Xuất một số giải pháp phát triển thể lực học sinh trường THPT Sông

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ THỂ LỰC HỌC SINH TRƯỜNG THPT TRONG NĂM HỌC VÀ MỘT VÀI Ý KIẾN VỀ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY THỂ THAO TỰ CHỌN (BÓNG ĐÁ VÀ BÓNG CHUYỀN) (Trang 45)

Sông Ray và nội dung giảng dạy:

Từ thực trạng nêu trên, đề tài đã dự thảo hệ thống các giải pháp, đề tài đã phỏng vấn các chuyên gia để xác định hệ thống các giải pháp có thể ứng dụng ngay nhằm nâng cao thể chất cho học sinh trường THPT Sông Ray. Kết quả ở bảng 3.19 và 3.20.

Giải pháp 1: Thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục về phong trào TDTT trong nhà trường.

Tuyên truyền cho tập thể học sinh và các cấp quản lý giáo dục hiểu rõ hơn nữa về công tác giáo dục thể chất, rèn luyện thân thể, tăng cường các hoạt động phong trào TDTT trong nhà trường để góp phần thực hiện giáo dục toàn diện như mục tiêu đào tạo đã đề ra.

Triển khai và tiếp tục thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị, Thông tư, Thông tư liên tịch của Nhà nước, Đảng và các ngành về giáo dục nói chung và về công tác

giáo dục thể chất nói riêng trong các đợt tập huấn, sinh hoạt chính trị đầu năm. Có chế độ khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động phong trào TDTT năm qua.

Giải pháp 2: Cải tiến nội dung và chương trình giáo dục thể chất Tiếp tục áp dụng thực hiện mục tiêu đào tạo và nội dung chương trình giáo dục TDTT theo quy định Bộ giáo dục và đào tạo như hiện nay nhưng trong quá trình thực hiện cần phải linh hoạt, mềm dẻo nhằm tạo cơ hội kích thích cho học sinh ham thích tập luyện TDTT và hiểu được ý nghĩa của việc rèn luyện thân thể để từ đó có ý thức tự giác học tập và tích cực tham gia vào hoạt động phong trào TDTT trong nhà trường.

Trên thực tế về điều kiện sân bãi và dụng cụ TDTT thiếu đối với một số môn tự chọn thì tùy theo điều kiện của nhà trường mà xin ý kiến của Ban giám hiệu nhà trường hay ý kiến cấp trên không thực hiện, để tập trung lựa chọn những môn còn lại tập luyện và học tập. Phân loại tình trạng thể chất của học sinh ngay từ đầu vào để có nội dung chương trình và hình thức tổ chức học tập thích hợp.

Giải pháp 3: Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và hình thức tổ chức lên lớp giáo dục thể chất.

Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục thể chất để làm tăng tính tích cực chủ động của học sinh, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của học sinh. Nên từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và hình thức hiện đại vào quá trình tổ chức giảng dạy và tập luyện TDTT một cách có khoa học.

Đối với phương pháp trực quan ngoài những hình ảnh thị phạm động tác của giáo viên hay tranh vẽ về kỹ thuật động tác cần đưa phương tiện hiện đại vào sử dụng như các băng đĩa về phương pháp tập luyện hay thi đấu TDTT các giải trong nước, quốc tế bằng máy chiếu làm cho hình ảnh sinh động, kỹ thuật động tác thể hiện rõ ràng kết hợp với đưa phần mềm Power Point trong dạy lý thuyết. Qua đó,

giúp học sinh dễ tiếp thu và thực hiện tốt được kỹ thuật động tác hơn trong quá trình tập luyện.

Như vậy, trong quá trình vận dụng các phương pháp dạy học và hình thức tổ chức lên lớp cần có sự phối hợp, điều chỉnh cho thích hợp với từng nội dung bài học, cần quan tâm đến những trang thiết bị đồ dùng dạy học vì nó sẽ có tác động trực tiếp lên giác quan của người học những động tác kỹ thuật mới.

