Nguyên lý hoạt động cấu trúc hệ cảm biến như sau

Một phần của tài liệu luận văn nghiên cứu, thiết kế và chế tạo mạch ứng dụng cho hệ thống cảm biến của robot di động (Trang 39)

Các tín hiệu đo được đưa vào các cảm biến (sensor 1, sensor 2..) để biến đổi thành tín hiệu điện sau đó đưa qua các bộ chuẩn hóa để chuẩn hóa tín hiệu thành dòng và áp.

Bộ dồn kênh (MUX) làm nhiệm vụ chuyển các tín hiệu điện theo chương trình định trước đến ADC, biến đổi tín hiệu tương tự sang tín hiệu số và đưa qua bộ xử lý MCU, và nó điều khiển ADC và MUX làm việc theo chương trình. Các thông số cảm biến sẽ được hiển thị trên LCD.

Dựa vào cấu trúc chung hệ cảm biến nên ta có thể tạo ra sơ đồ khối cho hệ cảm biến cho mô hình robot cần chế tạo

 Trong đó

 MCU : chính là vi điều khiển 18F4520.

 Các cảm biến cho robot.

 Màn hiển thị LCD.

Chương III

Thiết kế mô hình hệ cảm biến trên robot di động

3.1. Thiết kế mô hình hệ cảm biến cho robot di động trên Solid Work 2008

Robot di động là một cơ cấu kết hợp giữa cơ khí và điện tử. Để có thể hiểu rõ được cấu trúc hệ cảm biến trên Robot dạng ba bánh, ngoài lý thuyết tìm hiểu các dạng cảm biến cơ bản có trong Robot. Điều quan trọng là có thể xây dựng được hình dạng thực tế của hệ cảm biến được đặt trên robot di động.

Solidwork 2008 là một phần mềm mạnh về thiết kế các mô hình cơ khí, vận dụng phần mềm emđã thiết kế và xây dựng một mô hình hệ cảm biến trên robot di động. Qua đó giúp chúng ta có thể hình dung rõ hơn về vị trí, phương pháp chọn góc đặt cảm biến trong Robot di động.

Một phần của tài liệu luận văn nghiên cứu, thiết kế và chế tạo mạch ứng dụng cho hệ thống cảm biến của robot di động (Trang 39)