyên thuỷsao sáng  sao kềnh đỏ  sao nơtron hoặc lỗ đen.

4. Thiên hà: Hệ thống sao gồm nhiều loại sao và tinh vân gọi là thiên hà.

a) Các loại thiên hà:

- Thiên hà xoắn ốc - Thiên hà elip

- Thiên hà không định hình

Đường kính các thiên hà vào khoảng 100 000 năm áng sáng.

T i ế p s ứ c m ù a t h i 2 0 1 1 65

Thiên Hà của chúng ta: là loại Thiên Hà xoắn ốc, đường kính khoảng 100 nghìn năm ánh sáng, khối lượng khoảng 150 tỉ lần khối lượng Mặt Trời

Ngân hà: là hình chiếu của Thiên Hà trên vòm trời.

c) Nhóm thiên hà. Siêu nhóm thiên hà:

Vũ trụ có hàng trăm tỉ Thiên Hà, các Thiên Hà có xu hướng hợp lại với nhau thành nhóm Thiên Hà.

5. Các quaza (quasar)

Năm 1960, người ta phát hiện ra một loại cấu trúc mới, nằm ngoài thiên hà, phát xạ mạnh một cách bất thường các sóng vô tuyến và tia X  gọi là các quaza.

 Vậy: quaza không phải là thành viên của thiên hà.

Một phần của tài liệu ÔN LÍ THUYẾT VẬT LÍ 12 TOÀN TẬP (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)