Vai trò của kiểm toán độc lập

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 25 - 29)

Nền kinh tế không có kiểm toán độc lập sẽ luôn tồn tại những mâu thuẫn không thể giải quyết.

Một doanh nghiệp muốn mở rộng qui mô hoạt động, phát triển sản xuất có thể đi vay vốn từ ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng là một thực thể kinh doanh nên không thể ngay lập tức giải ngân cho khách hàng. Ngân hàng cần phải thẩm định và yêu cầu khách hàng chứng minh về tài chính, dự án khả thi,

tài sản đảm bảo… Các báo cáo tài chính phản ánh tình hình hoạt động của doanh nghiệp tại một thời điểm, thời kỳ nào đó. Hơn nữa, các báo cáo tài chính là do doanh nghiệp tự lập và do chính giám đốc doanh nghiệp phê duyệt. Do vậy, để vay được vốn, một phương pháp mà các doanh nghiệp thường sử dụng và dễ dàng thực hiện là “thổi phồng” (overstate) các báo cáo tài chính, làm chúng trở nên “đẹp” hơn rất nhiều so với thực tế. Cách làm này của các doanh nghiệp không thể “qua mắt” các ngân hàng. Một điều đương nhiên là các ngân hàng đều không muốn có sự “thổi phồng” này. Nếu ngân hàng không chấp nhận các khách hàng có báo cáo tài chính không trung thực thì ngân hàng sẽ không có khách hàng hoặc rất ít do đa số các doanh nghiệp khi muốn xin vay đều làm như vậy. Rõ ràng giữa doanh nghiệp là khách hàng vay với các ngân hàng là bên cho vay đã có một sự mâu thuẫn.

Các doanh nghiệp cổ phần có thể tránh khỏi mâu thuẫn với các ngân hàng bằng cách thực hiện việc phát hành cổ phiếu để tăng vốn. Tuy nhiên, các cổ đông muốn đảm bảo mức sinh lời cũng như đảm bảo độ an toàn, họ sẽ phải tìm hiểu về doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Các doanh nghiệp muốn nhận được sự đóng góp từ các cổ đông cũng cần “overstate” báo cáo tài chính của doanh nghiệp mình nhưng ngược lại các cổ đông lại một báo cáo tài chính trung thực và hợp lý. Họ sẽ phải thẩm định lại báo cáo tài chính. Và như vậy, mẫu thuẫn lại xảy ra giữa doanh nghiệp và các cổ đông góp vốn.

Để giảm được rủi ro và sự bất định trong việc mua bán chịu, người bán sau khi cung cấp hàng hoá cho người mua thay vì nhận được tiền thanh toán sẽ nhận được một loại giấy tờ có giá (Commercial Paper)- là một cam kết trả tiền của người mua hàng đối với người bán hàng rằng sẽ trả tiền tại một thời điểm trong tương lai. Tuy nhiên, trong tương lai cũng có thể người mua hàng không

còn khả năng thanh toán. Do vậy, người bán trước khi quyết định bán chịu cũng sẽ phải tìm hiểu về tình hình tài chính thực của người mua hàng. Nhưng giống như các doanh nghiệp nêu trên, người mua muốn được mua chịu sẽ phải “overstate” tình hình tài chính của mình. Và như vậy, giữa người bán và người mua lại đã xảy ra mâu thuẫn.

Để giải quyết được mâu thuẫn trên, trong nền kinh tế bắt buộc phải có sự hiện diện của một nhân tố gồm các đầy đủ các đặc trưng: uy tín, năng lực và độc lập. Nhân tố có đầy đủ các đặc trưng này, chính là kiểm toán độc lập.

Kiểm toán độc lập giải quyết các mâu thuẫn trên bằng cách thực hiện việc xác nhận tính trung thực và hợp lý (true and fair) của các thông tin về tình hình tài chính hay bất cứ một thông tin nào cần được kiểm toán theo yêu cầu của khách hàng. Kiểm toán độc lập độc lập đối với bên được kiểm toán cũng như bên sử dụng thông tin nên đã đảm bảo được tính khách quan khi đưa ra các ý kiến nhận xét về các thông tin cần kiểm toán. Từ đó, kiểm toán độc lập giữ một vai trò quan trọng trong việc góp phần tăng tính lành mạnh, tăng tính công khai minh bạch của các thông tin trong nền kinh tế; giúp các nhà đầu tư có sự lựa chọn đúng đắn mang lại hiệu quả đầu tư cao; giúp cho các nhà quản lý giám sát chặt chẽ các hoạt động trong nền kinh tế; đưa thông tin của đơn vị đến với người lao động…

Như vậy, kiểm toán độc lập ra đời do chính nhu cầu khách quan của nền kinh tế. Kiểm toán độc lập có thể coi là “quan toà anh minh nhất” để giải quyết các mâu thuẫn trong nền kinh tế- nơi diễn ra các quan hệ vay, mượn, mua- bán, liên doanh, liên kết ngày càng sôi động, phức tạp.Và trong nền kinh tế ấy có một

hoạt động cần đến kiểm toán độc lập hơn cả- đó là: hoạt động ngân hàng.

