b. Phương pháp so sánh
4.3. Các chỉ tiêu phân tích
Trong hoạt động kinh doanh người ta thường sử dụng các chỉ tiêu chi phí để đánh giá việc sử dụng quản lý các chi phí cũng như hạch toán chi phí cho thuận lợi. Đặc biệt trong phân tích choạt động kinh doanh sử dụng nhiều chỉ tiêu chi phí khác nhau nhằm đánh giá đầy đủ và chính xác chi phí hoạt động của doanh nghiệp.
Tổng chi phí: là chỉ tiêu tuyệt đối nói lên quy mô của chi phí. Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ chi phí phát sinh có liên quan đến sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp (hoặc một bộ phận, một loại sản phẩm của doanh nghiệp).
Tỷ suất chi phí: đây là chỉ tiêu tương đối nói lên trình độ tổ chức hoạt động kinh doanh, chất lượng quản lý chi phí. Nhìn chung doanh nghiệp nào có tỷ suất chi phí thấp có thể sơ bộ kết luận doanh nghiệp đó kinh doanh có hiệu quả. Tỷ suất chi phí thấp đưa đến lợi nhuận cao và từ đó tạo điều kiện để lợi nhuận càng nhiều.
P = M T
* 100
Trong đó: P : Tỷ suất chi phí
T : Tổng chi phí
Tỷ suất chi phí được coi là một chỉ tiêu chất lượng, tỷ suất chi phí của sản phẩm nào thấp, của bộ phận nào thấp thì doanh nghiệp cần đẩy mạnh chất lượng sản xuất kinh doanh ở những sản phẩm, bộ phận đó thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ được nâng cao.
Tỷ trọng chi phí: là chỉ tiêu tương đối phản ánh chi phí đó chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng phí.
Pi = Tit t
*100
Trong đó Pi : Tỷ trọng chi phí của khoản mục i
ti :Chi phí của khoản mục i
Tỷ trọng chi phí của từng sản phẩm giúp chúng ta so sánh với tỷ trọng doanh thu, tỷ trọng lợi nhuận của từng mặt hàng trong tổng số chung để tìm ra những mặt hàng thuận lợi mở rộng sản xuất kinh doanh và nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Một số chỉ tiêu khác
Mức tăng giảm tỷ suất chi phí Δ
P = P1 - P0
Tốc độ tăng giảm của tỷ suất chi phí
Tm = 1
P ΔP
* 100
Do đặc thù của hoạt động kinh doanh bảo hiểm là thu phí trước, bồi thường và chi trả bảo hiểm sau nên số phí thu được thực chất là tiền của khách hàng chứ không phải của DNBH, bởi vậy DNBH phải sử dụng thế nào cho có hiệu quả. Mục tiêu của ngành kinh doanh bảo hiểm nói chung và mỗi DNBH nói riêng là khắc phục rủi ro, ổn định cuộc sống và sản xuất cho khách hàng từ đó góp phần ổn định xã hội. Bởi vậy số tiền bảo hiểm thu được sử dụng hiệu quả thì DNBH cũng như ngành bảo hiểm cũng sẽ không thực hiện được mục
tiêu này. Căn cứ vào mục đích sử dụng phí của các doanh nghiệp có thể xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng phí như sau:
Hiệu quả bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm
=
Chỉ tiêu này nói lên một đồng phí bảo hiểm trong kỳ nhà bảo hiểm đã tiến hành bồi thường bao nhiêu đồng cho khách hàng từ đó ổn định cuộc sống cho họ.
Hiệu quả đầu tư trở lại nền kinh tế
=
Chỉ tiêu này nói lên một đồng phí bảo hiểm thu được trong kỳ nhà bảo hiểm đã đầu tư lại nền kinh tế - xã hội được bao nhiêu đồng.
Hiệu quả thu nộp ngân sách
=
Chỉ tiêu này cho thấy cứ một đồng phí bảo hiểm thu được trong kỳ thì nhà bảo hiểm thu nộp ngân sách bao nhiêu đồng.
Hiệu quả sử dụng chi phí bán hàng
=
Tỷ số này cho biết cứ một đồng phí bảo hiểm thu được trong kỳ thì nhà bảo hiểm phải sử dụng bao nhiêu đồng để chi bán hàng.
Hiệu quả giám định và đề phòng hạn chế tổn thất
Tổng số tiền bồi thường (chi trả) trong kỳ Doanh thu phí bảo hiểm trong kỳ
Giá trị đầu tư trở lại nền kinh tế trong kỳ Doanh thu phí bảo hiểm trong kỳ
Tổng số tiền thu nộp ngân sách trong kỳ Doanh thu phí bảo hiểm trong kỳ
Tổng chi phí bán hàng Doanh thu phí bảo hiểm trong kỳ
=
Chỉ tiêu này cho thấy cứ một đồng phí bảo hiểm thu được trong kỳ thì nhà bảo hiểm sử dụng bao nhiêu đồng để chi cho công tác giám định, đề phòng hạn chế tổn thất.
Hiệu quả sử dụng phí để tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp bảo hiểm
=
Chỉ tiêu này cho thấy cứ một đồng phí bảo hiểm thu được trong kỳ thì nhà bảo hiểm tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Hiệu quả xã hội
=
Chỉ tiêu này cho thấy cứ một đồng phí bảo hiểm thu được trong kỳ đã góp phần ổn định cuộc sống cho bao nhiêu người.
Ngoài các chỉ số áp dụng cho các doanh nghiệp nói chung, đánh giá về sự vững mạnh về tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm còn cần xem xét một số chỉ tiêu riêng cho kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm nhân thọ như sau:
Tỷ lệ phí giữ lại
Tỷ lệ này càng lớn thể hiện khả
năng tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm càng cao. Ngoài ra, phần giữ lại mức trách nhiệm của các doanh nghiệp bảo hiểm cao còn góp phần tăng nguồn dự trữ ngoại tệ cho đất nước.
Chi phí giám định, đề phòng hạn chế tổn thất Doanh thu phí bảo hiểm trong kỳ
Lợi nhuận trong kỳ
Doanh thu phí bảo hiểm trong kỳ
Tổng số khách hàng được chi trả bồi thường trong kỳ Doanh thu phí bảo hiểm trong kỳ
Tổng phí bảo hiểm – phí nhượng tái bảo hiểm Tổng phí bảo hiểm
Tỷ lệ chi quản lý
* 100
Tỷ lệ này cho biết để khai thác một đồng doanh thu phí, thì doanh nghiệp bảo hiểm phải mất bao nhiêu đồng chi phí, từ đó để có biện pháp tiết kiệm chi phí.
Tỷ lệ hoa hồng
* 100
Tỷ lệ này cho biết để khai thác được một đồng doanh thu thì doanh nghiệp bảo hiểm phải chi bao nhiêu đồng hoa hồng.
Tỷ lệ chi bồi thường
*100
Tỷ lệ bồi thường
*100
Tỷ lệ duy trì hợp đồng của các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