Thành tựu, nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giới thiệu chung về điện lực Hà Tây (Trang 41 - 42)

9 Huyện Chương Mỹ

4.1 Thành tựu, nguyên nhân

a)Thành tựu

Có 300 xã thị trấn thuộc 14 huyện, thị trên địa bàn toàn tỉnh tham gia chuyển đổi mô hình quản lý điện nông thôn. Đã lập hồ sơ, thẩm định, cấp giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực kinh doanh điện nông thôn cho 525 tổ chức và hộ kinh doanh. Trong đó loại hình HTX có 4484, hộ kinh doanh 39, doanh nghiệp tư nhân 02.

Tổng số có 2276 thợ điện đang trực tiếp làm việc trong đó chỉ có 1420 người qua đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn về kỹ thuật điện, còn lại 856 người chưa qua đào tạo, các tổ chức và hộ kinh doanh đều xây dựng giá bán điện sinh hoạt nông thôn ở mức 650 đ/kWh –700 đ/kWh, giá cho mục đích khác theo quy định của nhà nước.

Hoàn thành tiến độ trước 6 tháng theo kế hoạch của Ban chỉ đạo tỉnh (kế hoạch đề ra thực hiện xong trước tháng 6 năm 2004) nhiều huyện thực hiện với thời gian rất ngắn, cụ thể là:

Đến 30/9/2003 đã có 2 huyện: Phú Xuyên, ứng Hoà hoàn thành toàn bộ chuyển đổi mô hình quản lý điện trên phạm vi toàn huyện

Đến 30/11/2003 có 4 huyện trực tiếp hoàn thành đó là: Thanh Oai, Thạch Thất, Quốc Oai, Hoài Đức.

Đến 31/12/2003 huyện cuối cùng là Chương Mỹ thực hiện xong.

Điện lực Hà Tây đã tổ chức thực hiện ký lại hợp đồng mua bán điện với tất cả 525 tổ chức, hộ kinh doanh sau khi được cấp giấy phép hoạt động. Đồng thời giúp 21 xã thuộc huyện kiểm định lại công tơ được 17489 chiếc với giá 2000 đ/chiếc, mở 3 lớp đào tạo thợ điện nông thôn được 299 người, hỗ trợ các xã chuyển đổi mô hình quản lý điện nông thôn về tài liệu, sổ sách kinh doanh bán điện

Bước đầu củng cố hoàn thiện pháp nhân kinh doanh điện nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh. Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong hoạt động điện lực và kinh doanh bán điện ở nông thôn. Tạo điều kiện cho các tổ chức, Hộ kinh doanh điện hoạt động đúng quy định của pháp luật và có hiệu quả.

Đồng thời tạo môi trường tiếp tục đầu tư hoàn thiện lưới điện nông thôn, tạo điều kiện cho việc sử dụng điện tốt hơn, góp phần tích cực và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

b)Nguyên nhân đạt được:

Đây là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nhằm từng bước giải quyết những vấn đề bất cập, bức xúc trong quản lý sử dụng điện ở khu vực nông thôn, đáp ứng yêu cầu cần giải quyết của cơ sở và nhân dân.

Có sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở.

Sự nỗ lực của Ban chỉ đạo từ tỉnh đến huyện và sự cố gắng của các cấp xã, thị trấn và các tổ công tác đều thống nhất tư tưởng chỉ đạo, phối hợp kiểm tra, đôn đốc và bàn bạc giải quyết những vướng mắc khó khăn phát sinh.

Sự nhận thức và nỗ lực hoàn thành khối lượng công việc của các tổ chức, hộ kinh doanh tham gia kinh doanh bán điện. Sự hoàn thành hồ sơ xin cấp phép hoạt động điện lực

Một phần của tài liệu Giới thiệu chung về điện lực Hà Tây (Trang 41 - 42)