2.2.1. Nhiệm vụ 1:
Đánh giá thực trạng thể lực của nữ sinh viên trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM.
2.2.2. Nhiệm vụ 2:
Đánh giá sự phát triển thể lực của nữ sinh viên trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM sau 1 học kỳ học tập năm học 2014-2015.
2.3. Phương pháp nghiên cứu.
2.3.1. Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu.
Tổng hợp và phân tích tài liệu liên quan đến đề tài nhằm làm cơ sở lý luận và phân tích kết quả nghiên cứu.
2.3.2. Phương pháp kiểm tra sư phạm.
Phương pháp này sử dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm mục đích kiểm tra sự phát triển thể lực cho học sinh, sinh viên thông qua các test do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ra quyết định ( số 53/2008/QĐ-BGDĐT) ngày 18 tháng 9 năm 2008.
Gồm có 6 bài test sau:
- Lực bóp tay thuận (kg):
+ Dụng cụ: lực kế.
+ Yêu cầu kỹ thuật động tác: Người được kiểm tra đứng hai chân rộng bằng vai, tay thuận cầm lực kế hướng vào lòng bàn tay. Không được bóp giật
cục và có động tác trợ giúp khác. Thực hiện hai lần, nghỉ 15 giây giữa hai lần thực hiện.
+ Cách tính thành tích: Lấy kết quả lần cao nhất, chính xác đến 0,1 kg.
- Nằm ngửa gập bụng (số lần/30 giây):
+ Dụng cụ: Đệm cao su hoặc ghế băng, trên cỏ bằng phẳng, sạch sẽ.
+ Yêu cầu kỹ thuật động tác: Người được kiểm tra ngồi co chân 900 ở đầu gối, hai bàn chân áp sát mặt sàn. Một sinh viên khác hỗ trợ bằng cách hai tay giữ phần dưới cẳng chân, nhằm không cho bàn chân người kiểm tra tách khỏi mặt sàn.
+ Cách tính thành tích: mỗi lần ngả người co bụng được tính một lần. Tính số lần đạt được trong 30 giây.
- Bật xa tại chỗ (cm):
+ Yêu cầu dụng cụ: Thảm cao su giảm chấn, kích thước 1 x 3m (nếu không có thảm có thể thực hiện trên nền đất, cát mềm). Đạt một thước đo dái làm bằng thanh hợp kim hoặc bằng gỗ kích thước 3 x 0,3m trên mặt phẳng nằm ngang và ghim chặt xuống thảm (nền đất, cát mềm), tránh xê dịch trong quá tŕnh kiểm tra.
+ Yêu cầu kỹ thuật động tác: Người được kiểm tra đứng hai chân rộng tự nhiên, ngón chân đặt sát mép vạch giới hạn khi bật nhảy và khi tiếp đất bằng hai chân cùng lúc. Thực hiện hai lần nhảy. Cách tính thành tích: kết quả được tính bằng độ dài từ vạch xuất phát đến vết cuối cùng của gót bàn chân (vạch dấu chân trên thảm). Lấy kết quả lần cao nhất. Đơn vị tính là cm.
- Chạy 30m xuất phát cao (giây):
+ Yêu cầu sân bãi, dụng cụ: Đồng hồ bấm giây, đường chạy thẳng có chiều rộng ít nhất 2m, kẻ vạch xuất phát và vạch đích, đặt cọc tiêu bằng nhau hoặc bằng cờ hiệu ở hai đầu đường chạy, sau đích có khoảng trống ít nhất 10m để giảm tốc độ sau khi về đích.
+ Yêu cầu kỹ thuật động tác: Người thực hiện kiểm tra thực hiện tư thế xuất phát cao. Thực hiện một lần.
+ Cách tính thành tích: Thành tích chạy được xác định là giây và số lẻ từng 1/100 giây.
- Chạy con thoi 4x10m (giây):
+ Yêu cầu sân bãi,dụng cụ: Đường chạy có kích thước 10 x 1,2m bằng phẳng, không trơn, bốn góc có vật chẩn để quay đầu, hai đầu đường chạy có khoảng trống ít nhất là 2m. Dụng cụ gồm đồng hồ bấm giây, thước đo dài, bốn vật chuẩn đánh dấu bốn góc đường chạy.
