Những tồn tại, nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giới thiệu chung về điện lực Hà Tây (Trang 42 - 44)

9 Huyện Chương Mỹ

4.2 Những tồn tại, nguyên nhân

a) Tồn tại

Bước đầu triển khai còn nhiều cơ sở, xã rất lúng túng, tiến độ chậm. Một số xã như Vạn Phúc (thị xã Hà Đông), Vạn Điểm (Thương Tín), Hữu Bằng

(Thạch Thất), xã Đồng Tâm (Mỹ Đức), thị trấn Xuân Mai, Chúc Sơn (Chương Mỹ) lúc đó đang đề nghị Điện lực Hà Tây bán điện trực tiếp đến hộ dân nông thôn nên chuyển đổi mô hình chậm. Riêng địa bàn thuộc 2 trạm MBA thuộc xã Cát Quế (Hoài Đức) do tư nhân đầu tư và quản lý bán điện, hiện tại có vi phạm sử dụng điện, Công an tỉnh Hà Tây đang điều tra nên chưa tiến hành lập hồ sơ thủ tục chuyển đổi MHQL điện.

Mặc dù bước đầu xác lập tư cách pháp nhân trong kinh doanh bán điện ở nông thôn nhưng các tổ chức này đi vào hoạt động còn nhiều khó khăn, đó là:

Lưới điện nhiều nơi không đảm bảo an toàn cung cấp điện, đã xuống cấp chưa được đầu tư cải tạo lại, phạm vi bán kính cấp điện rộng, hệ thống công tơ phần lớn đã cũ chưa được kiểm định và kiểm định lại.

Việc ký kết hợp đồng mua bán điện đến hộ dân chưa được thực hiện (mới chỉ có 15-20% số tổ chức tiến hành ký hợp đồng mua bán điện đến hộ dân nông thôn), mở sổ sách hạch toán kinh doanh chưa được nề nếp đúng quy định. Giá điện tuy đã được tính toán lên định mức nhưng trong thực tế tổn thất điện năng còn cao quá 30% (trong tính toán cho phép 20-25%). Điều này làm ảnh hưởng lớn đến viêc trích khấu hao TSCĐ và khấu hao bảo dưỡng sửa chữa lớn., tạo ra một vòng luẩn quẩn: Tổn thất điện năng lớn, trích khấu hao bảo dưỡng sửa chữa ít càng làm cho tổn thất điện năng lớn hơn.

Đội ngũ thợ điện còn quá đông so với định mức ngành điện áp dụng cho quản lý điện nông thôn (250 công tơ cần 1 lao động), năng lực còn nhiều hanh chế, còn gần 50% số công nhân đang làm việc chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật còn rất nhiều.

Trong lĩnh vực sử dụng điện còn rất nhiều vấn đề phức tạp từ nhận thức, ý thức sử dụng điện chưa cao, chưa tiết kiệm.

b) Nguyên nhân

Chuyển đổi mô hình quản lý điện nông thôn là một công việc mới làm, nên nhận thức lúc đầu của một số cán bộ, đặc biệt là những người đang thực hiện quản lý điện nông thôn chưa hiểu rõ, ngại khó, thậm trí không muốn triển khai, trong đó có tư tưởng sợ mất lợi sau khi chuyển đổi nên ỷ lại trông chờ.

Kinh phí chi cho công tác chuyển đổi ở các cấp đều chưa có trong kế hoạch. Phần lớn chuyển đổi mô hình quản lý điện nông thôn là các HTX, còn nhiều khó khăn về tài chính.

Nhiều địa phương do lưới điện chưa đảm bảo quá trình quản lý bán điện nhiều năm lỗ, giá điện cao, không có tổ chức, hộ kinh doanh nào đăng kýkinh doanh điện, xã phải chủ động giao cho HTX nông nghiệp quản lý.

Có địa phương do xuất phát từ nguồn đầu tư lưới điện nông thôn bằng nhiều nguồn (tập thể có, cá nhân có,tư nhân) nên có nhiều người xin được quản lý bán điện, dẫn đến việc lựa chọn phương án kinh doanh khó khăn.

Một phần của tài liệu Giới thiệu chung về điện lực Hà Tây (Trang 42 - 44)