Nội dung phát triển đội ngũ CBQL trường TCCN

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung cấp chuyên nghiệp tỉnh tiền giang (Trang 30)

9. Cấu trúc luận văn

1.4.2. Nội dung phát triển đội ngũ CBQL trường TCCN

Phát triển đội ngũ CBQL trường TCCN đủ số lượng, đảm bảo yêu cầu định mức biên chế ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và phù hợp với quy mô đào tạo của cơ sở theo đề án xác lập vị trí việc làm. Ngoài ra còn xét đến yếu tố giảm số lượng cơ học khi CBQL trường TCCN đến tuổi nghỉ hưu hoặc thôi không làm việc vì các lý do khác. Đòi hỏi luôn phải có số lượng CBQL trường TCCN dự nguồn đủ để đảm bảo đội ngũ kế cận cho tương lai.

1.4.2.2. Phát triển đảm bảo về cơ cấu

Cơ cấu của đội ngũ thể hiện ở các chỉ số về độ tuổi, giới tính, dân tộc, thâm niên công tác, thâm niên quản lý, vùng miền. Mục tiêu phát triển đội ngũ cán bộ QLGD trường TCCN cần phải tính đến sự hợp lý, phù hợp với nhiệm vụ được giao, sự đồng bộ của đội ngũ.

Có sự hài hòa về độ tuổi và thâm niên công tác nhằm phát huy được sức trẻ và tận dụng kinh nghiệm trong công tác. Phát huy các ưu thế của giới nữ phù hợp với đặc điểm của ngành giáo dục. Đảm bảo cân đối giữa đô thị, nông thôn, vùng khó khăn. Có cơ cấu hợp lý về chuyên môn đào tạo.

1.4.2.3. Phát triển đảm bảo chuẩn về chất lượng

Chất lượng đội ngũ CBQL trường TCCN bao gồm những yếu tố: phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, năng lực lãnh đạo, quản lý. Khi chất lượng đội ngũ CBQL trường TCCN được nâng lên sẽ dẫn đến hiệu quả quản lý tốt. Đây là một trong những yếu tố quan trọng làm cho chất lượng giáo dục ở mỗi cơ sở giáo dục ngày càng được nâng cao hơn và đảm bảo đạt mục tiêu đề ra.

Phát triển đội ngũ CBQL trường TCCN theo hướng phù hợp với chuẩn năng lực quản lý mà HT trường TCCN cần có; nâng cao chất lượng, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu; đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, có năng lực và phong cách lãnh đạo, có lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn, đáp ứng đòi hỏi ngày càng

cao của sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong công cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

1.4.3. Các yếu tố quản lý tác động, ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ CBQL trường TCCN

1.4.3.1. Sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước

Thông qua chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác cán bộ, các cơ quan quản lý và CBQL các cấp có định hướng trong việc tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển hoặc miễn nhiệm; có kế hoạch tổ chức đào tạo, bồi dưỡng CBQL nhằm nâng cao trình độ, chất lượng đội ngũ.

Các cấp ủy Đảng lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ và kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, chính sách giáo dục, đặc biệt là công tác quản lý nhà nước về giáo dục.

Các cấp chính quyền thực hiện việc rà soát, phát hiện, tuyển lựa và quy hoạch đội ngũ CBQL các trường TCCN, bảo đảm tính kế thừa, phát triển và chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ. Khai thác đầy đủ tiềm năng và có sự hỗ trợ của các cấp QLGD theo đặc thù của khu vực, của các địa phương.

1.4.3.2. Quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường TCCN

Quy hoạch cán bộ là tạo ra sự chủ động, có tính lâu dài trong công tác cán bộ. Quy hoạch đội ngũ CBQL trường TCCN là chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các cấp ủy Đảng, của sở GD-ĐT và của HT trường TCCN. Kết quả quy hoạch là cơ sở chủ yếu mang tính định hướng trong việc bố trí, sắp xếp đội ngũ CBQL trong các trường TCCN.

Quy hoạch CBQL trường TCCN có phẩm chất, năng lực quản lý tốt. Xây dựng một đội ngũ CBQL có bản lĩnh được thử thách, có tư duy mới, có tinh thần chủ động, sáng tạo, dám chịu trách nhiệm.