+ Yêu cầu kỹ thuật động tác: Người được kiểm tra thực hiện tư thế xuất phát cao. Khi chạy đến vạch 10m, chỉ cần một chân chạm vạch, nhanh chóng quay 1800 chạy trở về vạch xuất phát, và sau khi chân chạm vạch xuất phát thì lại quay trở lại. Thực hiện lặp lại cho đến hết quãng đường, tổng số 4 lần 10m với 3 lần quay. Quay theo chiều trái hay phải do thói quen từng người. Thực hiện một lần.
+ Cách đo: Thành tích được xác định là giây và số lẻ từng 1/100 giây.
- Chạy tùy sức 5 phút (m):
+ Yêu cầu sân bãi, dụng cụ: Đường chạy dài ít nhất 52m, rộng ít nhất 2m, hai đầu kẻ hai đường giới hạn, phía ngoài hai đầu giới hạn có khoảng trống ít nhất 1m để chạy quay vòng. Giữa hai đầu đường chạy (tim đường) đặt vật chuẩn để quay vòng. Trên đoạn 50m đánh dấu từng đoạn 5m để xác định phần lẻ quãng đường (± 5m) sau khi hết thời gian chạy.Thiết bị đo gồm có: Đồng hồ bấm giây, số đeo và tích – kê ghi số ứng với số đeo.
+ Yêu cầu kỹ thuật động tác: Người được kiểm tra thực hiện tư thế xuất phát cao (tay cầm một tích – kê tương ứng với số đeo ở ngực). Khi chạy hết đoạn đường 50m, vòng (bên trái) qua vật cản và chạy lặp lại trong thời gian 5 phút. Khi hết giờ, người được kiểm tra lập tức thả tích – kê của mình xuống ngay nơi chân tiếp đất. Thực hiện một lần. Cách tính thành tích đơn vị đo quãng đường chạy được là mét [7].
2.3.3. Phương pháp toán thống kê.
+ Giá trị trung bình:
= Σ Xi (n>30)
n
Trong đó: : Là trung bình cộng. n :Số lượng sinh viên. Xi: Giá trị thành tích riêng. Σ : Tổng giá trị.
+ Công thức tính độ lệch chuẩn:
Trong đó: δ: Độ lệch chuẩn Σ : Tổng giá trị.
n : Số lượng sinh viên.
+ Công thức hệ số biến thiên:
Trong đó: CV: Hệ số thiên sai : Độ lệch chuẩn
: Giá trị trung bình của mẫu
+ Công thức t-test so sánh 2 mẫu:
+ Công thức t đối chiếu:
Trong đó: d= Xb-Xa: Xa: Kết quả kiểm tra lần 1, Xb: Kết quả kiểm tra lần 2 Độ lệch chuẩn của các hiệu số
Phương sai của các hiệu số
+ Công thức độ tăng tiến (theo S.Brody-1972)
Trong đó: W: Nhịp độ tăng trưởng V1: Kết quả kiểm tra lần 1 V2: Kết quả kiểm tra lần 2
2.4. Đối tượng và tổ chức nghiên cứu. 2.4.1. Đối tượng nghiên cứu.2.4.1. Đối tượng nghiên cứu.2.4.1. Đối tượng nghiên cứu. 2.4.1. Đối tượng nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng thể lực của nữ sinh viên trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM sau 1 học kỳ học tập năm học 2014-2015.
- Khách thể nghiên cứu: 170 nữ sinh viên năm nhất trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM.
2.4.2. Tổ chức nghiên cứu. 2.4.2.1. Địa điểm nghiên cứu.
- Trường Đại học Thể Dục Thể Thao TP.HCM
CHƯƠNG III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đánh giá thực trạng thể lực của nữ sinh viên Trường ĐH SPKT TP.HCM theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT ban hành năm 2008.
