Dự phòng là vấn đề rất mới và có vai trò rất quan trọng, thường là do đánh giá của doanh nghiệp, như thế rất khó cho những người sử dụng thông tin, do vậy Bộ tài chính đã cho ra một chuẩn mực quy định riềng về các loại dự phòng đó là Chuẩn mực số 18 “các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”. Chuẩn mực đã quy định khá rõ và hướng dẫn khá đầy đủ về nguyên tắc ghi nhận, xác định giá trị các khoản dự phòng và các biện pháp xử lý. Chuẩn mực có ý nghĩa rất lớn như:
+ Chuẩn mực đảm bảo việc áp dụng các nguyên tắc ghi nhận, cơ sở hạch toán phù hợp cũng như việc công bố đầy đủ thông tin đối với các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng nhằm giúp cho người sử dụng hiểu được bản chất nghiệp vụ, thời điểm phát sinh, số lượng và giá trị ghi sổ của các khoản mục này.
+ Chuẩn mực đưa ra các điều kiện cần phải được thực hiện để công nhận một khoản dự phòng giúp cho doanh nghiệp đạt được tính nhất quán và tính so sánh trong việc hạch toán các khoản dự phòng. Thực hiện chuẩn mực này nhằm công khai các khoản nợ tiềm tàng trên Báo cáo tài chính đáp ứng yêu cầu trính bày đầy đủ.
+ Chuẩn mực hướng dẫn người lập Báo cáo tài chính quyết định cụ thể khi nào thì lập dự phòng, khi nào chỉ công bố thông tin hoặc khi nào không công bố thông tin.
+ Chuẩn mực nhằm đảm bảo rằng doanh nghiệp chỉ trình bày trên Báo cáo tài chính những nghiệp vụ pháp lý những khoản nợ phát sinh từ các sự kiện quá khứ thì mới được ghi nhận khoản dự phòng liên qua. Còn các khoản chi phí dự tính trong tương lai do áp lực về thương mại hoặc quy định của pháp luật mà doanh nghiệp dự tính phải chi tiêu như trường hợp đặc biệt trong tương lai thì không được lập dự phòng.
Tuy nhiên, nội dung trong Chuẩn mực còn trừu tượng, mang định tính cao, một số thuật ngữ và nghiệp vụ còn khá mới mẻ nên việc vận dụng Chuẩn mực này vào thực tế của đơn vị gặp nhiều khó khăn.
Mặt khác nếu căn cứ vào bản chất của chi phí dự phòng là ghi nhận trước một khoản chi phí sẽ chi ra (hay mất đin) trong tương lai, thì dự phòng được chi thành 2 loại lớn: Dự phòng rủi ro, loại dự phòng này phản ánh việc ghi nhận trước những tổn
SV: Nguyễn Thị Nhung Lớp: Kế toán 48C
thất sẽ xảy ra trong tương lai, gồm: dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính, dự phòng bảo hành sản phẩm. dự phòng trợ cấp mật việc làm, dự phòng tranh chấp, dự phòng thiệt hại về môi trường, dự phòng tiền phạt, dự phòng những hợp đồng có rủi ro lớn, dự phòng tái cơ cấu doanh nghiệp. Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 18 có đề cập đến những loại dự phòng này. Và loại dự phòng thứ 2 là dự phòng chi phí gồm: trích trước sửa chữa tài sản cốđịnh, trích trước tiến lương nghỉ phép của lao động trực tiếp, trích trước chi phí ngừng sản xuất theo mùa vụ, trích trước chi phí lãi vay phải trả trong trường hợp lãi vay trả lãi sau. Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 18 không coi các khoản trích trước này là dự phòng mà là một khoản phải trả, nhưng nếu coi đây là một khoản phải trả thì phải trả cho ai? Nếu hiểu như vậy sẽ mâu thuẩn bản chất của các khoản dự phòng.