B. Dòng điện chạy qua pin.
C. Dòng điện chạy qua dây dẫn nối bóng đèn với pin. D. Dòng điện chạy qua cả bóng đèn, dây dẫn và pin.
Đáp án đúng: D
Câu 27 ( Câu điền khuyết)
Dùng cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống (…) của các câu sau đây cho đúng. - Mỗi <...> đều có hai cực, đó là <...> và <...>
- Trên vỏ mỗi <...> kí hiệu dấu + là <...>, kí hiệu dấu – là <...> Bóng đèn điện chỉ có thể sáng khi có <...> chạy qua nó. - <...> là dòng các <...> dịch chuyển có hướng. 1. nguồn điện 2. cực dương 3. điện tích 4. cực âm 5. dòng điện Đáp án đúng:
Dùng cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống (…) của các câu sau đây cho đúng. - Mỗi nguồn điện đều có hai cực, đó là cực dương và cực âm
- Trên vỏ mỗi nguồn điện kí hiệu dấu + là cực dương, kí hiệu dấu – là cực âm Bóng đèn điện chỉ có thể sáng khi có dòng điện chạy qua nó.
- dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
Câu 28 ( Câu hỏi ngắn)
Trong các thiết bị sau đây: Đèn pin ; xe gắn máy ; đài (rađiô) ; đồng hồ điện tử ; máy hút bụi ; đèn điện để bàn ; xe ôtô ; điện thoại để bàn.
Thiết bị nào có dùng nguồn điện là pin?
Câu 29 ( Câu hỏi ngắn)
Về tác dụng, một viên pin có một acquy dùng trong xe máy có gì giống nhau, khác nhau?
*Về tác dụng, chúng hoàn toàn giống nhau ở chỗ là tạo ra dòng điện lâu dài trong các thiết bị điện phù hợp với nó.
Điểm khác nhau cơ bản là acquy có thể sử dụng trong thời gian dài hơn so với pin. Sau thời gian dài sử dụng, acquy có thể nạp điện và tiếp tục sử dụng còn pin thường chỉ dùng một lần (loại pin thông thường), không tái sử dụng được bằng cách nạp điện như acquy.
Câu 30 ( Câu hỏi ngắn)
Một học sinh nối hai cực của một viên pin với một bóng đèn nhỏ thấy đèn không sáng. Theo em, những nguyên nhân nào có thể dẫn đến hiện tượng trên?
*Một số nguyên nhân có thể xảy ra: - Dây tóc bóng đèn có thể bị đứt.
- Dây nối pin với bóng đèn có thể bị đứt ngầm bên trong.
- Các đầu dây nối với hai cực của pin, với hai chốt nối của đèn vặn chưa chặt. - Pin đã quá cũ, không còn khả năng tạo ra dòng điện.
Câu 31 ( Câu hỏi ngắn)
Trên hình vẽ là chiếc vợt diệt muỗi dùng pin. Hãy quan sát và cho biết các viên pin phải đặt ở vị trí như thế nào thì vợt mới có tác dụng khi bật công tắc?
*Các pin phải đặt nối tiếp nhau, các cực của mỗi pin phải theo cùng một hướng: Cực dương bên trong, cực âm bên ngoài.
Câu 32 ( Câu hỏi ngắn)
Trong các chất sau đây: Bạc ; dung dịch đồng sunfat ; giấy ; thép ; thủy tinh ; đồng ; bêtông ; than chì. Chất nào là chất dẫn điện? Chất nào là chất cách điện?
*- Các chất dẫn điện: Bạc, dung dịch đồng sunfat, thép, đồng, than chì. - Các chất cách điện: Giấy, thủy tinh, bêtông.
Câu 33 ( Câu hỏi ngắn)
Không khí ở điều kiện thường là chất cách điện. Hãy nêu một bằng chứng để chứng tỏ điều đó?
*Nếu không khí ở điều kiện thường là chất dẫn điện thì khi ta đứng gần những ổ cắm điện trong nhà, ta sẽ bị giật điện. Nhưng trên thực tế điều đó đã không xảy ra. Vậy, ở những điều kiện thông thường, không khí là chất cách điện tốt.
Câu 34 ( Câu hỏi ngắn)
Nối một bóng đèn với hai cực của một chiếc pin bằng dây dẫn kim loại như hình vẽ.
Hãy cho biết dòng điện chạy theo chiều nào? Các êlectron tự do trong dây dẫn kim loại chạy theo chiều nào? *- Theo quy ước dòng điện có chiều đi ra từ cực dương của nguồn điện, trên hình vẽ dòng điện có chiều từ A qua đèn Đ và tới B.
- Trong dây dẫn kim loại, êlectron chuyển động ngược chiều dòng điện nên có hướng từ B qua bóng đèn Đ tới A.
