Cán bộ trực tiếp cho vay thông báo cho khách hàng về việc phát tiền vay và trực tiếp giải ngân cho khách hàng hoặc chuyển hồ sơ cho bộ phận có liên quan để thực hiện giải ngân cho khách hàng.
(3) Quy trình kiểm tra sử dụng vốn vay và thu hồi nợ
- Bộ phận trực tiếp cho vay thực hiện kiểm tra việc sử dụng vốn vay và đánh giá khả năng tài chính của khách hàng sau khi giải ngân.
- Nội dung kiểm tra bao gồm:
+ Kiểm tra việc sử dụng vốn vay + Tính toán cân đối nợ vay
+ Nhận xét về tình hình tài chính của khách hàng + Kiểm tra tình hình tài sản đảm bảo (nếu có)
- Lập biên bản, báo cáo kết quả kiểm tra, đề xuất kiến nghị (nếu có) và trình cán bộ phụ trách bộ phận cho vay
- Cán bộ phụ trách bộ phận cho vay căn cứ báo cáo của cán bộ trực tiếp cho vay, kiểm tra nội dung, ghi ý kiến cá nhân, đề xuất các giải pháp, biện pháp xử lý và trình Cán bộ quyết định cho vay.
- Trong phạm vi quyền hạn được Tổng giám đốc uỷ quyền, căn cứ vào nội dung báo cáo của bộ phận trực tiếp cho vay, cán bộ quyết định cho vay ra các quyết định xử lý phù hợp.
2.2.2.3. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng ở Eximbank Hà Nội
Như số liệu cung cấp ở trên, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của Eximbank trong 2 năm 2006 và 2007 là không cao nhưng tương đối ổn định. Cùng với đó, hoạt động tín dụng cũng được mở rộng, đặc biệt là cho vay tiêu dùng.
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô
Bảng 2.7: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Eximbank Hà Nội
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 % tăng giảm
1. Tổng dư nợ cho vay 720,88 763,54 1310,94 71,69% 2. Dư nợ cho vay tiêu dùng 15,51 68,94 109,06 53,20% 3. Tỷ trọng cho vay tiêu dùng/
tổng dư nợ 2,15% 9,02% 8,32%
4. Nợ quá hạn cho vay tiêu dùng 0,07 0,40 0,578 30,8% 5. Tỷ trọng nợ quá hạn cho vay
tiêu dùng 0,5% 0,58% 0,53%
(Nguồn: Phòng tín dụng Eximbank Hà Nội)
Qua bảng trên cho thấy hoạt động tín dụng của Eximbank HN đã có sự tăng trưởng rõ rệt qua các năm, đặc biệt là năm 2007 tăng đến 71,69 % so với năm 2006. Năm 2007 được xem là năm thành công trong mở rộng hoạt động tín dụng của Eximbank Hà Nội, dư nợ cho vay tiêu dùng đã tăng lên đáng kể, nâng cao tỷ trọng trên tổng dư nợ cho vay. Đây là một kết quả đáng khích lệ cho thấy ngân hàng đã bắt đầu thực hiện việc phát triển hoạt động theo mô hình ngân hàng bán lẻ. Tuy nhiên, tỷ trọng cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ chưa cao (mới chỉ chiếm khoảng 9%), chưa khai thác được thế mạnh về thị trường cho vay tiêu dùng trên địa bàn hoạt động cũng như chưa tận dụng được hết tiềm lực của chi nhánh trong hoạt động cho vay tiêu dùng.
Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng cho vay tiêu dùng chưa tương ứng với tăng trưởng tín dụng. Cụ thể năm 2007, tốc độ tăng trường doanh số cho vay là 71,69%, trong khi đó, doanh số cho vay tiêu dùng chỉ tăng 53% so với năm 2006. Con số trên cho thấy Eximbank Hà Nội vẫn đang tiếp tục mở rộng cho vay các sản phẩm truyền thống như cho vay doanh nghiệp lớn, cho vay xuất nhập khẩu và đầu tư sản xuất. Mặc dù vậy, cơ cấu dư nợ đang chuyển dần theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng cho vay tiêu dùng và tích cực mở rộng đối tượng khách hàng cá nhân.
Công tác thu hồi nợ cũng diễn ra tương ứng và đúng hạn. Do cho vay tiêu dùng thường có kì hạn ngắn và dựa trên thu nhập của khách hàng nên thường chứa đựng ít rủi ro, trừ khi khách hàng gặp tai nạn hoặc vấn đề bất trắc trong công việc. Hiện doanh số thu nợ của Eximbank vẫn diễn ra đúng tiến độ và nằm
trong kế hoạch được giao. Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng rất nhỏ, chỉ khoảng 0,5% tính trên tổng dư nợ.
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tín dụng
Ngày nay, khi nhu cầu về chất lượng cuộc sống con người ngày một tăng cao, thì việc đa dạng hóa các sản phẩm cho vay tiêu dùng là xu thế tất yếu, nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM. Do đối tượng của cho vay tiêu dùng thuộc nhiều lứa tuổi, ngành nghề, mức thu nhập và mức sống khác nhau, nên nhu cầu vay vốn ngân hàng cũng rất phong phú. Hiện nay, Eximbank đang tiến hành cho vay với nhiều gói sản phẩm khác nhau thông qua nghiên cứu từng nhóm đối tượng khách hàng cụ thể.
