Khảo sát điều kiện làm việc của tháp C-01

Một phần của tài liệu Mô phỏng thiết kế và tối ưu hóa thu LPG nhà máy chế biến khí dinh cố ở chế độ GPP chuyển đổi bằng phần mềm hysys (Trang 117)

S ECTION 0.1 4.3 ỨNG DỤNG HYY ĐỂ MÔ PHỎNG CHẾ ĐỘ GPP CHUYỂN ĐỔI TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN KHÍ D INH

4.4.3.6 Khảo sát điều kiện làm việc của tháp C-01

Tháp Deethanizer được đưa vào vận hành với mục đích tách các cấu tử nhẹ Ethane, Methane ra khỏi sản phẩm lỏng thu được từ các thiết bị trên. Hay nói cách khác C-01 là tháp ổn định chất lượng của sản phẩm lỏng.

Trong chế độ vận hành hiện tại tháp C-01 làm việc ở áp suất 27 bar và nhiệt độ đỉnh 110C và nhiệt độ đáy 1090C. Nhiệt độ của thiết bị đun sôi lại ảnh hưởng đến lượng sản phẩm lỏng thu được.

Khi tăng nhiệt độ thì tăng khả năng bay hơi của các cấu tử. Do đó khi tăng nhiệt độ thiết bị đun sôi thì không những tăng sự bay hơi của các cấu tử nhẹ Methane, Ethane mà còn tăng khả năng bay hơi của các cấu tử nặng Propane, Butane ra theo sản phẩm đỉnh. Do đó giảm sản phẩm lỏng thu được. Ngược lại khi nhiệt độ giảm thì không những tăng lượng Butane, Propane thu được mà còn tăng hàm lượng C2 trong sản phẩm Bupro. Do đó sản phẩm lỏng LPG tăng đáng kể.

Hiện tại tiêu chuẩn của LPG khống chế theo áp suất hơi ở 7÷8,2 bar ở nhiệt độ 350C và thành phần trăm C2 phải giới hạn ≤ 2%. Do đó việc vận hành nhiệt độ của đáy tháp C-01 để đưa hàm lượng C2 trong LPG dần về giá trị 2 % thì tăng được sản phẩm LPG.

Hình 4-21: Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của hàm lượng C2 lẫn trong LPG ở đáy C- 01 từ 0,5% ÷ 2% đến hiệu suất thu hồi LPG

Nhận xét :

Khi %C2 thay đổi từ 0,5 ÷ 2 % thì lượng LPG thay đổi từ 1094 đến 1111, trung bình khi tăng % C2 trong LPG lên 1% thì sản lượng LPG tăng 10 (tonne/d).

Khi tăng %C2 trong LPG để thu sản lượng LPG cao nhất cần chú ý đến áp suất hơi bão hoà của LPG theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.

Một phần của tài liệu Mô phỏng thiết kế và tối ưu hóa thu LPG nhà máy chế biến khí dinh cố ở chế độ GPP chuyển đổi bằng phần mềm hysys (Trang 117)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w