Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT (Trang 28 - 33)

hội nhập kinh tế quốc tế .

6.1. Chuẩn mực kế toán quốc tế chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm và liên hệ với chuẩn mực kế toán Việt Nam . phẩm và liên hệ với chuẩn mực kế toán Việt Nam .

Hiện nay, trong hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế có đề cập đến một số khía cạnh có liên quan đến chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm như chuẩn mực hàng tồn kho, khấu hao tái sản cố định, về người lao động... nhưng do phần nội dung đề tài hạn chế nên em mới chỉ đề cập đến các khoản mục sau:

*Hàng tồn kho:

Chuẩn mực này đề cập đến việc hạch toán hàng tồn kho theo hệ thống chi phí lịch sử. Vấn đề cơ bản là tính toán chi phí hành tồn kho phải được

công nhận như một khoản mục tài sản được kết chuyển cho tới khi các khoản mục doanh thu tương ứng được thực hiện.

Phạm vi áp dụng chuẩn mực này là tất cả hàng tồn kho là tài sản gồm hàng giữ lại để bán trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường hoặc trong quá trình sản xuất để bán hoặc dưới dạng nguyên liệu hoặc hàng cung cấp được tiêu thụ trong quá trình sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ.

Hạch toán kế toán hàng tồn kho phải chú ý những điểm như hàng tồn kho phải được tính toán với mức chi phí thấp hơn hoặc giá trị thực hiện ròng theo nguyên tắc thận trọng và các khoản chi phí như chi phí hàng hoá ( gồm tất cả chi phí mua, chi phí chuyển đổi, các chi phí khác phát sinh trong quá trình chuyển hàng tồn kho sang địa điểm và tình trạng hiện tại) chi phí dịch

vụ (bao gồm tất cả các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến việc cung cấp

dịch vụ)...

Công thức tính chi phí (tính giá xuất kho) có thể áp dụng: + Giá thực tế đích danh

+ Tính theo phương pháp bình quân gia quyền + Nhập trước, xuất trước(FIFO)

+ Nhập sau, xuất trước (LIFO)

Liên hệ với chuẩn mực kế toán Việt Nam về hàng tồn kho thì phần chủ yếu vẫn dựa trên hệ thống chuẩn mực quốc tế, các điểm khác có liên quan như việc cho phép doanh nghiệp lựa chọn một trong 4 phương pháp tính giá như trong chuẩn mực kế toán quốc tế có đề cập đến và khi thực hiện phải áp dụng một cách thống nhất trong việc hạch toán khi có thay đổi phải tiến hành giải trình việc thay đổi đó, áp dụng việc khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo mức thuế suất 2% đến 3% đối với từng đối tượng cụ thể.

* Khấu hao tài sản cố định:

Chuẩn mực này được áp dụng trong kế toán khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) quá trình kế toán phân bổ giá trị hao mòn của TSCĐ vào chi phí theo một cách hợp lý và phù hợp nhằm có được lợi ích từ việc sử dụng TSCĐ.

Số khấu hao phải trích hàng năm= NG TSCĐ - Giá trị thu hồi ước tính Số năm hữu dụng ước tính

Số khấu hao giờ = NG TSCĐ - Giá trị thu hồi ước tính Tổng số giờ hoạt động ước tính

Số khấu hao đơn vị sản phẩm= NG TSCĐ - Giá trị thu hồi ước tính Tổng số sản phẩm sản xuất ước tính

Chuẩn mực này áp dụng với tất cả tài sản có thể khấu hao ( chiếm một phần quan trọng trong các tài sản của doanh nghiệp ). Trong chuẩn mực có đề cập đến việc xác định thời gian sử dụng tài sản, giá trị thu hồi và phương pháp tính khấu hao. Cơ sở để xác định khấu hao là nguyên giá TSCĐ, gía trị thu hồi của TSCĐ, thời gian hữu dụng của TSCĐ.