Nói đến công tác quản lý CBQL trường TCCN là nói đến công tác quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường TCCN. Đây là một nội dung quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ.

1.4.3.3. Tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển và miễn nhiệm CBQL trường TCCN

Các cấp quản lý thực hiện công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm và thực hiện luân chuyển CBQL các trường TCCN. Thông qua công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển và miễn nhiệm để lựa chọn những cán bộ có năng lực, phẩm chất tốt nhất để bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo; sàng lọc đối với những cán bộ QLGD không còn đủ phẩm chất, năng lực và trình độ quản lý trường học, bổ sung và hoàn thiện đội ngũ cán bộ QLGD. Luân chuyển cán bộ nhằm khắc phục tư tưởng cục bộ, khép kín, trì trệ trong công tác. Luân chuyển cán bộ QLGD là để đào tạo, rèn luyện, thử thách cán bộ, làm cho cán bộ có điều kiện để phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm của mình. Thông qua luân chuyển để bố trí, sắp xếp CBQL phù hợp với khả năng của mỗi người, nhằm gắn kết sức mạnh cá nhân đơn lẻ của mỗi người thành sức mạnh tổng hợp chung của cán bộ QLGD.

Công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển và miễn nhiệm cần đánh giá đúng thực chất và thực hiện đúng quy định.

1.4.3.4. Công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL trường TCCN

Cán bộ QLGD phải có trình độ khoa học quản lý và phải có nghệ thuật quản lý, tức người cán bộ QLGD phải có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, nắm chắc chuyên môn và nghiệp vụ quản lý. Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ cán bộ QLGD vừa là mục tiêu, vừa là biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Qua công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ QLGD nhằm hoàn thiện và nâng cao về trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ. Đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ cán bộ QLGD trường TCCN về kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, rèn luyện phẩm chất đạo đức, kiến thức pháp luật; kiến thức văn hóa; … để giúp bản thân họ có đủ trình độ và khả năng hoàn thành nhiệm vụ, chức năng và nhiệm vụ.

1.4.3.5. Công tác thanh tra, kiểm tra và đánh giá chất lượng đội ngũ CBQL trường TCCN

Thanh tra, kiểm tra CBQL trường TCCN nhằm đảm bảo việc thi hành pháp luật, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực giáo dục. Đánh giá cán bộ QLGD để làm rõ năng lực, trình độ, kết quả công tác, phẩm chất đạo đức làm căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đề bạt, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chính sách đối với CBQL. Thực hiện công tác đánh giá cán bộ QLGD trường TCCN còn nhằm tạo động lực cho cán bộ phấn đấu, rèn luyện, có sự điều chỉnh cá nhân phù hợp với những tiêu chuẩn của đội ngũ.

Việc phát triển đội ngũ CBQL trường TCCN cần đảm bảo công tác thanh tra, kiểm tra và đánh giá chất lượng đội ngũ chính xác và tin cậy.

1.4.3.6. Chế độ, chính sách đối với đội ngũ CBQL trường TCCN và các điều kiện hỗ trợ hoạt động quản lý trường TCCN

Chế độ và chính sách đãi ngộ đối với cán bộ là một trong những nhiệm vụ của cơ quan quản lý và của người quản lý đối với một tổ chức. Chế độ, chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với đội ngũ cán bộ sẽ làm cho họ an tâm công tác, rèn luyện phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu công việc. Mặt khác, việc quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các địa phương, các ngành chăm lo phát triển giáo dục, đầu tư kinh phí xây dựng CSVC, trang thiết bị dạy học,

tăng cường giao lưu hợp tác trong lĩnh vực GD-ĐT với các nước có nền giáo dục phát triển sẽ giúp cho hoạt động QLGD ở các trường TCCN thuận lợi và phát triển mạnh mẽ.