Biểu 2.1: Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng phân theo sản phẩm tín dụng
(Nguồn: Phòng tín dụng Eximbank Hà Nội)
Qua sơ đồ trên cho thấy, cho vay phục vụ tiêu dùng sinh hoạt vẫn chiếm ưu thế trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng. Đây là loại hình truyền thống và quen thuộc nhất đối với khách hàng, chủ yếu là nhóm khách hàng trung niên, với hạn mức vừa phải và các tài sản mua sắm không quá đắt. Tiếp theo là cho vay phục vụ mua sắm bất động sản, chiếm khoảng 21%. Tỷ lệ này hiện vẫn
đang tương đối cao so với các sản phẩm còn lại, có hạn mức lớn và thời gian tương đối dài. Tuy nhiên, nhà nước đang có chính sách hạn chế cho vay bất động sản nên có thể trong thời gian tới hoạt động này sẽ bị chững lại và giảm dần tỷ trọng trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng.
Eximbank cũng đã hướng đến nhóm khách hàng là cán bộ công nhân viên chức, đây là nhóm khách hàng tiềm năng do có thu nhập ổn định, nhu cầu đa dạng và chất lượng cuộc sống tương đối tốt. Hiện loại hình này chiếm khoảng 10% trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng. Các gói sản phẩm khác như cho vay du học, cho vay mua phương tiện vận tải và cho vay cá nhân còn thấp.
Trong thời gian tới, ngân hàng cần tích cực tiếp thị tới khách hàng, giúp khách hàng hiểu rõ hơn tính năng ưu việt của từng sản phẩm, từ đó tạo nền tảng mở rộng cho vay tiêu dùng với cơ cấu hợp lí hơn.
Bảng 2.8: Phân loại dư nợ cho vay tiêu dùng theo kì hạn
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu 2006 Tỷ trọng 2007 Tỷ trọng % tăng giảm
Dư nợ cho vay tiêu dùng 68,94 109,06
Ngắn hạn 57,22 83% 82,88 76% 30,96%
Trung hạn 8,27 12% 18,54 17% 55,39%
Dài hạn 3,45 5% 7,63 7% 54,78%
(Nguồn: Phòng tín dụng Eximbank Hà Nội)
Như trên đã nêu, các món vay tiêu dùng thường có kì hạn ngắn, chủ yếu tài trợ cho việc mua sắm các tài sản thiết yếu cho sinh hoạt. Trước đây, đối tượng cho vay tiêu dùng thường là các đối tượng trung niên, ít mạo hiểm và chỉ vay vốn ngân hàng để phục vụ những nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống. Tuy nhiên, với sự năng động của giới trẻ hiện nay, những người trẻ tuổi tìm đến với ngân hàng ngày càng nhiều, họ dùng thu nhập của mình để bảo đảm và xin vay để mua các loại tài sản có giá trị cao hơn, như mua sắm ô tô, nhà cửa… Đây là các gói sản phẩm có kì hạn dài, do vậy, góp phần vào việc cơ cấu lại dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn. Hiện cho vay ngắn hạn vẫn đang ở tỷ trọng tương đối cao và tiếp tục tăng trưởng đều. Mức tăng trưởng cho vay trung và dài hạn
cao, tuy nhiên tỷ trọng thực tế của kì hạn vay này trên tổng dư nợ còn thấp. Vì vậy, ngân hàng cần hướng đến nâng cao tỷ trọng cho vay trung dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhóm khách hàng khác nhau, đồng thời đây cũng là sản phẩm mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Đa dạng hóa dịch vụ nghĩa là đa dạng cả về thời hạn cho vay, đó là hướng đi đúng đắn mà Eximbank Hà Nội cần theo đuổi.
* Nhóm chỉ tiêu phản ảnh chất lượng cho vay tiêu dùng tại Eximbank Hà Nội
Bảng 2.9: Dư nợ cho vay tiêu dùng theo tài sản đảm bảo (TSĐB)
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2006 Tỷ trọng 2007 Tỷ trọng % tăng giảm
Dư nợ cho vay tiêu dùng 68,94 109,06
- Không có TSĐB 6,77 9,82% 82,88 75,99% 30,96%
- Có TSĐB 62,17 90,18% 18,54 24,01% 55,39%
(Nguồn: Phòng tín dụng Eximbank Hà Nội)
Dư nợ có TSĐB trong cho vay tiêu dùng tại Eximbank Hà Nội hiện vẫn đang duy trì ở mức tương đối cao, cho thấy chất lượng cho vay tiêu dùng vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Phần lớn dư nợ không có TSĐB là các khoản cho vay tín chấp dành cho nhân viên của Eximbank Hà Nội. Điều này chứng tỏ ngân hàng còn quá xem nặng vấn đề đảm bảo tiền vay, chính sách về TSĐB còn chưa linh hoạt, làm hạn chế những khách hàng có nhu cầu nhưng hiện chưa đủ năng lực tài chính tìm đến với ngân hàng. Để thực hiện mở rộng đối tượng khách hàng, ngân hàng cần có chính sách bảo đảm tiền vay linh hoạt hơn nữa.
Tóm lại, trong những năm vừa qua, Eximbank Hà Nội đã tích cực hạn chế rủi ro rín dụng, hạn chế các khoản nợ xấu phát sinh, đặc biệt là trong cho vay tiêu dùng. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ giảm đáng kể, từ 1,8% năm 2005 xuống 1,47% năm 2006 và chỉ còn 0,63% vào cuối năm 2007. Tỷ lệ này tương ứng đối với hoạt động cho vay tiêu dùng là 0,5% năm 2005; 0,58% năm 2006 và 0,53% năm 2007.
Đi đôi với vấn đề mở rộng cho vay tiêu dùng, việc nâng cao chất lượng cho vay với cơ cấu dư nợ hợp lí, đa dạng hóa tính năng của các loại sản phẩm là hết sức cần thiết. Eximbank Hà Nội đã và đang tận dụng thế mạnh trong hoạt động cho vay tiêu dùng và khắc phục những hạn chế còn gặp phải.