Câu 35 ( Câu hỏi ngắn)
*Chất dẫn điện là chất có nhiều hạt mang điện có thể chuyển động tự do, còn chất cách điện thì có rất ít các hạt mang điện có thể chuyển động tự do.
Câu 36 ( câu hỏi ngắn)
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về vật dẫn điện? A. Vật dẫn điện là vật có khả năng nhiễm điện.
B. Vật dẫn điện là vật có các hạt mang điện bên trong. C. Vật dẫn điện là vật có thể cho dòng điện chạy qua. D. Vật dẫn điện là vật có khối lượng riêng lớn.
Đáp án đúng: C
Câu 37 ( câu hỏi ngắn)
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về vật cách điện? A. Vật cách điện là vật không cho dòng điện chạy qua. B. Trong vật cách điện có rất ít các êlectron tự do.
C. Vật cách điện là vật mà các điện tích không thể tự do di chuyển bên trong nó. D. Vật cách điện chỉ cho các êlectron tự do chạy qua.
Đáp án đúng: D
Câu 38 ( câu hỏi ngắn)
Quan sát chiếc phích cắm điện và cho biết câu mô tả nào sau đây là sai? A. Vỏ của phích làm bằng chất cách điện.
B. Hai chốt cắm làm bằng chất không cho dòng điện chạy qua. C. Vỏ dây điện làm bằng nhựa, đó là chất cách điện.
D. Lõi của dây điện làm bằng kim loại, đó là chất dẫn điện tốt.
Đáp án đúng: B
Câu nào sau đây là đúng nhất khi nói về điện tích trong nguyên tử kim loại?
A. Trong nguyên tử, hạt nhân mang điện tích dương, các êlectron mang điện tích âm. B. Trong kim loại, các êlectron tự do mang điện tích âm.
C. Trong kim loại, dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các êlectron tự do. D. Các phát biểu A, B và C đều đúng.
Đáp án đúng: D
Câu 40 ( câu hỏi ngắn)
Tại sao nói kim loại là chất dẫn điện tốt? A. Vì trong kim loại có nhiều êlectron tự do. B. Vì kim loại thường có khối lượng riêng lớn. C. Vì kim loại là vật liệu đắt tiền.
D. Các lí do A, B và C đều đúng.
Đáp án đúng: A
Câu 41 ( Câu hỏi ngắn)
Hãy kể tên một số vật liệu dẫn điện và một số vật liệu cách điện ở điều kiện thường?
Người ta nói không khí cũng như một số vật liệu khác chỉ là những vật cách điện ở điều kiện bình thường. Hãy tìm hiểu xem trong những trường hợp nào thì chúng có thể dẫn điện?
*- Vật liệu dẫn điện: Các kim loại như đồng, nhôm, bạc … ; các dung dịch axít, kiềm, muối, nước máy thông thường …
- Vật liệu cách điện ở điều kiện bình thường: Nước nguyên chất, không khí, cao su, chất dẻo, nhựa …
Trong điều kiện ở nhiệt độ, áp suất khí quyển, độ ẩm … thông thường, không khí và một số vật liệu là các vật cách điện. Trong những điều kiện đặc biệt, chúng có thể trở thành dẫn điện, chẳng hạn trong các cơn dông có hiện tượng phóng tia lửa điện giữa các đám mây với nhau hoặc giữa các đám mây với mặt đất. Khi đó không khí trở thành dẫn điện.
Câu 42 ( Câu điền khuyết)
Trong các <...> làm bằng kim loại luôn tồn tại các <...> thoát ra khỏi <...> mang <...>, chúng chuyển động tự do trong <...> gọi là các <...> tự do. Phần còn lại của <...> mang <...>.
<...> trong kim loại là dòng các <...> tự do dịch chuyển có hướng, ngược với quy ước về chiều của <...>.
1. êlectron 2. vật dẫn 3. điện tích âm 4. dòng điện 5. nguyên tử 6. kim loại 7. điện tích dương Đáp án đúng:
Chọn những cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống (…) của các câu sau đây cho đúng nghĩa.
Trong các vật dẫn làm bằng kim loại luôn tồn tại các êlectron thoát ra khỏi nguyên tử mang điện tích âm, chúng chuyển động tự do trong kim loại gọi là các êlectron tự do. Phần còn lại của nguyên tử mang điện tích dương. dòng điện trong kim loại là dòng các nguyên tử tự do dịch chuyển có hướng, ngược với quy ước về chiều của dòng điện.
