Cách tiếp cận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO của một số loài cây gỗ trồng xen trong mô hình Nông lâm kết hợp tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên. (Trang 31)

Tìm hiểu kế thừa các tài liệu có liên quan đến nghiên cứu cấu trúc lâm phần và mô hình ở trên thế giới và ở Việt Nam. Nguồn tài

liệu tại các Thư viện Đại học Nông Lâm, Trung Tâm Học Liệu Đại học Thái Nguyên và tìm hiểu trên mạng Internet.

Ứng dụng những phương pháp tiên tiến trong điều tra rừng để xác định sinh khối cây gỗ trong mô hình Nông lâm kết hợp tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Xác định cây tiêu chuẩn và giải tích, phân tích hàm lượng tích luỹ CO2 của cây gỗ.

Tài liệu về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội tại địa bàn nghiên cứu.

3.4.2. Phương pháp nghiên cu

3.4.2.1. Khảo sát và lập OTC

Bước 1. Khảo sát đánh giá thực trạng mô hình NLKH Chè rừng tại xã Tức

Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

Bước 2. Lập ô tiêu chuẩn thu thập số liệu.

Trước hết tiến hành khảo sát tổng thể các mô hình Nông lâm kết hợp tại xã Tức Tranh. Sau đó căn cứ vào sự phân bố các mô hình trên địa bàn, đề tài lựa chọn ra khu vực có mô hình nhiều và tập trung nhất tiến hành lập 03 OTC điển hình, diện tích mỗi ô = 1500 m2 (50x30), các ô được lập mang tính đại diện cho khu vực nghiên cứu.

50m

30m

Hình 3.1. Kích thước ÔTC

Bước 3. Đo đếm trên OTC và xác định cây trung bình.

Tại các OTC, tiến hành:

+ Điều tra các tổ thành loài trên OTC

+ Thu thập số liệu chỉ tiêu sinh trưởng (D, H) toàn bộ cây gỗ trong OTC

+ Cây tiêu chuẩn chọn để giải tích đo đếm sinh khối là cây có đường kính D1.3 và Hvn bằng hoặc gần bằng cây có D1.3 và Hvn bình quân của lâm phần.

Bước 4. Lấy mẫu và xử lý mẫu ban đầu

+ Sau khi xác định được cây tiêu chuẩn, sử dụng phương pháp chặt hạ để đo đếm sinh khối. Sinh khối tươi của cây sẽ được xác định theo từng bộ phận gồm thân, cành, lá.

+ Bộ phận rễ không xử lí do sự đặc trưng của mô hình “Chè – Rừng” liên quan tới hệ thống rễ cây của chè.

3.4.2.2. Phương pháp lấy mẫu

+ Cách lấy mẫu sinh khối như sau:

-Sinh khối thân: chia thân cây thành các đoạn L=1m, đoạn có đường kính <5cm được tính vào sinh khối cành, sau đó đem cân để xác định sinh khối. -Sinh khối cành: sau khi đã tách lá, tiến hành chia cành thành các đoạn nhỏ và đem toàn bộ để xác định sinh khối.

-Sinh khối lá: thu gom toàn bộ sinh khối lá và đem lên cân.

-Sinh khối rễ: do đặc trưng của rễ chè nên không đào mà quy đổi theo phương trình.

Sinh khối dưới mặt đất = tổng sinh khối trên mặt đất * (1/4) Sinh khối rễ =(thân+cành+lá) * (1/4)

3.4.2.3. Lấy mẫu tiêu biểu và ký hiệu mẫu

Thân cây được lấy ở vị trí D1.3 tầm ngang ngực, lấy mẫu 0,5 kg. Cành sau khi xác định sinh khối tươi tiến hành chặt ngắn từng đoạn, trộn đều và lấy mẫu 0,5kg. Lá cây được trộn đều và cân lấy mẫu 0,5kg.

Các mẫu được cân nhanh khối lượng tươi rồi cho vào túi đựng mẫu và đánh dấu ghi chú vào túi đựng mẫu sau đó vận chuyển về phòng thí nghiệm để sấy khô. Nếu chưa mang về được ngay nên mở túi bóng cho cây quang hợp tại chỗ, nếu lá là những lá dễ thối thì dùng sanh, chảo đảo qua bếp lửa tại chỗ cho lá không bị thối.

Ký hiệu hóa mẫu nghiên cứu: Ví dụ: TTr-KL-O1-T, tức là xã Tức Tranh – loài cây keo – OTC1 – bộ phận thân. TTr-M-O2-L, tức là xã Tức Tranh – loài cây mỡ – OTC2 – bộ phận lá.

3.4.3. Phương pháp x lý s liu

3.4.3.1. Xử lý mẫu

Từ mẫu 0,5kg được lấy từ mô hình khi chặt hạ cây về cân và xác định lại trọng lượng tươi hiện tại (do bốc hơi nước trong quá trình vận chuyển), băm nhỏ thành miếng, trộn đều và lấy trọng lượng tương đương 30 gam sinh khối tươi (tương ứng) để sấy xác định sinh khối khô.