Việc xây dựng, thực hiện các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ CBQL trường TCCN và thực hiện các điều kiện hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ đối với CBQL trường TCCN hiện nay cũng còn nhiều điểm bất cập, trong khi đó đây là vấn đề cấp thiết, là động lực để phát triển đội ngũ CBQL về số lượng và chất lượng. Do vậy, cần phải tập trung đánh giá thực trạng, tổng kết rút kinh nghiệm những giải pháp đã làm từ đó đưa ra cách thức để giải quyết vấn đề này một cách thiết thực, phù hợp với tình hình mới.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Chương 1 đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ CBQL trường TCCN, trong đó đã đề cập đến những nội dung cơ bản:

- Các khái niệm về cán bộ, đội ngũ, đội ngũ CBQL trường TCCN, phát triển- phát triển đội ngũ CBQL trường TCCN, giải pháp và giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường TCCN;

- Lý luận về phát triển, phát triển đội ngũ CBQL, vai trò và vị trí CBQL trường TCCN,..

Một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH đất nước là phát huy nguồn lực con người. Trong đó, GD-ĐT giữ vai trò chủ lực của sự phát triển. Giáo dục TCCN có một vị trí hết sức quan trọng, nó vừa cung cấp

nhân lực cho sự phát triển kinh tế xã hội, vừa góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo, phát triển bền vững đất nước.

Một trong những nhân tố có tính quyết định việc nâng cao chất lượng GD-ĐT, quyết định hiệu quả đào tạo và đổi mới trường TCCN phù hợp với yêu cầu của thời đại chính là đội ngũ CBQL trường TCCN. Chính vì vậy, việc xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường TCCN được coi là một trong những vấn đề có tính đột phá để giải quyết bài toán chất lượng giáo dục nghề nghiệp hiện nay.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CBQL CÁC TRƯỜNG TCCN TỈNH TIỀN GIANG

2.1. Khái quát về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội và GD-ĐT tỉnh Tiền Giang

2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên tỉnh Tiền Giang

Tiền Giang ở vùng châu thổ sông Cửu Long, thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Bắc và Đông Bắc giáp Long An và TP. Hồ Chí Minh, Tây giáp Đồng Tháp, Nam giáp Bến Tre và Vĩnh Long, Đông giáp biển Đông. Tiền Giang nằm dọc bờ Bắc sông Tiền với chiều dài 120km với diện tích tự nhiên là 2.482 km2, dân số năm 2013 là 1,69 triệu người, mật độ dân số 674

người/km2. Đây là tỉnh có diện tích nhỏ nhưng mật độ dân số cao nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Tỉnh Tiền Giang có địa hình bằng phẳng, với độ dốc nhỏ hơn 1% và độ cao từ 0 mét đến 1,6 mét so với mặt nước biển. Đất đai của tỉnh phần lớn là nhóm đất phù sa trung tính, ít chua dọc sông Tiền chiếm khoảng 53% diện tích toàn tỉnh, thuận lợi nguồn nước ngọt, từ lâu đã được đưa vào khai thác sử dụng, hình thành vùng lúa năng suất cao và vườn cây ăn trái chuyên canh của tỉnh; còn lại 19,4% là nhóm đất phèn và 14,6% là nhóm đất phù sa nhiễm mặn...Tiền Giang có khu vực giáp biển Đông thuộc huyện Gò Công Đông với bờ biển dài 32 km nằm kẹp giữa các cửa sông lớn là Xoài Rạp và cửa Tiểu,

cửa Đại thuộc hệ thống sông Tiền. Vị trí này rất thuận lợi cho nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Khí hậu Tiền Giang mang tính chất nội chí tuyến - cận xích đạo và khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nhiệt độ bình quân cao và nóng quanh năm. Nhiệt độ bình quân trong năm là 27oC - 27,9oC. Với 2 mùa rõ rệch là mùa mưa và mùa khô.

Toàn tỉnh có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, thành phố, thị xã. Thành phố Mỹ Tho là đô thị loại 2. Thị xã Cai Lậy được quyết định hình thành từ 30/4/2014. Toàn tỉnh có 169 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn.

Tiền Giang là nơi tọa lạc của trường Đại học Tiền Giang, Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt Nam bộ, có ba trường Cao đẳng, tám trường TCCN và các trường dạy nghề. Tiền Giang cũng là nơi tập trung nhiều bệnh viện và có hệ thống y tế cơ sở đầy đủ từ tuyến xã, huyện và cấp tỉnh.

