- Sự khác biệt khi hoàn nhậpdự phòng giữa Chếđộ tài chính và Chế độ kế toán, đây là sự khác biệt không đáng có gây khó khăn cho người làm công tác kế toán. Tuy nhiên ta thấy rằng việc hoàn nhập dự phòng, dù bằng cách giảm chi phí hay tăng thu nhập, đều cho kết quả cuối cùng đó là lợi nhuận tăng lên. Nhưng thực tế vẫn cần phải có sự thống nhất giữa hai quy định này.
- Về các tài khoản phản ánh các khoản dự phòng: +TK 129- Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn +TK 139- Dự phòng phải thu khó đòi +TK 159- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho +TK 229- Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn +TK 351- Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm + TK 352- Dự phòng phải trả
SV: Nguyễn Thị Nhung Lớp: Kế toán 48C
Các tài khoản trên đều phản ánh các khoản dự phòng nhưng tại sao các mã hoá tài khoản lại khác nhau? Cho nên cần phải đưa ra một nguyên tắc mã hoá để nhận biết các khoản dự phòng này hơn. Có hai cách giải quyết:
+ Phương án 1: Một nguyên tắc chung mã hoá cho tất cả các tài khoản phản ánh dự phòng là đều có đuôi cuối cùng là số 9 tức là: TK 129, TK229, TK159, TK139, TK3X9 cho thống nhất. Tuy nhiên, nếu theo cách mã hoá tài khoản như vậy thì nhóm TK 129, 229, 139, 159 có mang bản chất dự phòng phải trả tức là bản chất của nhóm TK351, 352 không?
+ Phương án 2: Dựavào bản chất của dự phòng là việc ghi nhận trước một khoản chi phí sẽ chi ra hay mất đi trong tương lai gần, ta chia dự phòng thành hai loại lớn là dự phòng rủi ro và dự phòng chi phí. Hai loại dự phòng lớn này gồm các loại dự phòng như ta đã trình bày ở phần 1.1.2. Trong đó, dự phòng chi phí ta lại chi ra làm hai loại là dự phòng phải trả và dự phòng không phải trả.
Ta thấy, TK 351 “Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm” không thoả mãn định nghĩa về nợ phải trả được quy định ở Chuẩn mực số 01 (VAS 01). Vì theo mục 26 VAS 01 đã quy định: “Nợ phải trả xác định nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp khi doanh nghiệp nhận về một tài sản, tham gia một cam kết hoặc phát sinh các nghĩa vụ pháp lỳ”. Nhưng tại thời điểm ghi nhận “Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm” doanh nghiệp chưa thể xác định cụ thể sẽ “phải chi trả trợ cấp mất việc cho ai” nên chưa hình thanh một “nghĩa vụ hiện tại”. Mặt khác, các khoản trích trước (được nêu ở phần 1.1.2) được mã hoá tài khoản (TK335), theo Chế độ kế toán không coi đây là một khoản dự phòng nhưng theo bản chất của dự phòng thì đây đúng là một khoản dự phòng chi phí, mà chính xác hơn phải là một khoản dự phòng không phải trả chứ không phải là một khoản nợ phải trả nhưđược định nghĩa ở VAS 01, nhưng lại được phản ánh ở loại tài khoản nợ phải trả. Như vậy, những khoản dự phòng không phải trả này cần được phản ánh ở loại tài khoản nguồn vốn chủ sở hữu ( nhóm 45X). Nhóm TK 45X sẽ chỉ phản ánh nguồn dự phòng hình thành từ việc trích trước chi phí, khác với “Quỹ dự phòng tài chính” được hình thành từ lợi nhuận sau thuế.
Khi VAS 18 được ban hành, TK 352 “Dự phòng phải trả” được bổ sung vào hệ thống tài khoản kế toán theo Chế độ kế toán mới và các khoản chi phí phải trả thoả mãn điều kiện “nợ phải trả” quy định trong VAS 01 đượcphản ánh ở TK 352 thay vì phản ánh ở TK 335 như trước đây, chẳng hạn như khoản trích trước chi phí bảo hành
SV: Nguyễn Thị Nhung Lớp: Kế toán 48C
sản phẩm…Do vậy các khoản dự phòng chi phí này là những khoản dụ phòng phải trả và phải được phản ánh ở nhóm TK 35X.
