Hướng phát triển: nông trường gió và bộ bù tĩnh

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp tìm hiểu năng lượng gió và khai thác năng lượng gió tại việt nam (Trang 96)

f. Ưu và nhược điểm của DFIG

5.3Hướng phát triển: nông trường gió và bộ bù tĩnh

Năng lượng phát ra cũng như công suất phản kháng tiêu thụ của nông trường gió phụ thuộc vào tốc độ gió, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đối với lưới điện. Việc bù công suất phản khảng cho cả nông trường là yêu cầu cấp thiết để cải thiện hệ số công suất và tránh quá tải đường dây. Tuy nhiên, thiết bị bù truyền thống là tụ điện với độ đáp ứng chậm và nhảy cấp (khi thêm hay bớt tụ) dung lượng bù không đáp ứng nhu cầu công suất phản kháng các Tua-bin gió kịp thời. Mặc khác, việc lắp mỗi Tua- bin gió một thiết bị bù cũng gây tốn kém. Do đó, việc trang bị cho nông trường gió bộ bù tĩnh SVC với độ đáp ứng nhanh và linh hoạt, góp phần ổn định hệ số công suất cả nông trường và tiết kiệm chi phí.

Bộ bù tĩnh là thiết bị mắc song song với nông trường, nó có thể phát hoặc tiêu thụ công suất phản kháng cho nông trường gió một cách linh hoạt nhờ vào thiết bị điện tử công suất. Khi điện áp hệ thống thấp bộ bù tĩnh phát công suất phản kháng, khi điện áp cao nó tiêu thụ công suất phản kháng.

87

Độ sụt áp lúc chưa bù là:

∆𝑉 = 𝑅𝑃𝐿 + 𝑋𝑄𝐿 𝑉 (𝑣) Trong đó:

 R – điện trở đường dây (Ω)

 X – điện cảm đường dây (Ω)

 PL – công suất thực nông trường (W)

 QL – công suất phảng kháng nông trường (VA)

 V – điện áp lưới (V)

Sau khi bù điện áp, độ sụt áp là:

∆𝑉 =𝑅𝑃𝐿 + 𝑋(𝑄𝐿 − 𝑄𝑆𝑉𝐶) 𝑉 (𝑣)

QSVC – dung lượng bộ SVC bù (VA)

Dung lượng bù để nâng hệ số công suất từ cosφ1 lên cosφ2 được xác định: QSVC = P(tgφ1 – tgφ2) (VA)

88

Tiếng việt:

[1] Nguyễn Ngọc. Điện gió. 2012.

[2] TS Nguyễn Thế Việt. Điện bằng sức gió – Kho báu đang chờ. 2009.

[3] Giáo trình Đại học Công nghiệp Tp Hcm. Máy Điện.

[4] Bùi Tấn Lợi. Máy Điện I. Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, 2005.

Tiếng Anh:

[5] Bin Wu, Yongqiang Lang, Navid Zargari, Samir Kouro. Power Conversion and

Control of Wind Energy Systems. 2011.

[6] M.Samorani. The Wind Farm Layout Optimization Problem. 2010.

[7] Wind power engineering – UK, 2010.

[8] Erich Hau. Wind Turbines. 2008.

[9] Junji Tamura, Chapter 2. Calculation Method of Losses and Efficiency of

Wind Generators. 𝐖𝐞𝐛: [10] www.labvolt.com [11] www.rpc.com.au [12] www.Vesta.com [13] www.windturbinewarehouse.com [14] www.survivingthesheep.com

89

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài luận văn này, em xin gửi lời cảm ơn Ban giám hiệu, Thầy, Cô khoa Điện trường Đại Học Công Nghiệp Tp.HCM đã tận tình dạy dỗ, dìu dắt em suốt bốn năm đại học! (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Em xin chân thành cảm ơn Giảng viên - Thạc sỹ Võ Tấn Lộc, người Thầy tận

tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên em hoàn thành bài luận văn này!

Tôi cảm ơn bạn Hà Duy Mạnh lớp ĐHĐI7A, Võ Trần Nhật Tâm lớp ĐHĐI7C đã góp ý trong suốt quá trình viết luận văn!

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình tôi đã tạo điều kiện về tinh thần, vật chất, thời gian để tôi học tập và viết luận văn!

Mặc dù đã cố gắng hết mình, nhưng do khả năng và kiến thức của bản thân còn có hạn nên không thể tránh khỏi sai sót trong quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp này; em kính mong quý Thầy, Cô chỉ dẫn và giúp đỡ để bài khoá luận hoàn chỉnh hơn và để kiến thức của em ngày một hoàn thiện hơn!

Tp.HCM, Ngày Tháng Năm 2015 Sinh viên:

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp tìm hiểu năng lượng gió và khai thác năng lượng gió tại việt nam (Trang 96)