Kỳ thu tiền trung bình

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ PHỤ TÙNG HÀ NỘI (Trang 30 - 35)

(ngày) 67 50 -17 -25,37

Qua các tài liệu đã thu thập được, ta có Hàng tồn kho bình quân năm 2003 là 61.121.887.598,8 (đồng) của 2004 là 112.595.681.159 (đồng), như vậy ta tính được tốc độ tăng của Hàng tồn kho bình quân qua hai năm là 84,21%, so với tốc độ tăng của Tổng giá vốn hàng bán là 67,94% thì tốc độ tăng của Hàng tồn kho cao hơn. Đây là lí do khiến cho Số vòng quay Hàng tồn kho năm 2004 giảm xuống 5 (vòng) tương ứng với tỷ lệ giảm khá lớn 45,49%. Như vậy trong kỳ Hàng hoá tồn kho bình quân chỉ luân chuyển được có 5,99

(vòng). Các con số trên đây một lần nữa minh chứng cho tình trạng ứ đọng, và dự trữ quá mức vật tư hàng hoá trong kỳ của Công ty.

Theo đó Số ngày một vòng quay Hàng tồn kho cũng tăng lên 27(ngày) tương ứng với tỷ lệ tăng khá cao là 81,82% để trở thành mức 60(ngày) _ Nghĩa là trong năm 2004 để thực hiện một vòng quay Hàng tồn kho phải mất số ngày trung bình là 60(ngày).

Còn đối với Các khoản nợ phải thu, số Vòng quay các khoản phải thu của Công ty năm 2004 đã tăng 1,83(vòng) so với năm 2003 làm cho Kỳ thu tiền trung bình giảm 17(ngày). Đây là sự nỗ lực của Công ty trong việc giảm khoản Trả trước cho người bán trong Các khoản nợ phải thu của Công ty trong năm 2004, đồng thời cũng thu hồi được một số các khoản nợ. Tuy nhiên, số nợ phải thu trong Khoản phải thu của khách hàng tại Công ty còn tăng. Nếu không có kế hoạch cung cấp tín dụng cho khách hàng chặt chẽ, vốn lưu động của công ty sẽ bị chiếm dụng nhiều và sẽ trở thành một khoản nợ khó đòi là giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Chỉ tiêu hệ số sinh lời.

BẢNG 14 : CÁC CHỈ TIÊU HỆ SỐ SINH LỜI VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY.

Chỉ tiêu 2003 2004 Chênh lệch Chú giải

%

1.Tỷ suất lợi nhuận trước thuế vốn lưu

động 0,53 5,96 5,43 1020,90

2.Tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn lưu

động 0,36

5,96 5,60 1555,55 Được miễn thuế 4,30 3,94 1094,44 Nếu không được miễn thuế

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế vốn lưu động năm 2004 của công ty là 5,96% có nghĩa là cứ 1(đồng) vốn lưu động bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra được 0,0596(đồng) Lợi nhuận trước thuế, tăng 0,0543(đồng) với tỷ lệ tăng tương ứng rất cao là 1020,90% so với năm 2003. Do được miễn thuế thu nhập nên Tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn lưu động tăng này cao hơn, là 1555,55%, tuy nhiên tỷ lệ này không phản ánh đúng thành tích của Công ty (nó được nâng lên bởi yếu tố khách quan là miễn thuế thu nhập Doanh nghiệp). Khi không tính đến sự tác động khách quan đó, tốc độ tăng của tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn lưu

động sẽ là 1094,44%. Dù vẫn còn nhiều hạn chế song đây là một bước tiến vượt bậc so với năm 2003 của Công ty.