Câu 43 ( Câu hỏi ngắn)
Người ta chứng minh được rằng, khi có dòng điện trong dây dẫn làm bằng kim loại thì các êlectron chuyển động có hướng với vận tốc từ 0,1 mm/s tới 1mm/s. Như vậy, khi đóng mạch điện, lẽ ra, phải chờ một thời gian nào đó để êlectron dịch chuyển từ nguồn điện đến bóng đèn thì đèn mới sáng, nhưng thực tế ta thấy các bóng đèn hầu như sáng ngay lập tức. Hãy giải thích điều dường như mâu thuẫn đó?
*Trong các dây đẫn bằng kim loại, các êlectron có rất nhiều và chúng có mặt ở mọi nơi bên trong vật dẫn, khi đóng công tắc, các êlectron trong dây dẫn nhận được “tín hiệu” gần như cùng một lúc và hầu như đồng loạt chuyển động có hướng. Chính vì vậy mà bóng đèn có thể sáng ngay. Như vậy khi đèn sáng, không phải là do các êlectron đã chuyển động từ nguồn điện đến bóng đèn.
Câu 44 ( Câu hỏi ngắn)
Hãy quan sát cái kìm của thợ điện và cho biết bộ phận nào của kìm là bộ phận cách điện, bộ phận nào dẫn điện?
*- Bộ phận cách điện là tay cầm có vỏ bọc bằng cao su hoặc nhựa. - Bộ phận dẫn điện là kim loại làm kìm.
Câu 45 ( Câu hỏi ngắn)
Hãy cho biết sự khác nhau cơ bản giữa dòng điện và sự nhiễm điện?
*Sự nhiễm điện thực chất là sự di chuyển và phân bố lại điện tích trên vật, còn dòng điện là sự chuyển dời có hướng của các hạt mang điện.
Câu 46 ( Câu hỏi ngắn)
Một học sinh cho rằng trong kim loại, nếu nguyên tử mất êlectron, trở thành iôn dương thì khi có dòng điện chạy qua dây dẫn làm bằng kim loại thì không chỉ các êlectron tự do chuyển động có hướng mà các iôn dương cũng chuyển động theo hướng ngược lại. Theo em, quan niệm như thế có đúng không? Tại sao?
*Quan niệm như thế là không đúng.
Khi bứt ra khỏi nguyên tử, các êlectron liên kết nhau rất yếu nên chúng dễ dàng chuyển động, còn các iôn (thực chất là các nguyên tử nhưng bị mất êlectron) liên kết nhau chặt chẽ, chúng không dễ dàng chuyển động như các êlectron được, do đó dòng điện trong kim loại chỉ là dòng chuyển động có hướng của các êlectron tự do.
Câu 47 ( câu hỏi ngắn)
Chọn câu trả lời đúng và đầy đủ nhất.
Hạt nào khi dịch chuyển có hướng tạo thành dòng điện? A. Điện tích dương.
B. êlectrôn. C. Điện tích âm. D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án đúng: D
Câu 48 ( câu hỏi ngắn)
Trong các trường hợp sau, trường hợp nào tồn tại dòng điện? A. Một thước nhựa sau khi cọ xát vào mảnh vải khô.
B. Một cục pin tiểu còn mới, đặt trên mặt bàn. C. Một chiếc quạt điện đang hoạt động.
D. Cả ba trường hợp trên đều xuất hiện dòng điện.
Đáp án đúng: C
Câu 49 ( câu hỏi ngắn)
Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không có dòng điện chạy qua? A. Một đũa thủy tinh khi cọ xát vào mảnh lụa.
B. Một chiếc đồng hồ dùng pin đang chạy. C. Một máy tính bỏ túi đang hoạt động. D. Một bóng đèn điện đang sáng.
Đáp án đúng: A
Câu 50 ( câu hỏi ngắn)
Hãy chọn đáp án đúng.
Khi đèn pin đang sáng, dòng điện không chạy qua bộ phận nào? A. Vỏ bóng.
B. Dây tóc bóng đèn. C. Dây dẫn nối bóng và pin. D. Đui đèn.
Đáp án đúng: A
Câu 51 ( câu hỏi ngắn)
Chỉ ra kết luận đúng trong các kết luận sau:
A. Chỉ có các hạt mang điện tích dương chuyển động có hướng mới tạo ra dòng điện. B. Chỉ có các hạt mang điện tích âm chuyển động có hướng mới tạo ra dòng điện. C. Các dụng cụ điện sẽ hoạt động khi có dòng điện chạy qua.
D. Khi nguyên tử chuyển động có hướng thì xuất hiện dòng điện.
Câu 52 ( câu hỏi ngắn)
Thiết bị nào sau đây là nguồn điện? A. Đèn pin.
B. Nam châm. C. Acquy.
D. Tất cả các vật trên.
Đáp án đúng: C
Câu 53 ( câu hỏi ngắn)
Đinamô ở xe đạp đóng vai trò là vật nào sau đây? A. Vật chiếu sáng.
