- Các nhà nghiên cứu cho rằng “dù nội dung môn học như thế nào thì sinh viên làm việc theo từng nhóm cũng có khuynh hướng học được nhiều hơn so với những gì được dạy và nhớ lâu hơn so với các hình thức dạy học khác”.
- Để nhóm hoạt động thật sự hiệu quả thì giảng viên nên:
Thay vì nhiều giảng viên vẫn đưa ra những đề tài, những bài tập để sinh viên làm nhóm như hiện nay thì hình thức làm việc nhóm ở đây là chỉ nói đến các đề tài thường kéo dài hàng mấy tiếng đồng hồ trên giảng đường, hoặc trong nhiều buổi học hoặc vài tháng. Tất nhiên bài tập hoặc đề tài thì đòi hỏi có sự phụ thuộc của nhiều người. Giảng viên đưa ra vấn đề để sinh viên thảo luận nhằm tạo điều kiện hoặc giúp đỡ sinh viên trong quá trình học tập. Làm việc theo nhóm theo phương pháp này đòi hỏi giảng viên phải có sự chuẩn bị kỹ bài giảng, chuẩn bị những tình huống, đề tài, bài tập… và tất nhiên là những đề tài hay bài tập này phải có một chút độ khó để thúc đẩy khả năng thảo luận, làm việc nhóm của sinh viên.
Nên phân nhóm một cách khoa học, nhóm không quá nhiều người, tránh trường hợp những nhóm toàn thành viên học khá giỏi mà phải chia đều giữa các nhóm.
Khi thực hiện phần đánh giá, các nhóm khác và giảng viên cùng đánh giá cho từng nhóm. Làm như vậy, có thể điều chỉnh hoặc bổ sung để đề tài đạt kết quả tốt hơn và
đổng thời giúp xây dựng mối liên kết giữa các nhóm với nhau. Và cuối cùng là ở khâu chấm điểm đề tài của cả nhóm, giảng viên có thể thưởng điểm cho những nhóm giải quyết được vấn đề trong những buổi thảo luận trên lớp. Nhưng giảng viên cũng nên thử thách để các sinh viên tập dần khả năng làm việc nhóm nhằm giúp ích trong hiện tại lẫn sau này khi ra trường làm việc.