Những hạn chế, bất cấp của pháp luật thực định quy định về hoạt động

Một phần của tài liệu Việc nâng cao vai trò của Quốc hội trong giám sát hoạt động ký kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế ở Việt Nam và kinh nghiệm nước ngoài (Trang 72)

động giám sát của Quốc hội trong quá trình ký kết, gia nhập và thưc hiện Điều ước quốc tế.

Pháp luật thực định quy định về hoạt động giám sát của Quốc hội trong quá trình ký kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế đã quy định về thẩm quyền giám sát, đối tượng giám sát, phương thức giám sát, phương thức giám sát, hậu quả pháp lý sau giám sát… trong hoạt động ký kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế, góp phần tạo hành lang pháp lý trong hoạt động giám sát cũng như hoạt động ký kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế. Tuy nhiên, trên thực tế, sau nhiều năm thực hiện Luật ký kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội cho thấy, pháp luật của nước ta quy định về hoạt động giám sát trong quá trình ký kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế vẫn còn một số bất cập, cần

68

phải nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về hoạt động giám sát cũng như hoạt động ký kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế. Trong phần này, Luận văn sẽ phân tích một vài ví dụ để chứng minh cho những bất cập trong quy định của pháp luật trong thực tiễn hoạt động giám sát của Quốc hội trong quá trình ký kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế.

Thứ nhất, Tại Khoản 1 Điều 32 Luật ký kết, gia nhập và thực hiện Điều ước

quốc tế 2005 quy định “Quốc hội quyết định phê chuẩn điều ước quốc tế cho Chỉ

tịch nước trực tiếp ký với người đứng đầu nhà nước khác, phê chuẩn các điều ước quốc tế khác theo đề nghị của Chủ tịch nước”.

Luật không quy định rõ trong trường hợp như thế nào thì Chủ tịch nước phải đề nghị Quốc hội phê chuẩn. Như vậy, chúng ta có thể hiểu quy định này là thông thường thì chủ tịch nước phê chuẩn điều ước quốc tế, tuy nhiên khi có “sự cần thiết” hay “lý do chính đáng” thì Chủ tịch nước đề nghị phê chuẩn. Nhưng lúc nào là “cần thiết” và lý do nào là “chính đáng” không được Luật đề cập. Cho nên việc đề nghị Quốc hội phê chuẩn chưa thực sự được tiến hành theo quy củ.

Thực tiễn thi hành quy định của pháp luật về phê chuẩn Điều ước quốc tế cũng đi theo hướng này, rất ít Điều ước quốc tế được Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội phê chuẩn. Trong lĩnh vực thương mại, Hiệp định thương mại Việt – Mỹ 2001 là hiệp định thương mại duy nhất của Việt Nam được Quốc hội phê chuẩn tính đến nay. [24]

Như vậy, Chính phủ cần xây dựng văn bản hướng dẫn cụ thể những trường hợp có lý do chính đáng và sự cần thiết phải có sự phê chuẩn của Quốc hội như:

- Xét về ý nghĩa là tầm quan trọng và phạm vi điều chỉnh thì Quốc hội – Cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân cần là cơ quan đưa ra quyết định chấp nhận hiệu lực pháp lý của Điều ước quốc tế này;

- Kết quả rà soát pháp luật của Chính phủ cho thấy có những quy định trong Điều ước quốc tế chưa phù hợp hoặc chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội;

69

- Xét về tính phức tạp và tổng hợp của Điều ước quốc tế cho thấy Điều ước này cần được xem xét, phân tích và đánh giá ở mức độ chi tiết và cẩn trọng;

- Theo quy định thì Điều ước quốc tế cần phải được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn. Ví dụ như trong nhiều tuyên bố của Việt Nam tại đàm phán gia nhập WTO có đề cập tới việc Quốc hội Việt Nam phê chuẩn việc gia nhập WTO (đoạn 119 của báo cáo gia nhập) do đó nếu Chủ tịch nước phê chuẩn sẽ không hoàn toàn phù hợp với các tuyên bố của Việt Nam trong đàm phán gia nhập WTO.

Thứ hai, Điều 33 quy định về Điều ước quốc tế phải thẩm tra có quy định:

“Điều ước quốc tế trình Quốc hội phải được thẩm tra”. Quy định như vậy là quá hẹp. Những Điều ước quốc tế do Chủ tịch nước phê chuẩn có liên quan đến các vấn đề hệ trọng như: An ninh quốc gia, hòa bình, biên giới, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân… Thiết nghĩ cần phải thẩm tra trước khi phê chuẩn, trong đó Ủy ban Thường vụ Quốc hội có ý kiến về các vấn đề quan trọng như sự cần thiết của điều ước, giải pháp xử lý đối với các điều khoản trái hoặc chưa được quy định trong văn bản luật, pháp lệnh để đảm bảo tính thực thi của Điều ước. Nếu các điều ước này sau khi ký không qua thủ tục thẩm tra thì việc phê chuẩn của Chủ tịch nước sẽ mang tính hình thức và không thể hiện được ý chí đại diện của nhân dân.

Thứ ba, Điều 102 của Luật ký kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế quy

định: “Xem xét Điều ước quốc tế đang có hiệu lực của Chủ tịch nước, Chính phủ

quyết định ký kết, gia nhập có dấu hiệu trái Hiến pháp” [22]

Một là, với quy định này có thể được hiểu là đã không đề cao trách nhiệm của các cơ quan thẩm định Điều ước. Điều ước quốc tế trước khi được ký kết phải được Bộ Tư pháp thẩm định. Việc thẩm định mặc dù đã được quy định khá đầy đủ về Hồ sơ thẩm định, thời gian thẩm định… nhưng nếu thẩm định không kỹ, người thẩm định không có chuyên môn… thì việc ký kết, gia nhập Điều ước quốc tế sẽ không đạt được mục tiêu hướng tới của nhà nước ta và việc Quốc hội phải xem xét Điều ước quốc tế đang có hiệu lực là một giải pháp không phải là tối ưu.

70

Hai là, với quy định này có thể được hiểu, Quốc hội là “rào chắn quan trọng” của Điều ước quốc tế. Nếu Điều ước quốc tế có dấu hiệu trái Hiến pháp thì Quốc hội có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ, tạm đình chỉ… Điều ước quốc tế, nhằm hạn chế những tác động xấu của Điều ước quốc tế đã có hiệu lực trong các quan hệ xã hội mà điều ước điều chỉnh.

Thứ tư, Trong phương thức giám sát của Quốc hội tại Khoản 1, Điều 102, Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế quy định các phương thức giám sát tối cao của Quốc hội thông qua các hoạt động:

- Xem xét báo cáo về hoạt động ký kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế của Chủ tịch nước, Chính phủ;

- Xem xét báo cáo của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về việc cho ý kiến đối với việc đàm phán, ký, gia nhập Điều ước quốc tế có quy định trái hoặc chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, điều ước quốc tế mà để thực hiện cần sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội;

- Xem xét Điều ước quốc tế đang có hiệu lực do Chủ tịch nước, Chính phủ quyết định ký kết, gia nhập có dấu hiệu trái với Hiến pháp;

- Xem xét việc trả lời chất vấn của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về hoạt động ký kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế.

Luật ký kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế 2005 chưa quy định một phương thức hữu hiệu trong quá trình thực hiện Điều ước quốc tế đó là việc thành lập các Đoàn giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội đặc biệt là Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội. Trên thực tế, việc Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội đã tiến hành thành lập nhiều đoàn giám sát việc thực hiện các Điều ước quốc tế như: Trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội đã có kế hoạch giám sát chuyên đề: “Việc thực hiện các hiệp định, hiệp ước về biên giới giữa Việt Nam với các nước láng giềng” và thực tế đã tổ chức nhiều

71

đoàn giám sát chuyên đề. Ví dụ năm 2009, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội đã tổ chức đoàn giám sát “Việc thực hiện các điều ước và thỏa thuận trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa – giáo dục và khoa học – kỹ thuật giữa Việt Nam và Lào giai đoạn 2000- 2008”; giám sát việc thực hiện Hiệp định phân định Vinh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá Việt Nam – Trung Quốc… Đây là vấn đề không mới và mặc dù trong pháp luật nước ta chưa có quy định về phương thức giám sát này của Quốc hội trong quá trình đàm phán điều ước quốc tế nhưng trên thực tế Quốc hội đã tiến hành hoạt động này trên một số Điều ước quốc tế quan trọng. [30] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên đây là một số những hạn chế của pháp luật quy định về hoạt động giám sát của Quốc hội trong quá trình ký kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế mà Luận văn sẽ nêu ra một số đề xuất và giải pháp mang tính khả thi để góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật làm cơ sở pháp lý cho hoạt động giám sát và hoạt động ký kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế ngày càng được tốt hơn.

Một phần của tài liệu Việc nâng cao vai trò của Quốc hội trong giám sát hoạt động ký kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế ở Việt Nam và kinh nghiệm nước ngoài (Trang 72)