Những yếu tố làm hạn chế hiệu quả kinh doanh muối củaTổng công ty Muối Việt nam.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KINH DOANH MUỐI VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH MUỐI CỦA TỔNG CÔNG TY MUỐI VIỆT NAM (Trang 31 - 35)

Muối Việt nam.

a. Yếu tố con người.

Từ ngành kinh tế được bao cấp nặng nề và kéo dài chuyển sang hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường nên cán bộ công nhân viên trong các doanh nghiệp quốc doanh muối gặp nhiều khó khăn lúng túng, không dễ dàng thích ứng được với kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh trong cơ chế thị trường. Các xí nghiệp quốc doanh muối cũng nằm trong tình trạng đó. Đội ngũ cán bộ công nhân viên của Tổng Công ty Muối trong thời kỳ này rất đông, họ ít có tính năng động sáng tạo mà chủ yếu làm theo mệnh lệnh khi có những đổi mới trong cơ chế kinh doanh, Nhà nước thực hiện cạnh tranh trong ngành muối, Tổng công ty đã có rất nhiều cố gắng giảm bớt lao động dôi dư và không có trình độ. Đội ngũ lao động trong các xí nghiệp trực thuộc Tổng công

ty Muối có trình độ rất thấp hoặc không được đào tạo nên khả năng tìm kiếm việc mới rất khó. Mặc dù không có việc làm hoặc việc làm không thường xuyên và mức lương thấp nhưng ít người từ nguyện thôi việc theo chế độ. Các giám đốc công ty các đơn vị thành viên không có quyền tự quyết mà phải thực hiện theo những quy định của Nhà nước về lao động. Vì thế việc giảm lượng lao động để phù hợp với điều kiện kinh tế đã có nhưng chưa đạt kết quả, luôn luôn tồn tại một lực lượng lao động không có việc làm hoặc có việc nhưng không thường xuyên. Bộ máy quản lý vẫn còn những bất hợp lý kém hiệu quả.

Các doanh nghiệp Muối nhà nước không phải là những công ty “ màu mỡ” để hút lực lượng lao động trẻ có tri thức năng động.

Việc đào tạo cán bộ quản lý kinh doanh thông qua việc gửi cán bộ công nhân viên học các lớp nghiệp vụ và tham gia hội thảo ... để tiếp cận với các kiến thức mới về kinh tế thị trường, nghệ thuật kinh doanh, kiến thức về quản trị kinh doanh hiện đại đã giúp CBCNV hiểu biết hơn rất nhiều để vận dụng trong các hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên do hạn chế nhiều về tuổi tác thời gan đào tạo, bồi dưỡng nên chất lượng của đội ngũ cũng chưa thể đạt được yêu cầu gấp gáp của điều kiện kinh doanh mới . Mặt khác số lượng lao động được đi đào tạo lại không phải là nhiều.

Tình hình lao động của Tổng công ty Muối Việt Nam

Chỉ tiêu Tổng số Nữ

1 2 3

Tổng số lao động 1590 500

1. Trình độ văn hoá - Không biết đọc viết

- Cấp I 163 60

- Cấp II 572 224

- Cấp III 607 339

- Không qua đào tạo 898 474

- Sơ cấp 77 2

- Trung cấp 235 117

- Cao đẳng, đại học 129 30

- Trên đại học 1

- Số được đào tạo lại 68 30

3. Tuổi đời bình quân 40 38,7

4. Cán bộ lãnh đạo - Giám đốc bí thư 12 1 -Phó giám đốc, phó bí thư 16 1 1 2 3 - Trưởng phòng 63 13 - Phó phòng 44 5 Lao động có thời hạn 1160 400 Lao động hành chính sự nghiệp 175 50

Lao động có thời hạn ( 1- 3 năm) 262 62

Lao động vụ việc < 1 năm 123 23

Nguồn số liệu : Phòng Tổ chức hành chính Tổng Công ty Muối)

Theo bảng số liệu trên cho thấy số lao động có việc không thường xuyên và lao động vụ việc chiếm khoảng 24% tổng số lao động. Lao động nữ là 500 người chiếm 30% tổng số lao động.

Về trình độ chuyên môn số lao động không qua đào tạo chiếm quá cao 898 người trên tổng số 1590 người. Toàn Tổng công ty chỉ có một người trình độ trên đại học.

Với số lượng lao động quá đông, trình độ lao động rất hạn chế đã ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh làm cho hiệu quả hoạt động kinh doanh thấp kém.

Hiện nay số lượng công việc của Tổng công ty rất nhiều đối với người có trình độ từ trung cấp, đại học trở lên và rất thấp sovới mặt bằng trình độ chung của Tổng Công ty Muối. Chính vì vậy xảy ra tình trạng lao động thiếu thì rất thiếu còn lao động thừa lại quá thừa. Chúng ta thiếu những lao động những cán bộ công nhân viên có năng lực làm việc, những người lãnh đạo nhạy bén năng động trong kinh doanh. Mặt khác công ty lại thừa số lớn một lực lượng lao động quá ỷ lại vào cấp trên những lao động không có chính kiến, nhưng suy nghĩ đóng góp riêng vào sự phát triển tích cực của Tổng công ty. Họ không phát huy được tính sáng tạo và sở trường của mình trong công việc. Do đó lực lượng lao động này dù có trình độ nhưng đa phần là không có trình độ do cách làm việc quá “ cứng nhắc”, “ bảo thủ” bảo sao làm vậy, đã vô tình tạo ra tính “ ỳ” cho nên công việc đạt hiệu quả rất thấp.

Theo bảng số liệu Tổng công ty vẫn còn một số cán bộ có trình độ trung cấp do đó đội ngũ này cần phải được đào tạo nâng cao kiến thức, tay nghề.

Để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh, lao động là một nhân tố quan trọng nhưng nhân tố quyết định đến hiệu quả kinh doanh lại là trình độ sử dụng khoa học kỹ thuật và sản xuất kinh doanh. Vì thế để kinh doanh muối mang lại những thành công đòi hỏi người lao động cán bộ nhân viên toàn Tổng công ty phải có một trình độ am hiểu về công việc chuyên môn, với người lãnh đạo phải là người có khả năng tổ chức quản lý, ngoài kinh nghiệm bản thân phải không ngừng học hỏi những kiến thức quản lý hiện đại. Mặt khác qua khảo sát thực tế thấy rằng đối với đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ đại học, cao đẳng trong tổng số cán bộ công nhân viên còn rất khiêm tốn, chưa đạt yêu cầu trong điều kiện kinh doanh hiện nay. Với đội ngũ cán bộ lãnh đạo cần phải được trẻ hoá trong thời gian tới, theo tình hình hiện nay các giám đốc xí nghiệp, các trưởng phó phòng của Tổng công ty có tuổi trung bình trên 45 chiếm quá nửa, họ là những người ít năng nổi, nhạy bén với sự biến động của môi trường.

Ngoài ra thu nhập thấp lương bình quân của Tổng công ty năm 1998 là 475.000 đ/người nhưng có đơn vị lương chỉ từ 250000 - 350000đ/ người với mức lương quá thấp không kích thích vật chất, tinh thần hợp lý nên không thể tăng cường hiệu suất làm việc của người lao động.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KINH DOANH MUỐI VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH MUỐI CỦA TỔNG CÔNG TY MUỐI VIỆT NAM (Trang 31 - 35)