Các hình thức trả lương tại công ty TNHH Tiên Sơn Thanh Hóa

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH TIÊN SƠN THANH HÓA (Trang 50)

3.2.3.1. Trả lương theo thời gian

Được áp dụng chủ yếu để tính lương cho bộ phận gián tiếp có nhiệm vụ quản lý, chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ. Đây là hình thức trả lương căn cứ vào thời gian lao động tại công ty để tính lương

Đối với bộ phận văn phòng công ty trên cơ sở đã thông qua Ban giám đốc Công ty cổ TNHH Tiên Sơn Thanh Hóa áp dụng tiền lương được quy đổi với từng bậc lương trong các tháng lương trong chế độ tiền lương của nhà nước

Hệ số tiền lương: được xác định bởi năng lực trình độ của cán bộ, công nhân viên trong công ty

thời gian áp dụng trong Công ty TNHH Tiên Sơn Thanh Hóa cộng với các khoản phụ cấp phải trả, tiến hành tính và trả lương cho nhân viên.

Ví dụ: Tính lương tháng 12 năm 2014 cho anh Lê Huy Hoàng là nhân viên kế toán tại công ty, hệ số lương của anh Hoàng là 1,8

Lương cơ bản của anh Hoàng là: 2.300.000 đồng/tháng. Các khoản phụ cấp:

+ Phụ cấp ăn trưa là 600.000 đồng/tháng

+ Phụ cấp xăng xe, điện thoại là 200.000đồng/tháng

 Lương thực tế = 1,8 x 2.300.000 + 600.000 + 200.000 = 4.940.000 đồng

- Tháng 12 năm 2014 anh Hoàng làm 23 ngày thực tế => Lương tháng 12/2014 của anh Hoàng là

LAnh HoàngT12/2014 = 4.940.000 x 23 ngày = 4.370.000 đồng/ tháng

26 ngày

Số tiền phải nộp Bảo hiểm là:

BHXH = Tổng mức lương x 8% = 4.370.000 x 8% = 349.600 (đồng). BHYT = Tổng mức lương x 1.5% = 4.370.000 x 1.5% = 65.550 (đồng). BHTN = Tổng mức lương x 1% = 4.370.000 x 1% = 43.700 (đồng). Vậy số tiền thực lĩnh của anh Lê Huy Hoàng là:

Tiền lương thực lĩnh = Tổng mức lương – BHXH – BHYT –BHTN = 4.370.000 – 349.600– 65.550 – 43.700 = 3.911.150 (đồng)

3.2.3.2. Trả lương theo sản phẩm

Đây là hình thức chủ yếu mà công ty áp dụng vì đa số công nhân sản xuất trực tiếp tại công ty làm theo hợp đồng đã ký kết.Công ty chỉ trả lương cho công nhân sản xuất ra sản phẩm đúng tiêu chuẩn kỹ thuật không kể đến sản phẩm làm dở dang.

Theo hình thức kế toán căn cứ vào phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành ở từng phân xưởng, từng tổ do bộ phận quản lý và trưởng nhóm bộ phận đã ký xác nhận để tính trả lương cho từng bộ phận.

Ví dụ: Tính lương tháng 12 năm 2014 cho chị Lê Thị Phương Hoa là nhân viên bộ phận bán hàng với mức lương tối thiểu 1.150.000, hệ số lương cơ bản là 1,55. số tiền phụ cấp 560.000. Lương thưởng cho hoàn thành mức chỉ tiêu đề ra là 200.000

=> Lương tháng 12/2014 của chị Hoa là

LAnh HoàngT12/2014 = 2.542.500 X 26 ngày = 2.542.500 đồng/ tháng

26 ngày

Số tiền phải nộp Bảo hiểm là:

BHXH = Tổng mức lương x 8% = 2.542.500 x 8% = 203.400 (đồng). BHYT = Tổng mức lương x 1.5% = 2.542.500 x 1.5% = 38.137,5 (đồng). BHTN = Tổng mức lương x 1% = 2.542.500 x 1% = 25.425 (đồng). Vậy số tiền thực lĩnh của chị Lê Thị Phương Hoa là:

Tiền lương thực lĩnh = Tổng mức lương – BHXH – BHYT –BHTN = 2.542.500 – 203.400– 38.137,5 – 25.425 = 2.275.537,5 (đồng)

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH TIÊN SƠN THANH HÓA (Trang 50)