Đặc điểm cấu trúc sinh khối tươi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO của một số loài cây gỗ trồng xen trong mô hình Nông lâm kết hợp tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên. (Trang 42)

Dựa vào kết quả đã điều tra OTC và các chỉ tiêu về đánh giá sinh trưởng của các loài cây gỗ trồng xen trong mô hình Nông lâm kết hợp, tính toán và xử lý số liệu áp dụng công thức ta có bảng 4.4 như sau:

Bng 4.4. Cấu trúc sinh khối tươi của một số loài cây gỗ trồng xen trong mô hình Nông lâm kết hợp

OTC Loài 1.3 (cm) vn (m) N (cây/ha)

Sinh khối tươi (tấn/ha) Tổng Thân Cành Lá Rễ 1 Xoan ta 9,37 6,93 293 20,03 10,26 5,13 2,34 2,56 Keo lai 11,68 8,73 153 8,94 5,89 0,69 0,89 1,47 2 Xoan ta 8,94 6,72 160 9,82 5,12 2,24 1,18 1,28 Keo lai 12,27 9,09 140 9,32 6,02 0,77 1,02 1,51 Mỡ 13,71 7,59 120 6,66 3,84 0,96 0,90 0,96

3 Keo tai tượng 10,53 8,7 280 28,07 19,32 2,24 1,68 4,83

Mỡ 10,31 6,15 160 7,80 4,6 1,04 0,96 1,16

Sinh khối là tổng lượng chất hữu cơ có được trên một đơn vị diện tích tại một thời điểm. Sinh khối bao gồm tổng khối lượng thân, cành, lá, rễ trên mặt đất và dưới mặt đất được lấy trực tiếp ở các cây tiêu chuẩn ở mô hình Nông lâm kết hợp tại khu vực nghiên cứu. Việc nghiên cứu sinh khối cây gỗ là cơ sở đánh giá lượng C tích lũy của cây gỗ tại mô hình, do vậy có ý nghĩa lớn trong việc đánh giá chất lượng cây gỗ, phục vụ cho quản lý và sử dụng tài nguyên. Qua thu thập và xử lý số liệu của 07 cây tiêu chuẩn của loài cây thân gỗ được tổng hợp ở bảng 4.4.

Đối với cây Xoan ta sinh khối tươi bộ phận thân biến động từ 5,12 đến 10,26 tấn/ha chiếm từ 50,12% đến 52,12% tổng sinh khối tươi của ha; sinh khối tươi bộ phân cành biến động từ 2,24 đến 5,13 tấn/ha chiếm 13,41% đến 25,27% tổng sinh khối tươi của ha; sinh khối tươi bộ phận lá biến động từ 1,18 đến 2,34 tấn/ha chiếm 7,09% đến 11,55% tổng sinh khối tươi của cây; sinh khối tươi bộ phận rễ biến động từ 14,24 đến 30,92 tấn/ha chiếm đến

20% tổng sinh khối tươi của cây. Với loài Keo lai, sinh khối tươi biến động ở bộ phận thân là từ 5,89 đến 6,02 tấn/ha. Bộ phận cành chiếm từ 0,69 đến 0,77 tấn/ha. Bộ phận lá chiếm từ 0,89 đến 1,02 tấn/ha. Bộ phận rễ chiếm từ 1,47 đến 1,51 tấn/ha. Đối với loài cây Mỡ trong mô hình, bộ phận thân chiến từ 3,84 đến 4,6 tấn/ha. Bộ phận cành chiến từ 0,96 đến 1,04 tấn/ha. Bộ phận lá chiếm từ 0,90 đến 0,96 tấn/ha. Bộ phận rễ chiếm từ 0,96 đến 1,16 tấn/ha. Loài Keo tai tượng chiếm bộ phận thân là 19,32 tấn/ha, bộ phận cành chiếm 2,24 tấn/ha, bộ phận lá chiếm 1,68 tấn/ha, bộ phận rễ chiếm 4,83 tấn/ha. Sinh khối tươi có sự biến động là do mật độ, điều kiện lập địa khác nhau ở từng OTC, khối lượng thể tích khác nhau ở cây gỗ, kết quả sinh khối tươi biến động thể hiện rõ hơn thông qua hình 4.2 sau:

0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 Xoan ta (O1) Keo lai (O1) Xoan ta (O2) Keo lai (O2)

Mỡ (O2) Keo tai tượng(O3) Mỡ (O3) Loài cây/OTC S K T (t n /h a ) SKT

Hình 4.2. Biểu đồ cấu trúc sinh khối tươi của một số loài cây gỗ trồng xen trong mô hình Nông lâm kết hợp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO của một số loài cây gỗ trồng xen trong mô hình Nông lâm kết hợp tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên. (Trang 42)