Chọn hạt giống

Một phần của tài liệu giáo trình môn đun sản xuát cây giống bời lời (Trang 40)

- Sơ bộ kiểm tra lại hạt giống, loại bỏ các hạt kém chất lượng, rửa sạch hạt bằng nước lã sạch từ 2 – 3 lần.

- Chỉ chọn lựa các hạt giống tốt để xử lý, hạt giống tốt là hạt có các tiêu chuẩn sau:

+ Hạt hình cầu có đường kính: 10 - 20 mm. + Tỷ lệ nẩy mầm đạt: 75 - 80%.

+ Độ thuần của hạt: 85%.

+ Một kg hạt có từ 3.000 - 3.500 hạt.

Đối với người dân khi lựa chọn hạt giống chủ yếu quan sát đặc điểm bên ngoài của hạt giống như lựa chọn hạt có kích thước to, mẩy, còn các tiêu chí khác như độ thuần của hạt giống thường khó xác định, hoặc tiêu chí về tỷ lệ này mầm cũng ít kiểm tra khi lựa chọn hạt giống.

Hình 2.4.1. Hạt bời lời giống

4. Phương pháp xử lý

4.1. Ngâm hạt vào nước ấm

- Pha nước ấm 2 sôi 3 lạnh, nhiệt độ 40 - 450C vào xô, chậu, xoong, nồi...

- Cho hạt giống vào ngâm trong khoảng thời gian từ 12 - 24 giờ.

Hình 2.4.3. Ngâm hạt giống - Vớt các hạt lép lửng, tạp chất

Hình 2.4.4. Vớt hạt lép - Trong thời gian ngâm, thay nước

như nhiệt độ ban đầu từ 2 - 3 lần.

Hình 2.4.5. Thay nước ấm và tiếp tục ngâm hạt

- Lưu ý: Nếu xử lý hạt giống với thuốc tím (KMnO4) nồng độ 0,01%, khi vớt hạt ra phải rửa lại nhiều lần bằng nước lã cho sạch.

Hình 2.4.6: xử lý hạt bằng thuốc tím

4.2. Vớt hạt và để ráo

- Sau khi ngâm xong vớt hạt ra rổ hoặc rá hong khô khoảng 5 - 10 phút rồi mới đem ủ, vì nếu ủ ngay hạt giống còn nhiều nước, khi ủ hạt dễ bị chua, ảnh hưởng xấu đến chất lượng.

Hình: 2.4.7. Vớt hạt ra rổ để ráo

Hình: 2.4.8. Cho hạt giống vào bao để ủ

4.3. Ủ hạt

- Xếp các túi vải, bao gai vào trong sọt, thúng,... đem ủ nơi kín gió và ấm - Hàng ngày rửa chua 1 - 2 lần, sau khi rửa cần hong cho hạt khô trước khi cho hạt vào túi vải ủ tiếp.

- Thường sau 8 - 10 ngày hạt bắt đầu nứt nanh, khi 1/3 số hạt nứt nanh thì lựa hạt nứt nanh đem gieo trực tiếp trên luống hoặc gieo thẳng vào túi bầu, số hạt còn lại tiếp tục ủ.

- Hạt bời lời nảy mầm rải rác nên phải tiến hành lựa hạt làm nhiều lần.

- Trong quá trình ủ hạt giống, hàng ngày cần kiểm tra để để có biện pháp xử lý phù hợp, nếu thấy khối hạt giống lạnh và thiếu ẩm thì tưới nước ấm để hạt giống nhanh nảy mầm...

