Giải pháp 2: Tăng cường rèn luyện các kỹ năng học tập theo nhóm

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả làm việc nhóm của sinh viên Trường Đại học Đồng Tháp (Trang 25 - 29)

+ Bước 1: Xác định mục tiêu, nhiệm vụ các công việc cần thực hiện và yêu cầu đạt được của mỗi công việc.

+ Bước 2: Xác định quỹ thời gian mà nhóm có, dựa trên quy định của giảng viên.

+ Bước 3: Phân phối thời gian cho mỗi công việc và sắp xếp thứ tự thực hiện. + Bước 4: Kiểm tra lại mức độ hợp lý, tính khả thi của kế hoạch.

Phân công nhiệm vụ: Việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong

nhóm phải rõ ràng, hợp lý. Trong phân công nhiệm vụ, nhóm cần đảm bảo các yêu cầu như:

+ Phân chia công việc của nhóm thành từng phần việc nhỏ, xác định yêu cầu đối với từng phần việc.

+ Giao việc cho từng thành viên trong nhóm dựa trên tinh thần tự giác, tự nguyện kết hợp với sự phân công, chỉ định của nhóm trưởng theo năng lực, sở trường của từng thành viên.

Thảo luận, trao đổi: Trong quá trình hoạt động nhóm, bao giờ cũng cần sự

trao đổi, bàn bạc, thảo luận.

Khi họp nhóm không cần thiết phải tạo ra bầu không khí quá nghiêm túc gây ức chế cho nhóm, cũng không quá dễ dãi, đùa cợt làm mất thời gian của nhóm. Khi họp nhóm cần tạo ra bầu không khí thoải mái, thân thiện, cùng nhau hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau. Làm việc theo hướng hiểu biết lẫn nhau, khuyến khích trao đổi cởi mở.

+ Trước khi thảo luận, nhóm trưởng và các thành viên phải chuẩn bị kỹ nội dung thảo luận và phần việc đã được giao.

+ Bắt đầu cuộc thảo luận, các thành viên cần ghi lại khái quát các vấn đề cần thảo luận.

+ Trong khi thảo luận, các thành viên cần phải bám sát trọng tâm vấn đề đang cần bàn bạc, thảo luận, trình bày ý kiến rõ ràng, ngắn gọn. Đồng thời, mỗi người cần biết lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho các thành viên khác, đặt lại câu hỏi nếu thấy chưa rõ hoặc cần đi sâu thêm. Các cá nhân phải biết đưa ra những lý lẽ có căn cứ khoa học, xác đáng để bảo vệ ý kiến của mình, khuyến khích các bạn khác tranh luận, chỉnh sửa sản phẩm của mình. Người nhóm trưởng cần tóm tắt ý kiến thảo luận của nhóm để đi đến kết luận chung cần thiết.

Chia sẻ trách nhiệm: Mỗi thành viên đều phải có trách nhiệm với kết quả chung

của nhóm, không chỉ đặt lên vai một người (nhóm trưởng, hoặc chỉ một vài bạn có năng lực tốt ở trong nhóm). Điều này được biểu hiện bằng những hành động như: san sẻ công việc, tự nhận một phần công việc của nhóm và cố gắng hoàn thành tốt, tích cực trao đổi, thảo luận, nghiên cứu nhằm đưa đến một sản phẩm cuối cùng tốt nhất có thể của cả nhóm.

Lắng nghe chủ động, tích cực: được biểu hiện ở những điểm chính:

+ Tôn trọng, không ngắt lời người khác khi họ đang nói, đang bày tỏ quan điểm, chia sẻ kinh nghiệm - kiến thức.

+ Không phản đối, chỉ trích ngay ý kiến của người khác dù thấy nó thiếu thực tế đến đâu.

+ Chăm chú, không làm việc riêng. + Ghi chép những chi tiết cần thiết. Giải quyết xung đột:

Khi giải quyết xung đột, cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

+ Không cằn nhằn, nói dài và cố chấp, không hung dữ, áp chế hoặc làm mất mặt người khác.

+ Không cố dành phần thắng.

+ Cố gắng hiểu quan điểm của người khác.

+ Không nhắc lại chuyện cũ, chỉ giải quyết xung đột hiện tại. + Lắng nghe người khác.

+ Cố gắng bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc.

Phần 3: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Sau một thời gian cố gắng, nỗ lực hết mình, bằng tất cả niềm say mê, vận dụng tất cả những kiến thức đã có, cùng với đó là sự tìm tòi khám phá, nhóm chúng tôi đã hoàn tất đề tài. Xuyên suốt quá trình nghiên cứu về vấn đề làm việc theo nhóm tại Trường ĐHĐT, nhóm chúng tôi đã chỉ ra lợi ích khi làm việc nhóm, tìm hiểu tình hình cũng như tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm. Đồng thời, nhóm chúng tôi cũng đã đưa ra các biện pháp, các kiến nghị đối với sinh viên, giảng viên lẫn nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả làm việc nhóm. Như vậy sẽ tạo sự đồng bộ, sự hòa hợp trong công tác giảng dạy và học tập của cả hai phía.

Tóm lại, kỹ năng làm việc nhóm là một kỹ năng không chỉ cần trong quá trình học tập mà đó còn là đòi hỏi của hầu hết các doanh nghiệp khi tuyển dụng nhân sự. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân dẫn đến hiệu quả làm việc nhóm của sinh viên Trường ĐHĐT chưa thật sự hiệu quả và còn nhiều điều cần phải đổi mới. Chính vì lẽ đó, chúng tôi mong muốn qua đề tài này thì tình hình làm việc nhóm của sinh viên được cải thiện đáng kể, từ đó nâng cao kết quả học tập cũng như công tác giảng dạy được tốt hơn, nâng cao chất lượng đào tào, khẳng định vị thế của Trường ĐHĐT.

2. Kiến nghị

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả làm việc nhóm của sinh viên Trường Đại học Đồng Tháp (Trang 25 - 29)