Nhằm đánh giá kết quả rèn luyện thể lực toàn diện của học sinh, sinh viên trong nhà trường và nhằm điều chỉnh nội dung, phương pháp GDTC phù hợp với các trường, đồng thời đẩy mạnh việc thường xuyên rèn luyện thân thể, nâng cao sức khỏe để học tập, xây dựng và bảo vệ tổ quốc cho học sinh, sinh viên trong quá trình hội nhập quốc tế. Chính vì thế Bộ GD&ĐT đã ra quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/9/2008 của bộ trưởng Bộ GD&ĐT, quy định chung cho các trường từ phổ thông cơ sở đến đại học (từ 6 đến 20 tuổi) hàng năm phải kiểm tra, đánh giá, xếp loại thể lực cho học sinh, sinh viên việc đánh giá xếp loại thể lực cho học sinh, sinh viên dựa trên 6 nội dung cụ thể sau: Lực bóp tay thuận, Nằm ngửa gập bụng, Bật xa tại chỗ, Chạy 30m xuất phát cao, chạy con thoi 4x10m, Chạy tùy sức 5 phút.
STT Nội dung Thời gian Địa điểm Người
thực hiện Bắt đầu Kết thúc 1 Xác định tên đề tài 10/2014 10/2014 ĐH TDTT TP.HCM V ũ Q u an g 2 Xây dựng đề cương 11/2014 11/2014 3 Bảo vệ đề cương 12/2014 12/2014 4 Thu thập số liệu lần 1 1/2015 1/2015 ĐH SPKT TP.HCM 5 Xử lý số liệu lần 1 2/2015 2/2015
6 Viết cơ sở lý luận 2/2015 3/2015
7 Thu thập số liệu lần 2 6/2015 6/2015
8 Xử lý số liệu lần 2 6/2015 6/2015
9 Hoàn thiện đề tài 6/2015 6/2015 ĐH TDTT
TP.HCM
10 Báo cáo thử 6/2015 6/2015
3.1.1. Đánh giá thực trạng thể lực của nữ sinh viên Trường ĐH SPKT TP.HCM. TP.HCM. TP.HCM.
Qua kiểm tra thực trạng thể lực của nữ sinh viên Trường ĐH SPKT TP.HCM đề tài tiến hành tính toán và thu được kết quả như sau:
Bảng 3.1: Thực trạng thể lực của nữ sinh viên Trường ĐH SPKT TP.HCM
TT Chỉ tiêu δ Cv% ε
1 Lực bóp tay thuận (kg) 27,73 5,51 19,88 0,03
2 Nằm ngửa gập bụng 30s (lần) 15,85 2,97 18,74 0,03
3 Bật xa tại chỗ (cm) 163,88 13,91 8,49 0,01
4 Chạy 30m XPC (giây) 6,77 0,51 7,50 0,01
5 Chạy con thoi 4 x 10m (giây) 13,21 0,72 5,48 0,01 6 Chạy tùy sức 5 phút (m) 855,12 59,26 6,93 0,01 Qua bảng 3.1 có thể thấy:
-Ở chỉ tiêu Lực bóp tay thuận (kg) có giá trị trung bình = 27,73 với độ lệch chuẩn δ = 5,51,có hệ số biến thiên 10% < Cv% = 19,88% <20% chứng tỏ mẫu có độ đồng nhất trung bình. Chỉ tiêu này có sai số tương đối ε = 0,03 < 0,05 nên có thể kết luận giá trị trung bình có thể đại diện cho tổng thể.
-Ở chỉ tiêu Nằm ngửa gập bụng 30s (lần) có giá trị trung bình = 15,85 với độ lệch chuẩn δ = 2,97,có hệ số biến thiên 10% < Cv% = 18,74% <20% chứng tỏ mẫu có độ đồng nhất trung bình. Chỉ tiêu này có sai số tương đối ε = 0,03 < 0,05 nên có thể kết luận giá trị trung bình có thể đại diện cho tổng thể.
-Ở chỉ tiêu Bật xa tại chỗ (cm) có giá trị trung bình = 163,88 với độ lệch chuẩn δ = 13,91,có hệ số biến thiên Cv% = 8,49% <10% chứng tỏ mẫu có độ đồng nhất cao. Chỉ tiêu này có sai số tương đối ε = 0,01 < 0,05 nên có thể kết luận giá trị trung bình có thể đại diện cho tổng thể.