Tuy có một ít khó khăn về điều kiện tự nhiên nhưng Tiền Giang có vị trí khá thuận lợi mà trước đây là một trong những trung tâm văn hóa, giáo dục Nam bộ.

Tình hình kinh tế tiếp tục ổn định và tăng trưởng ở mức 9,5% trong năm 2013. Sản xuất công nghiệp giữ nhịp độ tăng khá; sản xuất nông nghiệp, lĩnh vực dịch vụ, lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa - xã hội đạt kết quả tốt, có nhiều chuyển biến tích cực; quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; công tác bảo đảm an sinh xã hội được đẩy mạnh, hoạt động chăm lo đối tượng chính sách, hộ nghèo được tăng cường tốt hơn; nhiều vấn đề xã hội bức xúc cơ bản được giải quyết .v.v...

2.1.3. Khái quát về GD-ĐT tỉnh Tiền Giang

Sự nghiệp GD-ĐT Tiền Giang có những bước phát triển mới. Hệ thống mạng lưới trường học được xây dựng và phát triển rộng khắp các địa bàn xã, phường, thị trấn. Các trường mầm non, phổ thông được nâng cấp đặc biệt là hình thành được các trường TCCN, trường trung cấp nghề, trong đó có 04 trường TCCN trực thuộc Sở GD-ĐT là: trường trung cấp Kinh tế- Kỹ thuật Tiền Giang, trường trung cấp Kỹ thuật – Nghiệp vụ Cái Bè, trường trung cấp Kinh tế- Công nghệ Cai Lậy và trường trung cấp Bách khoa Gò Công; tỉnh cũng đã tập trung đầu tư xây dựng mới nhiều cơ sở trường học và trang bị thiết bị dạy học mới, từng bước đáp ứng được nhu cầu học tập của nhân dân.

2.1.3.1. Quy mô về GD-ĐT tỉnh Tiền Giang

Theo số liệu thống kê năm học 2013-2014 mạng lưới trường, lớp, qui mô học sinh và đội ngũ giáo viên giảng dạy lien quan bậc TCCN được tổng hợp cụ thể như sau:

- Về mạng lưới trường TCCN: hiện có 04 trường TCCN trực thuộc Sở GD- ĐT.

- Về qui mô học sinh TCCN: năm 2013 có 1.316 học sinh TCCN ở các trường trực thuộc Sở GD-ĐT, trong đó tuyển mới 397 học sinh.

- Giáo viên bậc TCCN: có 379 cán bộ, giáo viên, nhân viên (không tính Trường Đại học Tiền Giang), trong đó 36 cán bộ quản lý, 236 giáo viên giảng

dạy. Riêng khối các trường TCCN trực thuộc Sở GD-ĐT có 116 giáo viên giảng dạy, 30 CBQL (bao gồm HT, PHT và trưởng các phòng khoa). Về trình độ đào tạo của giáo viên bậc TCCN: có 1 Phó Giáo sư Tiến sỹ, 23 Nghiên cứu sinh và Thạc sỹ, 14 Bác sĩ Chuyên khoa I, II còn lại 100% giáo viên giảng dạy đã đạt chuẩn.

( Nguồn: Chi cục thống kê Tiền Giang) 2.1.3.2. Chất lượng GD-ĐT

Chất lượng GD-ĐT là một trong những nội dung mà các cấp QLGD luôn quan tâm chỉ đạo, đảm bảo thực hiện được mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

Chất lượng dạy và học ở Tiền Giang ngày càng được nâng cao và vững chắc. Hoạt động dạy học ở các trường đi vào nền nếp. Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách soạn giảng theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học học sinh có nhiều chuyển biến. Dạy học dựa vào chuẩn kiến thức, kỹ năng đã đi vào nề nếp, bước đầu đạt hiệu quả, công tác xây dựng chuẩn đầu ra ở các trường TCCN được xem trọng. Cách kiểm tra, đánh giá học sinh được thực hiện nghiêm túc, đúng theo yêu cầu, quy định của Bộ GD-ĐT. Tuy

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung cấp chuyên nghiệp tỉnh tiền giang (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w