IV. Thực trạng, nguyên nhân đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
1. So sánh FPI và FD
30631,4Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh
1694,8Thụy Sĩ Thụy Sĩ 1902,5 Autralia 2200,1 Sip 2281,1 Liên Bang Nga
2397,5CHDC Trung Hoa CHDC Trung Hoa 2754,4 Anh 3199,9 Hà Lan 3250,5 Samoa 3320,6 Pháp 4560,5 Brunei 4924,2 Canada 6212,3 Thái Lan 6371,1 Quần đảo Cây vaen
8269,6Hồng Kông Hồng Kông
14832,1Hoa Kỳ Hoa Kỳ
14932,0Quần đảo Vigin thuộc Quần đảo Vigin thuộc
Anh 17734,9 Nhật Bản 17790,3 Singapore 18174,3 Malaysia 18327,3 Hàn Quốc 22365,0 Đài Loan
- Chủ trương thu hút vốn FDI kịp thời và đúng đắn đã đưa lại những kết quả khả quan. Từ đó góp phần giúp chúng ta cải thiện tình hình về nhu cầu vốn trong nước, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực trong nước, tạo ra thể và lực mới cho phát triển kinh tế. Tỷ trọng vốn FDI trong tổng vốn đầu tư của toàn xã hội tăng nhanh qua các năm đang đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và là nguồn bù đắp quan trọng cho thâm hụt cán cân vãng lai, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.
- Tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa VN trên thị trường quốc tế, thay thế hàng nhập khẩu, đẩy nhanh quá trình cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH.
- Tác động mạnh đến hoạt động sản xuất, mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại
- Khai thác tốt tiềm năng lao động, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao mức sống cho người lao động, nâng cao trình độ quản lý điều hành doanh nghiệp.
- Tác động lớn đến quá trình chuyển giao công nghệ, đổi mới công nghệ và thiết bị
2.2.Nguyên nhân tồn tại trong việc thu hút FDI
- Tư duy kinh tế chậm đổi mới. Chưa tạo lập đồng bộ các loại thị trường theo nguyên tắc thị trường. Trong một số vấn đề ở nhiều Bộ, ngành và địa phương vẫn còn phân biết rất khác nhau giữa đầu tư trong nước và ĐTNN. Điều đó thể hiện ở khâu quy hoạch sản phẩm, phân bổ nguồn lực phát triển kinh tế (lao động, đất đai, vốn,...) cũng chưa thực sự cho phép ĐTNN tham gia. Việc xử lý tranh chấp kinh tế giữa các bên cũng thiên về bảo vệ quyền lợi cho phía VN.
- Hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư tuy đã được sửa đối, bổ sung nhưng vẫn chưa đồng bộ, thiếu nhất quán.
- Môi trường đầu tư – kinh doanh nước ta tuy được cải thiện nhưng vẫn còn chậm hơn so với các nước trong khu vực, trong khi cạnh tranh thu hút vốn ĐTNN tiếp tục diễn ra ngày càng gay gắt.
- Định hướng chiến lược thu hút vốn ĐTNN hướng chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu nhưng sự phối hợp giữa các DN ĐTNN với DN trong nước còn yếu nên giá trị gia tăng trong một số sản phẩm còn thấp.
- Công tác quy hoạch còn có những bất hợp lý, nặng hướng bảo hộ hàng sản xuất trong nước, chưa kịp thời điều chỉnh theo các cam kết quốc tế.
- Nước ta có xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, quy mô nền kinh tế nhỏ bé, kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội yếu kém, công nghiệp bổ trợ chưa phát triển, trình độ công nghệ và năng suất lao động chưa cao, chi phí sản xuất lớn.
- Tổ chức bộ máy hành chính chưa đáp ứng nhu cầu phát triển trong tình hình mới. Năng lực của một bộ phận cán bộ, công chức làm công tác kinh tế đối ngoại còn hạn chế về chuyên môn, ngoại ngữ, không loại trừ một số yếu kém về phẩm chất, đạo đức gây phiền hà cho DN, làm ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư – kinh doanh.