-Ở chỉ tiêu Chạy 30m XPC (giây) có giá trị trung bình = 6,77 với độ lệch chuẩn δ = 0,51,có hệ số biến thiên Cv% = 7,50% <10% chứng tỏ mẫu có độ đồng nhất cao. Chỉ tiêu này có sai số tương đối ε = 0,01 < 0,05 nên có thể kết
luận giá trị trung bình có thể đại diện cho tổng thể.
-Ở chỉ tiêu Chạy con thoi 4 x 10m (giây) có giá trị trung bình = 13,21 với độ lệch chuẩn δ = 0,72,có hệ số biến thiên Cv% = 5,48% <10% chứng tỏ mẫu có độ đồng nhất cao. Chỉ tiêu này có sai số tương đối ε = 0,01 < 0,05 nên có thể kết luận giá trị trung bình có thể đại diện cho tổng thể
-Ở chỉ tiêu Chạy tùy sức 5 phút (m) có giá trị trung bình = 855,12 với độ lệch chuẩn δ = 59,26,có hệ số biến thiên Cv% = 6,93% <10% chứng tỏ mẫu có độ đồng nhất cao. Chỉ tiêu này có sai số tương đối ε = 0,01 < 0,05 nên có thể kết luận giá trị trung bình có thể đại diện cho tổng thể.
Tóm lại, qua kết quả kiểm tra đánh giá thể lực ban đầu có thể thấy thực trạng thể lực của nữ sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật tương đối đồng đều, 6 giá trị trung bình của các chỉ tiêu đánh giá đều có thể đại diện cho tổng thể do có hệ số sai số tương đối ε < 0,05.
3.1.2. So sánh thực trạng thể lực của nữ sinh viên Trường ĐH SPKT TP.HCM với chỉ tiêu đánh giá của Bộ GD&ĐT.
Để đánh giá thực trạng thể lực của nữ sinh viên trường ĐH SPKT TP.HCM đề tài tiến hành so sánh thực trạng thể lực của nữ sinh viên Trường ĐH SPKT TP.HCM với các chỉ tiêu đánh giá của Bộ GD&ĐT tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 3.2: So sánh thực trạng thể lực của nữ sinh viên Trường ĐH SPKT TP.HCM theo quyết định 53/2008/QĐ-BGDĐT của
Bộ GD&ĐT ban hành (lứa tuổi 19)
TT Chỉ tiêu Bộ GD&ĐT Đánh giá
Tốt Đạt
1 Lực bóp tay thuận (kg) 27,73 >31,6 >=26,7 Đạt 2 Nằm ngửa gập bụng (lần/30 giây) 15,85 >19 >=16 Chưa đạt
3 Bật xa tại chỗ (cm) 163,88 >169 >=153 Đạt
4 Chạy 30m XPC (s) 6,77 <5,70 <=6,70 Chưa đạt
6 Chạy tùy sức 5 phút (m) 855,12 >940 >=870 Chưa đạt Qua bảng 3.2 có thể thấy:
-Ở chỉ tiêu Lực bóp tay thuận (kg) có giá trị trung bình = 27,73 > 26,7. Xếp loại đạt theo quy định của Bộ GD&ĐT.
-Ở chỉ tiêu Nằm ngửa gập bụng (lần/30 giây) có giá trị trung bình = 15,85 < 16. Xếp loại chưa đạt theo quy định của Bộ GD&ĐT.
-Ở chỉ tiêu Bật xa tại chỗ (cm) có giá trị trung bình = 163,88 > 153 xếp loại đạt theo quy định của Bộ GD&ĐT.
-Ở chỉ tiêu Chạy 30m XPC (s) có giá trị trung bình = 6,77 > 6,70. Xếp loại chưa đạt theo quy định của Bộ GD&ĐT.
-Ở chỉ tiêu Chạy con thoi 4 x 10m (s) có giá trị trung bình = 13,21 > 13. Xếp loại chưa đạt theo quy định của Bộ GD&ĐT.