-Như đã được đề cập trong phần 1.2.2. Theo kế toán Pháp, khoản dự phòng phải thu khó đòi theo cách phản ánh của ta còn nhiều sai sót và theo tôi nên phản ánh như kế toán Pháp như thế sẽ đúng hơn. Vì thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu, được tính trên phần giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ và người tiêu dùng cuối cùng hàng hoá đó phải chịu thuế, còn doanh nghiệp chỉ đóng vai trò là người thu hộ và nộp hộ, do vậy, phần dự phòng phải thu khó đòi bị mất phải không có thuế,tức là doanh nghiệp không phải chịu mà Nhà nước phải chịu phần thuế bị tổn thất này. Còn nếu phần tổn thất vẫn có thuế thì rõ ràng là thiệt cho doanh nghiệp. Biết là như vậy, vậy tại sao vẫn để như vậy, có lẽ do điều kiện hiện nay việc kiểm soát thuế giá trị gia tăng phải nộp còn nhiều hạn chế, tốt nhất là chưa thực hiện sửa đổi như đối với kế toán Pháp được nếu không sẽ phải đối mặt với nguy cơ thất thu thuế, chưa kể tới những việc gianlận thuế có rất nhiều khả năng xảy ra.
SV: Nguyễn Thị Nhung Lớp: Kế toán 48C
KẾT LUẬN
Từ quá trình nghiên cứu ở trên và trước những đòi hỏi đặt ra của quá trình hội nhập, Chếđộ kế toán Việt Nam ngày càng cần được hoàn thiện hơn nữa để tạo thuận lợi cho những người làm công tác kế toán, thuận lợi cho doanh nghiệp và những người sử dụng thông tin hiểu và đánh giá được. Bên cạnh đó cũng phải thường xuyên cập nhật để phù hợp với điều kiện kinh tế trong nước, phù hợp với quốc tế, và phù hợp với thông lệ quốc tế. Để thực hiện tốt công tác kế toán phải bắt nguồn từ một chế độ kế toán đúng đắn và hợp lý. Kế toán các khoản dự phòng là vấn đề tương đối mới, do đó các quy định về công tác kế toán này là điều đáng quan tâm. Bài viết của em bàn về chếđộ kế toán các khoản dự phòng với mục đích đóng góp một số ý kiến với Chếđộ kế toán Việt Nam về vấn đề này. Được sự giúp đỡ và chỉ dạy tận tình của giảng viên hướng dẫn ThS. Nguyễn Ngọc Tiến em đã hoàn thành bài viết này. Vì thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp, và cũng chưa có nhiều kinh nghiệm trong thực tế nên bài viết chắc không tránh được những thiếu sót, em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thày, cô và các bạn để em có thể làm tốt hơn nữa.
SV: Nguyễn Thị Nhung Lớp: Kế toán 48C
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chếđộ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/ QĐ - BTC ngày 20/03/2006
2. Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 18 (VSA18): “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”,ban hành theo Quyết định số 100/2005/QĐ – BTC ngày
28/12/2005
3. Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 1 “Chuẩn mực chung”,ban hành theo Quyết định số 165/2002/QĐ – BTC ngày 31/12/2002.
4. Thông tư 13/2006/TT – BTC hướng dẫn chếđộ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hoá,công trình xây lắp tại doanh nghiệp.
5. Thông tư số 107/2001/TT – BTC ngày 31/12/2001 hướng dẫn chếđộ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, giảm giá chứng khoán đầu tư, dự phòng nợ khó đòi tại doanh nghiệp.
6. Thông tư số 64/TC – TCDN hướng dẫn trích lập và sử dụng dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng công nợ khó đòi, dự phòng giảm giá chứng khoán tại doanh nghiệp Nhà nước.
7. Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp – NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội - 2006
8. Giáo trình lý thuyết và thực hành kế toán tài chính – NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội 8/2007
9. Giáo trình Kế toán quốc tế - NXB Thống kê Hà Nội - 2002
10.Hướng dẫn thực hành kế toán Mỹ - NXB Thống kê Hà Nội - 2007 11.http://www.vaa.vn
http://tapchiketoan.com
http:// webketoan.vn