B. Vật dẫn điện. C. Vật tiêu thụ điện. D. Nguồn điện.
Đáp án đúng: D
Câu 54 ( câu hỏi ngắn)
Dấu hiệu nhận biết một nguồn điện là gì? A. Luôn có hai cực Bắc – Nam.
B. Luôn có hai cực dương – âm. C. Luôn làm bóng đèn sáng. D. Luôn gắn liền với dây dẫn.
Đáp án đúng: B
Câu 55 ( câu hỏi ngắn)
Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
A. Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các êlectrôn.
C. Đèn của bút thử điện sẽ sáng khi có các nguyên tử mang điện chạy qua nó. D. Mỗi nguồn điện luôn có hai cực Nam – Bắc.
Đáp án đúng: B
Câu 56 ( câu hỏi ngắn)
Mắc một bóng đèn vào một mạch điện, đèn không sáng. Nguyên nhân nào sau đây không ảnh hưởng đến điều đó?
A. Hai cực của nguồn điện nhiễm điện giống nhau. B. Dây dẫn bị dứt.
C. Dây tóc bóng đèn bị đứt. D. Môi trường quá ẩm.
Đáp án đúng: D
Câu 57 ( câu hỏi ngắn)
Khi bóng đèn của bút thử điện lóe sáng, hiện tượng nào đã xảy ra? A. Bút thử điện bị nhiễm điện.
B. Có dòng điện chạy qua bóng đèn của bút thử điện. C. Bóng đèn bị nhiễm điện.
D. Cả ba hiện tượng trên.
Đáp án đúng: B
Câu 58 ( câu hỏi ngắn)
Khi nối hai cực của một chiếc pin bằng một dây dẫn kim loại thì điều gì xảy ra? A. Các điện tích âm chuyển dời từ cực âm, qua dây dẫn, đến cực dương của pin. B. Các điện tích dương chuyển dời từ cực âm, qua dây dẫn, đến cực âm của pin. C. Các điện tích dương chuyển dời từ cực âm, qua dây dẫn, đến cực dương của pin. D. Các điện tích âm chuyển dời từ cực dương, qua dây dẫn, đến cực âm của pin.
Câu 59 ( câu hỏi ngắn)
Trong các vật nhiễm điện cũng có các điện tích chuyển động, tại sao không tạo ra dòng điện? A. Vì các điện tích đó chuyển động không có hướng.
B. Vì các điện tích đó chuyển động không đủ nhanh. C. Vì các vật đó không được nối với các dây dẫn. D. Vì cả ba lí do trên.
Đáp án đúng: A
Câu 60 ( Câu hỏi ngắn)
Tại sao ở xe máy, ôtô người ta không dùng pin mà lại dùng acquy?
*Vì ngoài tác dụng cung cấp dòng điện lớn hơn, lâu dài hơn so với pin, acquy còn có ưu điểm là có thể “nạp” điện để sử dụng lại khi đã hết điện.
Câu 61 ( câu hỏi ngắn)
Chọn câu trả lời đúng.
A. Từ cực âm sang cực dương của nguồn điện. B. Từ cực dương sang cực âm của nguồn điện.
C. Từ cực dương sang cực âm rồi quay trở lại cực dương của nguồn điện. D. Chuyển động xung quanh hạt nhân nguyên tử.
Đáp án đúng: A
Câu 62 ( câu hỏi ngắn)
Chọn đáp án đúng.
Hãy chỉ ra bộ phận dẫn điện trong chiếc cầu chì? A. Dây chì và vỏ cầu chì.
C. Vỏ cầu chì và hai lá đồng.
D. Dây chì, vỏ cầu chì và hai lá đồng.
Đáp án đúng: B
Câu 63 ( câu hỏi ngắn)
Chỉ ra phát biểu sai trong các phát biểu sau:
A. Chất dẫn điện là chất có các êlectrôn chuyển động.
B. Dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng. C. Chất cách điện là chất không cho dòng điện chạy qua.
D. Chất dẫn điện gọi là vật dẫn điện khi được dùng để làm các vật hay bộ phận dẫn điện.
Đáp án đúng: A
Câu 64 ( câu hỏi ngắn)
Cọ xát thanh đồng vào mảnh len, hiện tượng gì xảy ra? A. Thanh đồng bị nhiễm điện âm hoặc dương.
B. Thanh đồng bị nhiễm điện âm. C. Thanh đồng bị nhiễm điện dương. D. Thanh đồng không bị nhiễm điện.
Đáp án đúng: C
Câu 65 ( câu hỏi ngắn)
Nối hai cực của một acquy bằng một dây nhựa thì thấy không có dòng điện chạy qua dây. Giải thích nào sau