3.4.3.2. Phương pháp sấy mẫu

Các mẫu đã băm nhỏ và xác định khối lượng cho vào tủ sấy tại phòng thí nghiệm ở nhiệt độ 80-1050 C trong vòng 8-11h đối với mẫu thân, cành, liên tục theo dõi sau 2h đến 3h rồi đem cân kiểm tra khi nào trọng lượng của mẫu không đổi qua 4 lần cân đó chính là sinh khối khô kiệt của mẫu. Đối với mẫu lá sấy ở nhiệt độ 70-850C trong vòng 4-8h, theo dõi liên tục sau 2h khi nào trọng lượng của mẫu không đổi đó là sinh khối khô của lá. Ghi chép trọng lượng của các mẫu qua các lần cân kiểm tra.

3.4.3.3. Xử lý số liệu

+ Vtb xử lý số liệu ta áp dụng công thức:

V=(л/4)*d2

1.3*Hvn*f

Trong đó: D1.3 là đường kính cây tiêu chuẩn

Hvn là chiều cao vút ngọn cây tiêu chuẩn F là hình số

+ Trữ lượng của một lâm phần (ha) M= N*Vtb

Trong đó: M là trữ lượng (m3

/ha) N là mật độ cây trên (ha)

Vtb là thể tích cây tiêu chuẩn trong (ha) + Xử lý và phân tích số liệu: các chỉ số thống kê như trị số trung bình D1.3, Hvn được thực hiện bằng phần mềm Excel với hàm Sum( )

+ Tính phương trình tương quan:

Bước 1: Chọn Data Analysis trên thanh công cụ

Bước 2: Chọn Reression trong hộp thoại Data Analysis

Bước 3: Trong hộp thoại chọn Input X Ranger và Input Y Ranger

Bước 4: Sau đó chọn Output Ranger rồi xuất ra bảng thông qua Excel

Ta tìm được các chỉ số tương quan (R), (S%), và F trong bảng ta xử lý qua Excel.

*Quy đổi sinh khối tươi của cây tiêu chuẩn cho 01ha

Tính lượng sinh khối tươi của một số loài cây gỗ lớn trong mô hình Nông lâm kết hợp:

+ Sinh khối tươi cây tiêu chuẩn:

P(tươi/cây) = Pt(th) + Pt(c) + Pt(l) (kg/cây) + Sinh khối tươi cho 1 ha:

P = (P(tươi/cây)*N/ha)/1000 (tấn/ha)

Trong đó: Pt(th), Pt(c), Pt(l) là sinh khối thân, cành, lá tươi N: Số cây trên ha

P: Tổng sinh khối tươi

*Quy đổi sinh khối khô của cây tiêu chuẩn cho 01ha

Tính lượng sinh khối khô một số loài cây gỗ lớn trong mô hình Nông lâm kết hợp:

+ Sinh khối khô cây tiêu chuẩn:

Pkhô = Pk(th) + Pk(c) + Pk(l) (kg/cây) + Sinh khối khô cho 1 ha:

P = (Pkhô*N/ha)/1000 (tấn/ha)

Trong đó: Pk(th), Pk(c), Pk(l) là sinh khối thân, cành, lá khô N: Số cây trên ha

P: Tổng sinh khối khô

* Tính lượng carbon tích lũy

+ Lượng tích lũy carbon của cây tiêu chuẩn: Ci(kg/cây) = Pk(i) * Ci (t,c,l) (kg/cây)

Trong đó: Ci(kg/cây): Là trữ lượng carbon của thân, cành, lá

Pk(i): Là sinh khối khô tính bằng kg của các bộ phận thân, cành, lá của cây tiêu chuẩn.

Ci: Là kết quả phân tích lượng carbon trong thân, cành, lá

+ Lượng tích lũy carbon cho 01 ha:

C = (Ci(kg/cây) * N/ha)/1000 (tấn/ha)

* Tính lượng CO2 hấp thụ

CO2=C*(44/12) (Theo ICRAF, 2010): Đơn vị (tấn/ha) Trong đó: C là lượng carbon của cây hấp thụ

* Tính giá trị kinh tế xác định môi trường hấp thu CO2

T=Mc*t

Trong đó: T là giá trị hấp thụ CO2

Mc là tổng lượng CO2 hấp thụ

t là đơn giá bán Carbon: Đơn vị (VND)

Giá bán carbon tại Việt Nam được xác định tại thời điểm nghiên cứu theo thị trường thế giới, đề tài áp dụng là 20$ USD/tấn CO2. (Theo PGS.TS Bảo Huy, 2009). Giá trị hiện tại 01USD khoảng 21.000vnd

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO của một số loài cây gỗ trồng xen trong mô hình Nông lâm kết hợp tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên. (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)