Các phương pháp khấu hao tài sản cố định:

+ Phương pháp khấu hao theo thời gian ( Stranght- line method):

+ Phương pháp khấu hao theo thời gian sử dụng máy thực tế

+ Phương pháp khấu hao theo sản lượng sản xuất

+ Phương pháp khấu hao giảm dần.

+ Phương pháp khấu hao giảm dần theo tỷ xuất giảm dần + Phương pháp khấu hao theo tỷ xuất không đổi.

Trong hệ thống chuẩn mực tài sản cố định tại Việt Nam có đề cập đến 4 tiêu chuẩn để được coi là TSCĐ: Thứ nhất TS phải có lợi ích Kinh tế trong tương lai, thứ hai là nguyên giá phải xác định chắc chắn đáng tin cậy, thứ ba là phải có thời gian sử dụng trên 1 năm, thứ tư là phải có tiêu chuẩn về giá trị theo quy định. Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ chi phí hình thành nên tài sản cho đến khi đưa vào sử dụng. Khấu hao TSCĐ áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng, phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần, khấu hao theo sản lượng và trên cở tính như sau:

Mức khấu hao TSCĐ= NG TSCĐ

Thời gian sử dụng ước tính

6.2. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại một số nước trên thếgiới: giới:

6.2.1. Kế toán Bắc Mỹ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hạch toán chi phí sản xuất tại khu vực Bắc Mỹ có hai phương pháp cơ bản là phương pháp hạch toán chi phí theo công việc và phương pháp hạch toán chi phí theo quá trình sản xuất.

Phương pháp hạch toán chi phí theo công việc: là phương pháp mà chi phí

được tập hợp, theo dõi cho từng công việc hay đơn đặt hàng. Trong đó chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phi nhân công trực tiếp được xác định trực tiếp cho từng công việc, đơn đặt hàng. Còn chi phí sản xuất chung do khó có thể chi tiết cho từng sản phẩm sản xuất nên được tính cho từng sản phẩm, công việc theo mức ước tính ngay từ đầu kỳ kinh doanh.

* Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo qui trình sản xuất: là

phương pháp mà chi phí được tập hợp, theo dõi cho từng bộ phận hay từng giai đoạn sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định.

+ Khi hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên: theo phương pháp này thì cả hai cách hạch toán chi phí đều thực hiện

trên các tài khoản: Nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, chi phí sản xuất chung, chi phí nhân công trực tiếp, thành phẩm, giá vốn hàng bán.

+ Khi hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ:theo

phương pháp này tài khoản sử dụng bao gồm: sản phẩm dở dang, tổng hợp sản xuất, thành phẩm, giá vốn hàng bán, nguyên vật liệu, chi phí sản xuất chung.

Theo quan điểm của khối Tây Âu, chi phí là số tiền bỏ ra để mua các yếu tố cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh nhằm sinh lợi cho doanh nghiệp trong một kỳ nhất định.

Chi phí bao gồm:

+ Chi phí mua NVL, CCDC, hàng hóa, dự trữ cho sản xuất khác

+ Chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh như chi phí điện nước, chi dịch vụ mua ngoài,...

+ Chi phí thuê mướn nhân công. + Chi phí khấu hao TSCĐ.

+ Các chi phí khác phát sinh trong hoạt động của DN.

*Giá thành sản phẩm là khái niệm được sử dụng để xác định những hao phí vật chất được sử dụng cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp phải bù đắp doanh thu bán hàng, trnh mối quan hệ với giá phí thì giá thành được xác định bao gồm giá phí sản xuất và giá phí phân phối:

Giá thành = Giá phí sản xuất + Giá phí phân phối

Trên đây là các phương pháp xác định giá thành sản phẩm trong chuẩn mực kế toán quốc tế và của Pháp , Mỹ . Những phương pháp này đã được ứng dụng và hoàn thiện trong một thời gian dài của cơ chế thị trường . Đất nước ta đang ở trong giai đoạn của thời kỳ chuyển sang nền kinh tế thị trường nên có rất nhiều nội dung mà ta phải nghiên cứu và học tập.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT (Trang 28 - 33)