2.1.1 Một số tồn tại của Công ty trong công tác tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động :

Qua các bước phân tích từ thực tế cho tới các hệ thống chỉ tiêu phân tích ở trên, chúng ta thấy những kết quả đạt được qua hai năm 2003 và 2004, điều đó thể hiện những nỗ lực và cố gắng của Công ty trong hoạt động kinh doanh nói chung và trong công tác tổ chức quản lý sử dụng vốn lưu động nói riêng. Tuy nhiên những kết quả đạt được này còn chưa cao và chưa phản ánh được hết những tiềm lực và khả năng có thể của Công ty. Sở dĩ như vậy, là vì tại Công ty vẫn còn một số những tồn tại và hạn chế ảnh hưởng tới hiệu quả công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động. Cụ thể như sau:

Thứ nhất là: Công tác dự báo về mọi mặt tình hình tài chính nói chung và về công tác xác định nhu cầu vốn lưu động nói riêng chưa hình thành nên những phương pháp cụ thể phù hợp với tình hình và đặc điểm của Công ty. Tồn tại điều này là do Công ty còn chưa chú trọng tới công tác dự báo nên chưa có những đầu tư tìm hiểu thích đáng với tầm quan trọng của công tác này. Nếu không cải thiện tình hình này trong những kỳ tới nó sẽ ảnh hưởng toàn diện tới tình hình tài chính của Công ty, khiến cho Công ty phải bị động trong các hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động tài chính, và nhất là trong công tác đảm bảo vốn cho các hoạt động đó được tiến hành thương xuyên liên tục và hiệu quả.

Thứ hai là: Công tác quản lý Hàng tồn kho _ Rõ ràng đây là vấn đề nổi cộm của Công ty trong năm qua (nguyên nhân của vấn đề này đã được nêu lên ở phần 2.2.3.3 trong tiểu mục Tình hình Hàng tồn kho). Với một lượng lớn Hàng hoá găm trong kho đã làm giảm tốc độ vòng quay Hàng tồn kho khiến cho Công ty bị lãng phí một một lượng tiền rất lớn, trong khi Công ty phải đi vay và chịu một khoản lãi vay rất cao (như năm 2004 vừa qua là 4.292.583.986 đồng). Lượng Hàng tồn kho này là khoản “vốn chết” khá lớn mà Công ty chưa giải phóng và thu lại được. Đây là vấn đề cấp thiết Công ty phải giải quyết càng sớm càng tốt. Bởi một mặt khoản vốn ứ đọng trong kho Công ty phải trả tiền lãi vay,

tiền trông coi và tiền thuê kho (Công ty hầu như không có kho chứa hàng), mặt khác nguy cơ mất giá đối với Hàng hoá trong kho là rất lớn.

Thứ ba là: Công tác quản lý Khoản phải thu của khách hàng. Công tác quản lý các Khoản phải thu của công ty còn nhiều bất cập. Mặc dù trong năm Các khoản phải thu tăng không lớn nhưng trong đó Khoản Phải thu của khách hàng lại vẫn tăng với tốc độ rất cao (103,98%) tăng hơn gấp hai lần so với năm 2003. Chứng tỏ số vốn lưu động còn ứ đọng trong các khách hàng còn lớn. Vốn lưu động của công ty bị khách hàng chiếm dụng nhiều với tỉ trọng cao (63,13% Các khoản phải thu) trong khi khả năng tài chính có hạn, công ty vẫn phải tiến hành vay ngắn hạn. Mặc dù công ty cũng đi chiếm dụng vốn của các nhà cung cấp và của khách hàng một lượng vốn tương đối lớn song việc mua chịu sẽ làm tăng hệ số nợ và một vài rủi ro khác và đây cũng chỉ là nguồn tài trợ trước mắt cho nhu cầu vốn lưu động.Việc công ty bị chiếm dụng vốn nhiều là do:

- Công ty chưa có các hình thức hợp lý khuyến khích khách hàng thanh toán tiền hàng sớm và ngay khi giao hàng chẳng hạn như chính sách chiết khấu.

- Trong các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm của công ty ký kết với khách hàng chưa có các điều kiện ràng buộc chặt chẽ về mặt thanh toán, số tiền ứng trước thường là rất nhỏ.

