ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu

Một phần của tài liệu Khảo sát giá thuốc bảo hiểm y tế tại một số cơ sở khám chữa bệnh ở việt nam (Trang 26)

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN c ứ u CỦA ĐỂ TÀI

- Các thuốc được lựa chọn để tiến hành khảo sát:

+ Ở Việt Nam, với nhiều công ty nước ngoài đang hoạt động đặc biệt là các công ty đa quốc gia nắm quyền sở hữu trí tuệ của nhiều thuốc mới, thuốc chuyên khoa và biệt dược, có xu hướng độc quyền liên kết với nhau hình thành những nhà phân phối chuyên nghiệp làm chủ sở hữu số đăng ký, chủ sở hữu phân phối mặt hàng dược phẩm và chủ sở hữu giá thuốc. Hiện có 2 công ty lớn nhất phân phối thuốc vào thị trường Việt Nam là Zuellig và Diethelm. Zuellig đại diện cho 25 công ty nước ngoài: Abbot, Bayer, GSK, Organon, Novatis, Pfizer, Servier...Còn Diethelm đại diện cho 21 công ty nước ngoài: Roche, Boehringer, BMS, Servier...Hai công ty này có hệ thống phân phối khá hoàn chỉnh và đồng bộ. Theo quy định của BYT, không cho phép các công ty nước ngoài trực tiếp phân phối thuốc vào thị trường Việt Nam mà phải thông qua một công ty dược phẩm trong nước có chức năng xuất nhập khẩu. Nhưng trên thực tế thì việc phân phối đều do các doanh nghiệp nước ngoài trực tiếp thực hiện. Chính do hoạt động trong vị thế độc quyền nên họ hoàn toàn chủ động trong việc ấn định giá. Đề tài khảo sát nhóm các thuốc BHYT được phân phối bởi 2 công ty phân phối độc quyền lớn nhất là Zuellig-phân phối qua CTDLTW 2 gọi tắt là nhóm thuốc do công ty Zuellig phân phối và Diethelm phân phối qua công ty HAPHACO tại miền Bắc và VIMEDIMEX 2 tại miền Nam gọi tắt là nhóm thuốc do công ty Diethelm phân phối.

+ Và nhóm các thuốc BHYT không phân phối qua 2 công ty này gọi tắt là nhóm thuốc không do Zuellig, Diethelm phân phối để tìm hiểu đặc điểm riêng biệt của những nhóm thuốc này.

Lựa chọn các biệt dược có sự trùng lặp giữa các cơ sở KCB trong đó các thuốc có cùng dạng bào chế, hàm lượng và hãng sản xuất và được sản xuất tại cùng một nước.

- Các bệnh viện được lựa chọn để tiến hành khảo sát:

Trên cơ sở sự phân tuyến và quy mô bệnh viện đề tài lựa chọn các bệnh viện khảo sát sau:

PHẦN 2

+ Tại Hà Nội: tổ chức cung ứng thuốc tại các cơ sở KCB theo phương thức đấu thầu, lựa chọn 4 bệnh viện khảo sát: Bệnh viện Bạch Mai, Hữu Nghị Việt Xô, Việt Đức là các bệnh viện tuyến Trung ương hạng lvà bệnh viện Đống Đa: là bệnh viện tuyến tỉnh hạng 2.

+ Tại TP Hồ Chí Minh: tổ chức cung ứng thuốc tại các cơ sở KCB theo phương thức chào hàng cạnh tranh, lựa chọn 4 bệnh viện với cơ sở tương ứng các bệnh viện được lựa chọn tại Hà Nội: bệnh viện Chợ Rẫy, Thống Nhất, Nguyễn Tri Phương: là bệnh viện tuyến trung ương hạng 1, bệnh viện Thủ Đức: là bệnh viện tuyến tỉnh hạng 2.

- Giá thuốc lựa chọn để khảo sát:

+ Giá thuốc BHYT của nhóm đối tượng lựa chọn.

+ Giá bán cho cơ sở bán lẻ của công ty Zuellig, Diethelm tại thời điểm khảo sát.

+Giá thuốc BHYT sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu. +Giá nhập khẩu (giá CIF) của các thuốc khảo sát.

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u

2.2.1. Phương pháp hồi cứu

- Hồi cứu giá thuốc BHYT tại các cơ sở KCB khảo sát căn cứ vào Bảng kê khai giá thuốc BHYT thanh toán của các cơ sở KCB tại BHXH Việt Nam vào quý III,IV/2005.

- Tiến hành so sánh giá thuốc BHYT giữa các cơ sở KCB theo 2 nhóm như trên. Hồi cứu giá bán cho các cơ sở bán lẻ của 2 công ty Zuellig, Diethelm tại các nhà thuốc, hiệu thuốc sơ bộ so sánh với giá thuốc BHYT tại các cơ sở KCB.

+ Tính khoảng chênh lệch giá thuốc BHYT giữa các cơ sở KCB và khoảng chênh lệch so với giá phân phối cho cơ sở bán lẻ. Khoảng chênh lệch lớn nhất của một thuốc từ bệnh viện có giá thấp nhất đến bệnh viện có giá cao nhất và khoảng chênh lệch từ bệnh viện có mức giá cao nhất so với giá bán cho cơ sở bán lẻ của 2 công ty Zuellig và Diethelm.

- Khảo sát giá thuốc BHYT sản xuất trong nước với một số biệt dược ngoại nhập được sử dụng phổ biến tại các bệnh viện.

+ Khảo sát tỷ lệ thuốc BHYT trong nước được sử dụng tại các bệnh viện khảo sát.

+ Lựa chọn một số hoạt chất được sử dụng phổ, so sánh giá thuốc BHYT generic hoặc biệt dược được sản xuất trong nước với một số biệt dược nhập khẩu.

- Hồi cứu giá nhập khẩu (giá CIF) theo thông báo của Tạp chí “Thông tin thương mại”, tính khoảng chênh lệch về giá từ khâu nhập khẩu đến khi thuốc được cung ứng trong các cơ sở KCB. Các công ty khi mua hàng với giá CIF phải tính tới thuế nhập khẩu và phí nhập khẩu. Phí nhập khẩu « 2% CIF

+ Với nhóm thuốc tiêu hoá: thì thuế nhập khẩu là 5%. Chênh lệch từ giá CIF tới giá thuốc BHYT được tính như sau:

Chênh lệch giá thuốc BHYT so với giá nhập khẩu = (GTBHYT - CIF - 2%CIF - 5%CIF) % = (GTBHYT - 1,07CIF)/1,07CIF X 100

Đây chính là phần mà các công ty cung ứng thuốc vào bệnh viện nhận được, bao gồm tất cả các chi phí trong đó

+ Với những nhóm thuốc còn lại, biểu thuế nhập khẩu là 0%. Chênh lệch từ giá CIF tới giá thuốc BHYT được tính như sau

Chênh lệch = GTBHYT - CIF - 2%CIF

% = (GTBHYT - 1,02CIF)/1,02CIF

2.2.2. Phương pháp trình bày nghiên cứu

* Phương pháp lập bảng số liệu: Lập bảng số liệu gốc, bảng số liệu kết quả nghiên cứu đã qua xử lý.

* Phương pháp vẽ biểu đồ:

- Dùng các biểu đồ đường để thể hiện giá thuốc BHYT tại các cơ sở KCB - Dùng các biểu đồ cột thể hiện tỷ lộ thuốc BHYT trong nước và tỷ lệ biệt dược trong cơ cấu thuốc BHYT trong nước.

Một phần của tài liệu Khảo sát giá thuốc bảo hiểm y tế tại một số cơ sở khám chữa bệnh ở việt nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)