Khởi động SCIG với Softstarter

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp tìm hiểu năng lượng gió và khai thác năng lượng gió tại việt nam (Trang 49)

Khi tốc độ gió cao hơn tốc độ gió ngưỡng cắt dưới của hệ thống, góc pitch của cánh quạt gió được thay đổi một lượng nhỏ và một lượng nhỏ của momen được tạo ra để gia tốc cho Tua-bin và máy phát điện, mặc dù máy phát quay trong suốt quá trình gia tốc nhưng không có điện áp Stato được cảm ứng vì thiếu dòng từ hoá để tạo ra từ thông, cái mà rất cần để tạo ra điện áp Stato máy phát. Khi tốc độ Roto gần sát với tốc độ đồng bộ thì máy phát được kết nối tới lưới bởi công tắc chính (Main Switch). Ngay cùng một thời điểm đó, bộ khởi động mềm (Soft starter) được kích hoạt với một góc kích cụ thể, khi đó một lượng điện áp rất thấp được tạo ra và một dòng điện nhỏ bắt đầu chạy qua Stato. Sau đó góc kích được giảm từ giá trị cụ thể xuống 0 độ, khi đó điện áp lưới được áp vào máy phát. So với sự kết nối trực tiếp tới lưới thì việc sử dụng bộ khởi động mềm giúp giảm dòng đỉnh khi khởi động xuống một lượng đáng kể mà lý do chính là sự tăng điện áp Stato một cách từ từ. Khi dòng đỉnh giảm thì momen dao động thực sự được loại bỏ, giúp giảm được tác động cơ học xấu đến bộ truyền động, tăng tuổi thọ hệ thống và giảm chi phí bảo trì. Tại thời điểm đạt được tốc độ đồng bộ thì bộ phận đóng ngắt Bypass Switch được đóng lại và hệ thống được khởi động hoàn tất, hệ thống bắt đầu thu năng lượng tư gió. Để tạo được công suất từ gió thì góc pitch cánh quạt được điều chỉnh từ vị trí khởi động tới vị trí tối ưu. Khi đó hệ thống hoạt động ở trạng thái ổn định và phát công suất vào lưới.

40

Hình 4.6: Gía trị dòng đỉnh khi khởi động SCIG khi kết nối lưới gián tiếp thông qua bộ khởi động mềm.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp tìm hiểu năng lượng gió và khai thác năng lượng gió tại việt nam (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)