Thứ tư là: Công tác quản lý vốn bằng tiền của công ty đã đảm bảo tương đối tốt khả năng thanh toán. Tuy nhiên, lượng tiền mặt khá lớn tương đối nhàn rỗi gửi tại ngân hàng (trong năm 2004 là gần 4 tỷ đồng, đã tăng lên gần gấp 3 lần so với năm 2003) với lãi suất thấp, giảm khả năng sinh lời. Có thể với số dư tiền gửi tại ngân hàng của công ty không chỉ duy trì để đảm bảo khả năng thanh toán mà còn thể hiện là nguồn vốn chưa có cơ hội đầu tư. Công ty phải có những biện pháp kịp thời để vừa đảm bảo được khả năng thanh toán lại vừa tạo khả năng sinh lời cho đồng vốn tạm thời nhàn rỗi.

Thứ năm là: Về vấn đề đầu tư tài chính. Trong năm 2004 Công ty không hề có hoạt động đầu tư Tài chính, khoản đầu tư Tài chính ngắn hạn và cả khoản đầu tư Tài chính dài hạn đều là số không. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các hoạt động liên doanh, liên kết đặc biệt là sự ra đời của Thị trường chứng khoán Việt Nam tạo ra những điều kiện rất lớn cho các doanh nghiệp huy động vốn, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư

ra cả bên ngoài doanh nghiệp. Nhất là đối với những Công ty Cổ phần. Đó là một cơ hội thuận lợi mà Công ty Cổ phần Thiết Bị Phụ Tùng Hà Nội chưa tận dụng được. Công ty chưa xây dựng cho mình đề án riêng để tiến hành đầu tư tài chính. Trong năm 2004 Doanh thu hoạt động Tài chính của Công ty giảm nghiêm trọng, giảm xuống gần 4 lần so với năm 2003. Đây cũng là vấn đề tồn tại của Công ty cần giải quyết trong những năm tới.

Thứ sáu là: Công tác dự phòng. Công ty không hề có khoản dự phòng nào: từ Dự phòng giảm giá Hàng tồn kho cho tới Dự phòng Các khoản phải thu khó đòi và Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn và dài hạn (không có hai khoản dự phòng cuối này có thể hiểu được là do Công ty chưa có hoạt động đầu tư ngắn hạn và dài hạn). Trong nền kinh tế thị trường luôn tồn tại những rủi ro và biến cố không thể lường trước, về mặt kinh tế và tài chính việc tạo lập các khoản Dự phòng cho phép Công ty sẽ giảm thiểu được những rủi ro, đồng thời tạo cho Công ty một quỹ tiền tệ để đủ sức khắc phục trước mắt những tác động xấu, những thiệt hại có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh. Vì vậy đây là thiếu sót của Công ty trong thời gian qua cần phải khắc phục.

Thứ bảy là: Công ty còn thiếu chủ động về nguồn vốn lưu động. Vốn lưu động của Công ty chủ yếu được đảm bảo bằng hai nguồn: Nguồn vốn lưu động tạm thời (chiếm tới 89,34%) còn lại là Nguồn vốn lưu động thường xuyên. Công ty chưa chủ động được trong kế hoạch tổ chức và sử dụng vốn lưu động dài hạn. Bên cạnh đó, việc huy động nguồn vốn chưa thật hợp lý, chưa tận dụng được hết các nguồn lực khác để tối ưu hoá hiệu quả. Khoản vay ngắn hạn ngân hàng khá lớn (chiếm 54,46% tổng Nợ ngắn hạn) và công ty phải trả lãi cho khoản vay này.

Thứ tám là:Công tác tìm kiếm, mở rộng thị trường và chính sách tiêu thụ sản phẩm của công ty còn nhiều hạn chế, đặc biệt là trong việc nắm bắt thông tin thị trường để đưa ra những quyết định kịp thời và đúng đắn. Cũng vì lẽ đó mà trong năm 2004 số Hàng tồn kho của Công ty là cao su nguyên liệu rớt giá nhiều đến như vậy.

Tìm hiểu và thấy được những tồn đọng trên, việc đề ra phương hướng, biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng Vốn lưu động của Công ty là rất cần thiết. Để vững mạnh và an toàn về tài chính, có hiệu quả cao trong việc sử dụng Vốn lưu động, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công ty cần có những biện pháp kịp thời nhằm khắc phục các tồn đọng trên, để đáp ứng và thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới, đưa Công ty ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ PHỤ TÙNG HÀ NỘI (Trang 30 - 35)