Một số khuyến nghị đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu của tổng công ty công nghiệp xi măng việt nam (VICEM) (Trang 28)

- Hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách và các chương trình hành động về thương hiệu.

Cần có một chính sách, chủ trƣơng nhất quán của Nhà nƣớc trong trợ giúp phát triển thƣơng hiệu doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Không chỉ là một Chƣơng trình Thƣơng hiệu Quốc gia, mà Nhà Nƣớc cần xây dựng các chính sách, chƣơng trình hành động lâu dài và chặt chẽ để trợ giúp xây dựng thƣơng hiệu mạnh cho các ngành chủ lực của địa phƣơng, tạo cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ tiếp cận và đƣợc hƣởng lợi. Đồng thời, đơn giản hóa các thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ, tăng cƣờng bồi dƣỡng nâng cao năng lực cho các cán bộ Sở Khoa học Công nghệ để có thể tƣ vấn, hƣớng dẫn thủ tục cho doanh nghiệp thực hiện đăng ký nhanh chóng và hợp lệ. Song song đó, tổ chức các buổi họp mặt, trao đổi ý kiến về các luật, văn bản dƣới luật đối với luật sở hữu trí tuệ để có những cách áp dụng phù hợp hơn với tình hình thực tế.

- Tổ chức các kênh thông tin hiệu quả đến doanh nghiệp

Nguồn thông tin từ các cơ quan chức năng đến các doanh nghiệp là vô cùng cần thiết và quan trọng để giúp doanh nghiệp nắm bắt kịp thời về pháp luật, những qui định mới của các tổ chức, chính phủ, những biến động trên thị trƣờng... Tuy nhiên,

ở Việt Nam, kênh thông tin này hoạt động chƣa hiệu quả. Đặc biệt những thông tin về xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu càng chẳng bao giờ đƣợc đề cập đến cho đến tận khi hàng loạt nhãn hiệu nổi tiếng của Việt Nam bị xâm phạm. Trƣớc đó, chƣa bao giờ các doanh nghiệp đƣợc khuyến cáo về việc cần phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở thị trƣờng nƣớc ngoài để tránh nguy cơ bị đánh cắp. Vì vậy mà các thông tin về thủ tục, quy trình đăng ký nhãn hiệu theo pháp luật của các nƣớc, theo những công ƣớc về nhãn hiệu mà Việt Nam đã tham gia càng không bao giờ đƣợc cung cấp cho các doanh nghiệp. Điều gì đến đã phải đến. Những thiệt thòi, mất mát trong thời gian qua là bài học đắt giá cho chúng ta. Đến tận bây giờ, vấn đề cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp vẫn chƣa đƣợc thực hiện một cách đúng mức và hiệu quả.

Cụ thể, chúng ta cần tăng cƣờng việc thành lập những sàn giao dịch điện tử để trƣng bày, giới thiệu sản phẩm trên mạng Internet nhƣ trang web vừa đƣợc hoàn thiện năm 2003 đó là: www.thuonghieuviet.com. Đây sẽ là đầu mối cung cấp thông tin về thị trƣờng, doanh nghiệp, sản phẩm và là nơi hỗ trợ giao dịch trực tuyến qua đó doang nghiệp và mọi tầng lớp nhân dân đều có thể cập nhật các thông tin liên quan đến nhãn hiệu trên thị trƣờng Việt Nam nhƣ những khái niệm cơ bản nhất về thƣơng hiệu các thủ tục đăng ký nhãn hiệu ra các nƣớc và khu vực trên thế giới, cập nhật hàng tuần những nhãn hiệu mới đƣợc đăng ký, hỏi đáp thông tin liên quan đến nhãn hiệu… Mặt khác, đây cũng là kênh thông tin giúp các doang nghiệp tìm kiếm đối tác trong và ngoài nƣớc bởi khi tham gia vào trang web này, các doanh nghiệp không những có thể quảng bá tuyên truyền về nhãn hiệu của mình mà còn cung cấp các thông tin cần thiết nhƣ thông tin về sản phẩm, chất lƣợng, năng lực xuất khẩu, khả năng cung cấp hàng, thời gian giao hàng… Đặc biệt các thành viên phải cung cấp đầy đủ các thông tin thị trƣờng, gía cả, chính sách pháp luật. Để sàn giao dịch điện tử hoạt động hiệu quả, các cơ quan chức năng cũng cần tổ chức tuyên truyền, giới thiệu về sàn giao dịch này trên hệ thống xúc tiến thƣơng mại quốc tế.

Hàng năm, Cục Sở hữu công nghiệp nên có bản thông báo tƣơng tự nhƣ niên giám để công bố tất cả những nhãn hiệu, kiểu dáng, mẫu mã đăng ký trong năm đó. Vậy, nên chăng là quảng bá các nhãn hiệu rộng rãi đến tận các doanh nghiệp thì mới

thực sự phát huy đƣợc tác dụng vì nhiều khi doanh nghiệp muốn biết về các nhãn hiệu đã đăng ký trƣớc khi đăng ký nhãn hiệu của mình để tránh trùng lặp cũng không biết lấy thông tin ở đâu.

Một việc cấp thiết nữa phải làm là Nhà nƣớc đầu tƣ và mời chuyên gia tổ chức ngay những đợt tập huấn rộng rãi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu về pháp luật sở hữu công nghiệp, về xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc.

- Nâng cao trình độ của các cán bộ cơ quan chức năng

Trình độ của các cán bộ cơ quan thực thi cũng là một nguyên nhân chủ yếu khiến việc thực thi quyền sở hữu công nghiệp nói chung, sở hữu nhãn hiệu hàng hóa nói riêng kém hiệu quả. Chính vì thế, yêu cầu đặt ra là làm sao để nâng cao trình độ cũng nhƣ đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ trong các cơ quan chức năng.

Nhà nƣớc cần tuyển dụng những cán bộ có trình độ chuyên môn cao, đề ra những tiêu chuẩn mà các cán bộ phải đáp ứng tƣơng đƣơng với vị trí, nhiệm vụ của họ. Sau đó, phải thƣờng xuyên bồi dƣỡng nâng cao trình độ của các cán bộ này bằng cách tổ chức các lớp bồi dƣỡng nâng cao nghiệp vụ.

Yếu tố đạo đức nghề nghiệp cũng cần đƣợc quan tâm. Ngoài việc trau dồi nghiệp vụ, Nhà nƣớc cũng cần quan tâm đến đời sống của các cán bộ, có chế độ thƣởng phạt thích đáng, một mặt để răn đe từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ trong công việc, tránh tình trạng tham ô, móc nối với kẻ làm hàng giả, hàng nhái, một mặt khuyến khích tinh thần họ để họ có thể tâm huyết với nghề hơn.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu của tổng công ty công nghiệp xi măng việt nam (VICEM) (Trang 28)