Giai đoạn từ năm 1990 đến năm 1993

Một phần của tài liệu Thi hành án dân sự - qua thực tiễn tỉnh Bắc Ninh Luận văn ThS. Luật (Trang 26)

Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1989 ra đời đánh dấu một bước phát triển mới của pháp luật về thi hành án của Tòa án. Pháp lệnh Thi hành án dân sự ra đời quy định về thi hành án so với trước có sự khác biệt rõ rệt. Vẫn cùng một lúc Tòa án với hai chức năng xét xử và thi hành án nhưng ở giai đoạn này, Tòa án không giữ vai trò chủ động trong thi hành án như trước mà các bên đương sự, cụ thể là người được thi hành án phải nộp đơn yêu cầu hoặc đề nghị Tòa án tham gia thi hành án.

Điều 14 Pháp lệnh Thi hành án dân sự ngày 28/8/1989 quy định: Trừ một số trường hợp Tòa án phải chủ động thi hành án còn nói chung, người được thi hành án phải có yêu cầu thì Tòa án mới tiến hành thủ tục thi hành án vì sau khi Tòa xét xử xong thì thi hành án là một giai đoạn tố tụng khác.

Trong giai đoạn tố tụng này, người được thi hành án vẫn có quyền định đoạt quyền lợi của mình, tức là họ có quyền đòi hỏi bên kia phải thi hành nhưng họ cũng có quyền hòa giải với bên kia hoặc không yêu cầu thi hành án. Vì vậy, Tòa án chỉ tiến hành thủ tục thi hành án khi người được thi hành án có yêu cầu. Mặc dù, giai đoạn này đã có Pháp lệnh Thi hành án dân sự nhưng Tòa án vẫn đảm trách chức năng thi hành án. Với hai chức năng cơ bản của mình là xét xử và thi hành án nên khối lượng công việc của Tòa án dân sự là rất lớn, nên không thể hoàn thành hết được dẫn đến tình trạng tồn đọng nhiều vụ việc, không thể giải quyết hết được. Bởi lẽ số lượng các bản án có khả năng giải quyết được lại rất ít, vì thế tình trạng số án tồn đọng từ tháng này sang tháng khác, từ năm này qua năm khác cứ kéo dài.

Về nguyên tắc, sau khi Tòa án tuyên bản án hoặc quyết định của mình thì Tòa án đã thực hiện xong chức năng xét xử. Nhưng để bản án đó có hiệu lực khả thi thì Tòa án còn phải thực hiện chức năng thi hành. Hai nhiệm vụ này có giải quyết xong thì Tòa án mới thực hiện được nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đương sự. Để ra một quyết định thi hành án, Tòa án phải cấp một bản sao bản án hoặc quyết định của mình cho người thi hành án và người được thi hành để hai bên tự nguyện thỏa thuận thi hành án cho nhau trong vòng 30 ngày. Hết 30 ngày hai bên vẫn không thỏa thuận được việc thi hành án sẽ xảy ra hai trường hợp:

Một là, Tòa án sẽ theo đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án mà can thiệp vào quá trình thi hành án đó;

Hai là, Tòa án trực tiếp tổ chức thi hành án theo quy định của pháp luật. Ở giai đoạn này Tòa án vẫn giữ vai trò chủ động trong quá trình thi hành án và trong một số trường hợp cần thiết Tòa án phải ra quyết định thi hành án ngay đó là:

- Vấn đề cấp dưỡng;

- Trả tiền bồi thường án phí;

- Bồi thường thiệt hại... và một số trường hợp khác;

Như vậy, cùng một lúc Tòa án vẫn kiêm nhiệm hai chức năng và Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1989 không thể thực hiện được điểm mạnh của mình.

Vấn đề đặt ra, Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1989 quy định chỉ có người được thi hành án mới có quyền làm đơn nộp cho Tòa án yêu cầu thi hành án, trong khi đó Hiến pháp năm 1992 quy định: “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”. Như vậy, tư tưởng chỉ đạo của Hiến pháp đã không được thể chế hóa một cách rõ ràng, cụ thể, xác đáng trong các điều khoản của Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1989. Với quy định người phải thi hành án

chỉ có quyền hoãn thi hành án trong trường hợp đặc biệt cần thiết hoặc được phía người được thi hành án và Tòa án chấp nhận. Vậy nếu người phải thi hành án cũng muốn nộp đơn yêu cầu thi hành án thì sao? Pháp luật sẽ giải quyết như thế nào? Bởi vì trường hợp này vẫn thường xảy ra sau khi có quyết định giải quyết các vụ việc của Tòa án.

Sau một thời gian thực hiện Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1989 trên thực tế đã bộc lộ nhiều nhược điểm cần khắc phục. Chính những nhược điểm này đã làm hạn chế nhiều đến kết quả của công tác thi hành án trong giai đoạn này.

Theo Báo cáo tổng kết của ngành Tòa án các năm 1990 và 1991, công tác thi hành án dân sự năm 1990 và đầu năm 1991 của nhiều Tòa án địa phương thì số lượng bản án thi hành xong chỉ đạt trên dưới 1/3 tổng số bản án phải thi hành. Điều đáng nói ở đây là trong số bản án, quyết định của Tòa án chưa được thi hành thì một số bản án, quyết định đó không có điều kiện thi hành là rất lớn. Như vậy, việc thi hành các bản án, quyết định của Tòa án không biết đến bao giờ mới kết thúc. Tòa án và người được thi hành án phải chờ đến bao giờ thì người phải thi hành án mới có điều kiện thi hành bản án, ở đây phải chăng là đã có sự ùn tắc hợp pháp ở giai đoạn này.

Một phần của tài liệu Thi hành án dân sự - qua thực tiễn tỉnh Bắc Ninh Luận văn ThS. Luật (Trang 26)