Như phần trên đã phân tích, hoạt động ngân hàng đóng vai quan trọng đối với nền kinh tế. Sự biến động trong hoạt động ngân hàng có ảnh hưởng trực tiếp

và tức thì đến nền kinh tế. Do vậy, đảm bảo an toàn và lành mạnh cho hoạt động ngân hàng luôn nhận được sự quan tâm hàng đầu của bản thân các ngân hàng và các cơ quan hữu quan.

Một trong những yêu cầu để đảm bảo an toàn và lành mạnh cho hoạt động ngân hàng là đòi hỏi các báo cáo tài chính phải có tính chính xác và hợp lý- đây là cơ sở để xây dựng niềm tin của thị trường vào hệ thống Ngân hàng và để áp dụng kỷ luật tài chính khi cần. Các báo cáo tài chính phản ánh trung thực tình hình tài chính, tình hình hoạt động của ngân hàng giúp các nhà quản trị ngân hàng, các cơ quan quản lý nhận định chính xác về điểm mạnh, điểm yếu của ngân hàng, từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh hoặc các chế độ quản lý đúng đắn, phù hợp. Thông qua báo cáo tài chính này, ngân hàng xác định được vị trí của mình so với các đối thủ trong nền kinh tế để có thể nắm bắt cơ hội tăng tính cạnh tranh. Đồng thời, các báo cáo tài chính phải được lập dựa trên nguyên tắc và các qui định rõ ràng về hạch toán kinh tế. Nhưng vấn đề đặt ra là nhà quản trị ngân hàng, các cơ quan quản lý và thị trường sẽ làm cách nào để đánh giá được một cách khách quan tính trung thực, sự tôn trọng các nguyên tắc của các báo cáo tài chính?

Các ngân hàng có thể sử dụng hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng mình. Tuy nhiên, hoạt động kiểm toán nội bộ chỉ có thể đưa ra một sự đảm bảo chất lượng của các báo cáo tài chính nếu như bộ phận này hoạt động theo đúng nghĩa của nó và tất nhiên không phải bộ phận kiểm toán nội bộ nào cũng hoạt động được như vậy. Hơn nữa, bộ phận này hoạt động dưới sự chỉ đạo, giám sát của chính Ban lãnh đạo ngân hàng, báo cáo kiểm toán của bộ phận này cũng do chính Ban lãnh đạo ngân hàng phê duyệt. Vì vậy, báo cáo kiểm toán do bộ phận kiểm toán nội bộ của các ngân hàng đưa ra thường ít tạo được sự tin cậy của thị

trường và các cơ quan quản lý. Do đó, các ngân hàng luôn cần đến sự tham gia kiểm toán từ bên ngoài của các công ty kiểm toán độc lập.

Các công ty kiểm toán độc lập cung cấp cho những người sử dụng thông tin một sự đảm bảo rằng các thông tin trên báo cáo tài chính là trung thực và hợp lý (true and fair), không có những sai sót trọng yếu hoặc các công ty kiểm toán độc lập cũng có thể đưa ra ý kiến không chấp nhận từng phần hay toàn bộ báo cáo tài chính. Các báo cáo tài chính của ngân hàng có xác nhận đã được kiểm toán bởi công ty kiểm toán độc lập luôn nhận được sự tin tưởng của thị trường, của các cơ quan quản lý ngân hàng.

Trong qui trình kiểm toán, các công ty kiểm toán độc lập thực hiện trước tiên việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng. Việc làm này có tác dụng giúp Ban lãnh đạo ngân hàng có cơ sở để đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận kiểm soát nội bộ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn ngân hàng, đồng thời giúp cho hoạt động kiểm tra của các cơ quan quản lý ngân hàng có chất lượng tốt hơn, giám sát chặt chẽ hơn.

Ba yếu tố: năng lực, uy tín và độc lập của các công ty kiểm toán độc lập đã tạo được lòng tin đối với các chủ thể trong nền kinh tế. Và với chức năng

xác nhận thông tin, hoạt động kiểm toán độc lập đang đóng vai trò ngày càng

quan trọng đối với nền kinh tế thị trường, trong đó đặc biệt là đối với hoạt động ngân hàng.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w