-Ở chỉ tiêu Chạy tùy sức 5 phút (m) có giá trị trung bình = 855,12 < 870. Xếp loại chưa đạt theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Cụ thể hơn, đề tài tiến hành xếp loại đánh giá thể lực nữ sinh viên Trường ĐH SPKT TP.HCM theo quy định của Bộ GD&ĐT sau đó tính toán tỷ lệ phần trăm của từng chỉ tiêu được trình bày ở bảng 3.3:
Bảng 3.3: Tỷ lệ phần trăm mức phân loại chỉ tiêu thực trạng thể lực ban đầu của nữ sinh viên Trường ĐH SPKT TP.HCM theo quyết định
53/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ GD & ĐT ban hành.
Chỉ tiêu Tốt Tỷ lệ % Đạt Tỷ lệ % Chưa đạt Tỷ lệ % Lực bóp tay thuận (kg) 44 25,9% 52 30,6% 74 43,5% Nằm ngửa gập bụng (lần/30 giây) 36 21,2% 34 20,0% 100 58,8% Bật xa tại chỗ (cm) 65 38,2% 69 40,6% 36 21,2% Chạy 30m XPC (s) 3 1,8% 88 51,8% 79 46,5%
Chạy con thoi 4 x 10m (s) 7 4,1% 59 34,7% 104 61,2% Chạy tùy sức 5 phút (m) 18 10,6% 47 27,6% 105 61,8%
Qua bảng 3.3 có thể thấy:
-Ở chỉ tiêu Lực bóp tay thuận (kg) số lượng sinh viên xếp loại tốt là 44 chiếm tỷ lệ 25,9%, loại đạt là 52 chiếm tỷ lệ 30,6%, loại chưa đạt là 74 chiếm tỷ lệ 43,5%.
-Ở chỉ tiêu Nằm ngửa gập bụng (lần/30 giây) số lượng sinh viên xếp loại tốt là 36 chiếm tỷ lệ 21,2%, loại đạt là 34 chiếm tỷ lệ 20,0%, loại chưa đạt là 100 chiếm tỷ lệ 58,8%.
-Ở chỉ tiêu Bật xa tại chỗ (cm) số lượng sinh viên xếp loại tốt là 65 chiếm tỷ lệ 38,2%, loại đạt là 69 chiếm tỷ lệ 40,6%, loại chưa đạt là 36 chiếm tỷ lệ 21,2%.
-Ở chỉ tiêu Chạy 30m XPC (s) số lượng sinh viên xếp loại tốt là 3 chiếm tỷ lệ 1,8%, loại đạt là 88 chiếm tỷ lệ 51,8%, loại chưa đạt là 79 chiếm tỷ lệ 46,5%.
-Ở chỉ tiêu Chạy con thoi 4 x 10m (s) số lượng sinh viên xếp loại tốt là 7 chiếm tỷ lệ 4,1%, loại đạt là 59 chiếm tỷ lệ 34,7%, loại chưa đạt là 104 chiếm tỷ lệ 61,2%.
-Ở chỉ tiêu Chạy tùy sức 5 phút (m) số lượng sinh viên xếp loại tốt là 18 chiếm tỷ lệ 10,6%, loại đạt là 4,7 chiếm tỷ lệ 27,6%, loại chưa đạt là 105 chiếm tỷ lệ 61,8%.
Xét tỷ lệ phần trăm trung bình của 6 chỉ tiêu đánh giá thể lực của Bộ GD&ĐT quy định thì nữ sinh viên Trường ĐH SPKT TP.HCM có 17,0% xếp loại tốt, 34,2% xếp loại đạt và 48,8% xếp loại chưa đạt. Cụ thể hơn, đề tài tiến hành biểu thị tỷ lệ phần trăm xếp loại của 6 chỉ tiêu đánh giá thể lực qua biểu đồ 3.1 như sau:
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ phần trăm mức phân loại chỉ tiêu thể lực ban đầu của nữ sinh viên Trường ĐH SPKT TP.HCM.
- Kết luận sơ bộ về thực trạng các chỉ tiêu thể lực của nữ sinh viên ĐH SPKT TP.HCM: Qua kết quả trên tôi thấy: