0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Bàn luân

Một phần của tài liệu ĐỊNH LƯỢNG ĐỒNG THỜI METRONIDAZOL VÀ SPIRAMYCIN TRONG VIÊN NÉN BẰNG PHƯƯONG PHÁP QUANG PHỔ UV VIS (Trang 47 -47 )

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp sản xuất và bào chế thuốc hiện nay cho phép kết hợp nhiều thành phần hoạt chất vào cùng một chế phẩm để đạt được nhiều mục đích điều trị. Việc định lượng chính xác các thành phần trong cùng một chế phẩm là rất quan trọng bởi hàm lượng cũng như tỷ lệ hàm lượng của các thành phần đó đóng những vai trò quyết định đối với hiệu quả sử dụng.

4- Các phương pháp định lượng chế phẩm đa thành phần đã được nghiên cứu và ứng dụng

Ngày nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu định lượng các chế phẩm đa thành phần, sử dụng nhiều phương pháp định lượng khác nhau như HPLC, phương pháp phân tích đa cấu tử (MCA), phương pháp đo quang phổ tử ngoại UV-Vis.

■ PhưoTig pháp HPLC một phương pháp phân tích hiện đại, được sử

dụng rất rộng rãi trong phân tích kiểm nghiệm dược phẩm, ư u điểm chung của phương pháp HPLC là có sự ổn định và có độ chọn lọc cao, tiến hành nhanh chóng và có thể áp dụng để định tính và định lượng các hoạt chất trong hỗn họp mà không cần chiết tách riêng biệt. Việc chuẩn bị mẫu thử cũng đơn giản, chỉ cần lựa chọn được dung môi hoà tan và pha loãng thành các dung dịch thử (hoặc dung dịch chuẩn). Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi thiết bị ÍÍPLC đắt tiền, chi phí dung môi khá tốn kém mà không phải cơ sở nào cũng đủ điều kiện để tiến hành.

■ Phương pháp MCA là phương pháp mới, dựa trên khả năng hấp thụ quang phổ tử ngoại của các thành phần hoạt chất, sử dụng máy quang phổ thông thưÒTig và có sự hỗ trợ của phần mềm máy tính điện tử. Phương pháp này cho kết quả nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm thời gian, công sức cũng như dung môi hoá chất. Tuy nhiên, phương pháp cũng không

tránh khỏi những hạn chế như chịu sự ảnh hưởng của các tạp chất, tá dược, chất bảo quản có tính chất hấp thụ quang; và là phương pháp mới nên chưa được ứng dụng rộng rãi ở các cơ sở sản xuất, kiểm nghiệm, ế- Phương pháp định lượng chế phẩm đa thành phần bằng phương pháp quang phổ UV-Vis

Phương pháp quang phổ hấp thụ ƯV-Vis là phương pháp đã được sử dụng rộng rãi để định lượng hoạt chất có khả năng hấp thụ ánh sáng tử ngoại khả kiến. Định lượng hỗn hợp các thành phần có khả năng hấp thụ quang bằng phương pháp quang phổ UV-Vis thưòng sử dụng các kỹ thuật sau;

■ Chiết tách riêng biệt các thành phần trong hỗn hợp, đo độ hấp thụ quang của từng thành phần đó. Quá trình chiết tách này phức tạp, tốn kém dung môi hoá chất và cho kết quả có sai số lớn.

■ Đo mật độ quang của các dung dịch thử lần lượt tại các bước sóng hấp thụ cực đại của các thành phần trong hỗn hợp. Kỹ thuật này yêu cầu hoặc tiến hành mẫu chuẩn song song hoặc phải biết hệ số hấp thụ riêng

của từng thành phần tại các bước sóng phân tích (ví dụ, muốn định lượng

hỗn hợp ME và SP tại các bước sóng 319nm và 232nm thì phải biết 4 thông số là của SP và ME, ^ của SP và ME). Tuy nhiên, các tài liệu tham khảo thường chỉ cho hệ số hấp thụ riêng tại bước sóng hấp thụ cực đại của chất đó. Còn ở các bước sóng khác, thông số này phải tự xác định qua thực nghiệm, vậy nên sẽ dẫn đến sai số.

Phương pháp định lượng bằng phương pháp quang phổ UV-Vis mà chúng tôi xây dựng không yêu cầu chiết tách các thành phần riêng rẽ, cũng không càn phải biết từng hệ số hấp thụ riêng. Phương pháp này dựa trên cơ sở lý thuyết là định luật Lambeer-Beer và cơ sở thực tiễn là có một trong hai thành phần không hấp thụ quang ở bước sóng cực đại của thành phần còn lại (SP không hấp thụ quang ở bước sóng 319nm-bước sóng hấp thụ cực đại của

ME). Bởi vậy, chỉ cần pha loãng dung dịch hỗn hợp và đo độ hấp thụ quang của các dung dịch này tại hai bước sóng 232nm và 3 19nm là hoàn toàn có thể tìm ra nồng độ từng hoạt chất trong hỗn hợp.

*- Phương pháp định lượng chế phẩm chứa ME và SP theo các TCCS trong nước.

Phưong pháp định lượng chế phẩm chứa ME và SP của các TCCS là một quá trình không đồng thời, định lượng ME theo phương pháp quang phổ UV-Vis và định lượng SP theo phương pháp vi sinh vật.

Định lưọng SP bằng phương pháp vi sinh vật yêu cầu cơ sở vật chất nghiêm ngặt và thường mất nhiều thời gian, không phải cơ sở sản xuất, kiểm nghiệm nào cũng đáp ứng được.

Định lượng ME bằng phương pháp quang phổ UV-Vis cũng dựa trên cơ sở một thành phần trong hỗn họp không hấp thụ quang ở bước sóng cực đại của thành phần kia (SP trong môi trường acid không hấp thụ quang ở bước sóng 277nm- bước sóng hấp thụ cực đại của ME). Tuy nhiên, với những kết quả khảo sát phổ hấp thụ tử ngoại mà chúng tôi tiến hành trong khoá luận, chúng tôi nhận thấy SP có hấp thụ quang ở 277nm, và ảnh hưởng 3,16% tới kết quả định lượng ME. Với kết quả so sánh giá trị trung bình và độ lặp lại của PPl và PP2 - đối với kết quả định lượng ME - cho thấy phương pháp định lượng ME theo TCCS cho sai số lón hơn.

Với những kết qủa đạt được qua khoá luận tốt nghiệp này, chúng tôi mong muốn ngày càng có nhiều chế phẩm đa thành phần được xây dựng quy trình định lượng bằng phưong pháp đo quang phổ UY-Vis không cần chiết tách thành phần, nhằm góp phần giảm thiểu chi phí cũng như thời gian dành cho công việc định lượng này.

PHẦN 3

KÉT LUẬN VÀ ĐÈ XUẤT

Một phần của tài liệu ĐỊNH LƯỢNG ĐỒNG THỜI METRONIDAZOL VÀ SPIRAMYCIN TRONG VIÊN NÉN BẰNG PHƯƯONG PHÁP QUANG PHỔ UV VIS (Trang 47 -47 )

×