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Các câu hỏi

1.1 Xử lý hạt giống có tác dụng:

b. Loại bỏ được hạt có sức nảy mầm kém

c. Rút ngắn được thời gian nuôi cây trong vườn ươm, đặc biệt là khi giai đoạn nảy mầm gặp nhiệt độ thấp hoặc hạt giống đã bảo quản quá lâu.

d. Cả 3 ý trên

1.2 Hạt giống tốt là hạt có các tiêu chuẩn: a. Hạt hình cầu có đường kính: 10 - 20 mm. b. Tỷ lệ nẩy mầm đạt: 75 - 80%.

c. Độ thuần của hạt: 85%. d. Cả 3 ý trên

2. Các bài thực hành

2.1 Bài thực hành số 2.4.1: Chọn lựa và ngâm hạt giống 2.2 Bài thực hành số 2.4.2: Ủ hạt thúc mầm

C. Ghi nhớ

- Hạt giống sau khi thu hái và chế biến nên xử lý gieo ươm ngay - Hạt giống sau khi ngâm, vớt ra nên để ráo nước mới đem đi ủ.

Bài 5: Gieo hạt và cấy cây Mã bài: MĐ 02-05 Mục tiêu

- Nêu được các bước công việc gieo hạt trên luống đất, luống cát và trong túi bầu.

- Nêu được các bước công việc cấy cây vào bầu. - Chuẩn bị được luống đất và luống cát để gieo hạt.

- Gieo hạt trên luống đất, luống cát và trong túi bầu đúng kỹ thuật. - Nhổ cây mầm và cấy cây mầm vào bầu đúng kỹ thuật.

- Có ý thức trách nhiệm về chất lượng cây giống sản xuất ra

A. Nội dung 1. Chọn hạt mầm

- Khi hạt mới nứt nanh, cần phải lựa và đem gieo ngay, không nên để mầm hạt dài quá 1 mm vì khi gieo dễ làm hạt bị tổn thương.

Hình 2.5.1 Hạt mới nứt nanh - Loại bỏ các hạt không đủ tiêu chuẩn.

- Bỏ hạt vừa lựa vào một chậu hoặc tô nhỏ có nước sạch để hạt ít bị tổn thương.

- Do hạt bời lời nảy mầm không đều nên thường xuyên nhặt các hạt mới nứt nanh để gieo trên luống đất, luống cát để tạo cây con cấy vào bầu hoặc gieo trực tiếp vào trong túi bầu.

Hình: 2.5.2. Chọn hạt mầm

2. Gieo hạt mầm trên luống 2.1 Gieo hạt mầm trên luống đất

2.1.1. Lên luống đất

- Luống đất gieo phải được cày bừa hoặc cuốc lật đất sâu 30 cm, phơi kỹ rồi đập nhỏ, nhặt sạch cỏ và rễ cây.

- Dùng sàng có lưới có đường kính nhỏ hơn 3 mm để sàng bỏ các hạt đất lớn hơn 5mm và các tạp chất. Tốt nhất dùng lớp cát tinh để hạn chế mầm bệnh, phủ trên luống gieo 3 - 5 cm.

Hình 2.5.3. Sàng đất

- Trước khi gieo hạt 3-5 ngày phun Viben C 0,3% liều lượng 0,3 lít/m2 để phòng bệnh thối cổ rễ.

Hình 2.5.4. Thuốc Viben C

- Mặt luống rộng từ 1 – 1,2m; cao 15 – 20 cm, dài tùy theo lượng hạt giống gieo ươm, nhưng không nên làm dài quá 10m, mặt luống bằng phẳng, rãnh luống rộng 0,3 - 0,4 m.

- Quanh mặt luống làm gờ cao 3 – 5cm bằng đất hoặc bằng nan, tre, nứa, gỗ để giữ đất.

Hình 2.5.5 Lên luống đất

2.1.2 Gieo hạt mầm

- Trước khi gieo hạt một ngày, nếu luống đất bị khô thì tưới nước đủ ẩm cho luống gieo.

- Hạt được gieo vãi đều trên luống đất, khoảng 1,5 – 2 kg hạt/1 m2.

- Khi gieo không để các hạt chồng lên nhau, không có hạt quay đầu rễ lên trên.

- Phủ lên trên hạt giống một lớp đất mịn dày khoảng 0,5 - 1 cm. Tốt nhất là phủ cát dày 2 – 3 cm.

- Sau khi gieo xong, tưới nước nhẹ để hạt gắn ổn định với đất.

2.2. Gieo hạt mầm trên luống cát

2.2.1 Lên luống cát

- Lấy cát mịn, sàng sạch tạp chất, khử trùng bằng thuốc nấm hoặc thuốc tím (nếu thuốc tím phải rửa lại bằng nước sạch).

Hình 2.5.6. Chuẩn bị luống cát để gieo hạt

- Rải lớp cát dày khoảng 5- 7 cm trên mặt đất bằng hoặc nền gạch, tạo mặt luống bằng phẳng.

Hình: 2.5.7. Lên luống cát

- Xung quanh luống dùng các tấm ván mỏng, tôn hoặc nhựa quây xung quanh để tránh cát bị trôi trong quá trình tưới.

- Trước khi gieo hạt 3-5 ngày dùng Viben - C nồng độ 0,3%, liều lượng 3 lít/10 m2 tưới ướt cát để khử trùng.

2.2.2 Gieo hạt mầm

- Trước khi gieo hạt một ngày, nếu luống đất bị khô thì tưới nước cho đủ ẩm.

- Rải đều hạt mới nhú mầm trên mặt luống, lượng hạt gieo khoảng 2 kg hạt/m2.

- Rải lớp cát dày khoảng 2 - 3 cm lên trên lớp hạt giống. - Sau khi gieo xong, tưới nước nhẹ để hạt gắn ổn định với đất.

Hình 2.5.8. Gieo hạt mầm lên luống cát

2.3 Ưu và nhược điểm khi gieo hạt trên luống

- Ưu điểm: hạt mọc nhanh và rễ cọc thẳng - Nhược điểm:

+ Làm cho quá trình sinh trưởng của cây con không được liên tục, ít nhiều bị gián đoạn.

3. Gieo hạt mầm trong túi bầu 3.1 Cách gieo 3.1 Cách gieo

- Tưới bầu đất ướt đều trước khi gieo 1 – 2 ngày.

Hình 2.5.9. Luống bầu đất đã được tưới để chuẩn bị gieo hạt

- Dùng que chọc một lỗ sâu 1 – 1,5 cm ở giữa tâm bầu đất, mỗi bầu gieo 1 hạt.

- Lấp kín hạt bằng đất nhỏ.

Hình 2.5.10. Gieo hạt mầm trong túi bầu

- Trên mặt bầu có thể rắc một lớp trấu hoặc mùn cưa hoai dày 1 – 2 cm để hạn chế bốc hơi nước, cỏ dại và làm đất mặt bầu ít bị gí chặt.

3.2 Ưu và nhược điểm

- Ưu điểm: Giúp cây sinh trưởng được liên tục từ lúc gieo đến lúc đem đi trồng.

- Nhược điểm khi gieo trực tiếp vào bầu:

+ Phải làm vườn ươm thật sớm để có sẵn bầu đất

+ Tốn công chăm sóc, tưới nước cho cả vườn ươm trong thời gian đầu. + Không kiểm tra được có những cây con có rễ cọc dị dạng, phát triển kém…

4. Lưu ý

Trường hợp gieo ươm với số lượng hạt ít không nhất thiết phải làm luống gieo hạt, mà có thể cho đất hoặc cát vào khay gỗ hoặc nhựa rồi gieo để tiện chăm sóc. Cách làm như sau:

- Khay làm bằng gỗ hoặc nhựa cứng, rộng 40cm, dài 60cm, cao 10 – 15cm, đáy có lỗ thoát nước.

- Cho cát sạch hoặc đất đã dược làm tơi nhỏ đã chuẩn bị sẵn vào khay dày 5 – 10 cm.

- Các khâu gieo hạt, lấp đất, tưới nước làm tương tự như trên.

- Khay gieo hạt có thể để ở vườn ươm hoặc trong nhà để tiện chăm sóc và hạn chế được các điều kiện bất lợi của thời tiết.

5. Cấy cây vào bầu

5.1. Tưới bầu đất trước khi cấy

Trước khi cấy cây vào bầu từ 1 – 2 ngày nếu thấy bầu đất bị khô thì tưới nước cho đủ ẩm.

Hình 2.5.12. Tưới luống bầu trước khi cấy

5.2. Nhổ cây mầm

- Khi thấy mầm cây nhú lên khỏi luống khoảng 1 – 2 cm là có thể nhổ đem cấy vào trong túi bầu.

- Không nên để cây lớn vì khó cấy do rễ cọc đâm dài ra và rễ bàn ra nhiều và cứng.

- Nếu rễ cây mầm quá dài có thể cắt bớt để tránh rễ bị cong khi cấy. Rễ chỉ để dài khoảng 1 – 1,5cm là phù hợp.

- Trước khi nhổ nên tưới luống ươm đủ ẩm để khi nhổ không làm ảnh hưởng đến rễ.

- Khi nhổ cần nhẹ nhàng, cẩn thận để không làm tổn thương rễ cây bời lời, dùng bay nhỏ bứng cây đặt vào xô, chậu để tránh làm khô rễ mầm.

- Loại bỏ những cây có rễ mọc biến dạng.

- Cấy cây khi mầm mới nhú không cần giàn che vì cây chưa có lá.

- Lưu ý: nhổ cây để cấy khi thời tiết mát mẻ, không quá nắng nóng, mưa to, gió lớn, hanh khô hay giá rét để cây cấy có tỷ lệ sống cao và sinh trưởng thuận lợi.

5.3. Cấy cây

- Dùng que nhọn có đường kính 1 cm chọc 1 lỗ sâu 3 – 4 cm ngay giữa tâm bầu.

- Lấy thứ tự cây con từ trên xuống dưới và từ ngoài vào trong.

- Đưa rễ vào cẩn thận cho rễ thật thẳng, không làm cong đầu rễ, cổ rễ dưới mặt bầu khoảng 3mm. Thường sau khi đưa rễ cây vào lỗ thì lại khẽ kéo nhẹ ngược lên phía trên để rễ không bị cong gập. Lưu ý không nên cấy quá sâu cây dễ bị ghẹt gốc dẫn đến héo và chết cây, nếu quá nông cây dễ bị đổ ngã khi tưới hoặc gió to.

- Dùng tay ấn nhẹ quanh gốc hoặc dùng que lèn chặt đất dọc chiều dài rễ.

5.4. Tưới nước

Sau khi gieo xong, tưới nước nhẹ để cây gắn ổn định với đất, giúp cây phục hồi nhanh.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Các câu hỏi

1.1 Ưu và nhược điểm khi gieo hạt mầm trên luống và gieo trực tiếp vào trong túi bầu?

1.2 Nhổ cây mầm để cấy vào trong túi bầu khi: a. Cây nhú mầm lên khỏi luống 1 – 2 cm. b. Cây nhú mầm lên khỏi luống 3 – 4 cm c. Cây nhú mầm lên khỏi luống 4 – 5 cm

2. Các bài thực hành

2.1 Bài thực hành số 2.5.1: Lên luống đất và lên luống cát

2.2 Bài thực hành số 2.5.2: Xử lý khử trùng luống trước khi gieo hạt 2.3 Bài thực hành số 2.5.3: Chọn và gieo hạt mầm trên luống

2.4 Bài thực hành số 2.5.4: Gieo hạt mầm trong túi bầu 2.5 Bài thực hành số 2.5.5: Nhổ và cấy cây vào bầu

C. Ghi nhớ

- Khi hạt mới nứt nanh, cần phải lựa và đem gieo ngay, không nên để mầm hạt dài quá 1 mm vì khi gieo dễ làm hạt bị tổn thương.

- Nhổ cây để cấy vào bầu khi cây mầm cao 1 – 2 cm

- Nếu bầu đất, luống đất, luống cát quá khô thì cần được tưới đủ ẩm trước khi gieo hạt hoặc cấy cây từ 1 – 2 ngày

- Gieo trực tiếp vào bầu không kiểm tra được rễ và tốn nhiều công chăm sóc.

Bài 6: Chăm sóc cây giống và chọn cây xuất vườn Mã bài: MĐ 02-06

Mục tiêu

- Nêu được các bước công việc chăm sóc cây con trong vườn ươm như trồng dặm, tưới nước, làm cỏ, xới đất, bón phân thúc, đảo bầu, phân loại cây…

- Mô tả được tiêu chuẩn chất lượng cây giống khi đem trồng

- Thực hiện được các bước công việc chăm sóc cây con trong vườn ươm đúng kỹ thuật.

- Nhận biết và chọn lựa được cây giống đủ tiêu chuẩn - Thu dọn, vệ sinh vườn ươm sau khi xuất vườn

- Có ý thức trách nhiệm về chất lượng cây giống sản xuất ra

- Bốc xếp, giao nhận cây giống cẩn thận, đầy đủ, vui vẻ, thân thiện.

A. Nội dung 1. Dặm cây

- Trồng dặm đối với những cây con đã chết nhằm đảm bảo được số lượng cây giống trên mỗi bầu ươm và luống ươm.

- Việc trồng dặm cần tiến hành càng sớm càng tốt. Sau khi cấy 5 - 10 ngày tiến hành kiểm tra, cây nào chết phải cấy dặm ngay, đảm bảo mỗi bầu có 1 cây sinh trưởng và phát triển tốt.

- Nhổ cây mầm để trồng dặm vào những chỗ có cây bị chết hoặc phát triển còi cọc.

- Kỹ thuật trồng dặm tương tự như phần kỹ thuật cấy cây vào bầu. - Những bầu trồng dặm tập trung ở một số luống để tiện chăm sóc.

2. Tưới nước 2.1 Nguyên tắc

- Không được để cây bị hạn, đảm bảo đủ nhu cầu về nước của cây. - Cây còn nhỏ thì tưới ít nhưng tưới nhiều lần

- Cây đã lớn thì tưới nhiều nhưng ít lần. - Không để lãng phí nước và công tưới

2.2 Kỹ thuật tưới

- Tưới đều khắp mặt luống, không để bị lỏi (lưu ý là những hàng bời lời phía ngoài thường bị khô nhanh hơn).

Hình 2.6.1 Tưới nước cho bời lời 2 tháng tuổi

- Tưới vào thời điểm trời mát, không nên tưới vào buổi trưa, khi trời nắng gắt.

- Số lần tưới, lượng nước tưới phụ thuộc vào độ ẩm túi bầu và điều kiện thời tiết. Trước khi tưới nên kiểm tra độ ẩm trong bầu bằng cách bóp nhẹ thành bầu. Nếu bầu đủ ẩm thì không cần tưới, còn nếu khô thì phải tưới. Tưới thừa hay thiếu nước đều ảnh hưởng không tốt đến quá trình sinh trưởng cuẩ cây có thể làm rụng lá, rễ bị thối dẫn đến chết cây. Do đó việc điều tiết lượng nước tưới cho cây con rất quan trọng.

- Trong 15 ngày đầu khi cây còn nhỏ tưới 1– 2 lần /ngày, sau đó khi cây có từ 3 – 4 lá thì cứ 2 - 3 ngày tưới 1 lần.

- Giảm tưới nước tối đa trước khi xuất vườn 20 - 30 ngày để cây cứng cáp,

Một phần của tài liệu giáo trình môn đun sản xuát cây giống bời lời (Trang 40)