Giải pháp 4: Thực hiện bồi dưỡng nâng cao chuyên môn và kịp thời bổ sung đội ngũ giáo viên thể dục thể thao.

Để đáp ứng đủ nhu cầu thực tế giảng dạy thì đội ngũ giáo viên TDTT nhà trường hiện nay phải được nâng cao trình độ chuyên môn. Nhà trường nên có hình thức học tập bồi dưỡng cho số giáo viên hiện có và bổ sung thêm đội ngũ giáo viên thể dục thể thao.

Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục thể chất nói riêng, vì vậy cần thực hiện huy động tối đa tiềm lực của đội ngũ giáo viên hiện có và từng bước phát triển đội ngũ giáo viên mới.

*Giải pháp 5: Áp dụng các bài tập kết hợp trong giảng dạy TTTC (bóng đá và bóng chuyền) và giảm bớt cột điểm kiểm tra.

Giải pháp 6: Hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ và tài chính phục vụ cho hoạt động phong trào TDTT.

Nhà trường cần xây dựng thêm sân bãi tập luyện cho TDTT, mua sắp trang thiết bị, dụng cụ đáp ứng nhu cầu thực tế. Nhà trường nên có chế độ đãi ngộ hợp lý hơn cho cán bộ, giáo viên và học sinh tham gia trong lĩnh vực TDTT.

Qua kết quả ở bảng 3.19 và 3.20, cho thấy đa số phiếu phỏng vấn thu được đều rất phù hợp với các giải pháp đã lựa chọn chiếm từ 75% trở lên, không có ý kiến khác đối với 6 giải pháp trên.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Về phương pháp phát triển thể lực trường THPT:

Đề tài đã ứng dụng 6 test theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm kiểm tra thực trạng thể chất học sinh của trường THPT Sông Ray, bao gồm: Lực bóp tay thuận(kg), Nằm ngửa gập bụng 30s(lần), Bật xa tại chỗ(cm), Chạy 30m XPC(s), Chạy con thoi 4 x 10m(s), Chạy tuỳ sức 5 phút. Kết quả đánh giá cho thấy phần lớn học sinh xếp loại “đạt” theo tiêu chuẩn rèn luyện thể lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo (khoảng 50%), tuy nhiên vẫn còn khoảng 30% học sinh không đạt theo tiêu chuẩn, và chỉ có khoảng 20% học sinh xếp loại tốt theo tiêu chuẩn này. Do đó,

có thể kết luận thực trạng thể chất của học sinh trường THPT Sông Ray còn ở mức rất thấp so với tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chứng tỏ chương trình giáo dục thể chất chưa đạt hiệu quả cao, cần có những biện pháp nâng cao thể chất cho học sinh, đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của các em cả về mặt thể chất lẫn trí tuệ.

Qua một năm học tập hầu hết các khối lớp ở trường đều có sự tăng trưởng qua các test có độ tăng trưởng có ý nghĩa thống kê. Chứng tỏ quá trình tập luyện những bài tập phù hợp. Đây là điểm nổi bật mà giáo viên giảng dạy GDTC tại trường THPT Sông Ray đã áp dụng, để đưa ra những bài tập nhằm phát triển đồng đều hơn cho các học sinh. Vậy việc thường xuyên, nghiêm túc thực hiện các test vào trong trường học là cần thiết.

Về nội dung giảng dạy thể hao tự chọn (bóng đá và bóng chuyền)

- Áp dụng các bài tập kết hợp trong giảng dạy TTTC (bóng đá và bóng chuyền) để tạo cho học sinh hứng thú và sáng tạo trong tập luyện.

- Số cột điểm kiểm tra chưa phù hợp (số cột điểm kiểm tra quá nhiều 8 cột điểm kiểm tra). Cần có thời gian giành cho cho tập luyện nhiều nhằm rèn luyện kỹ năng, phát huy sáng tạo và tạo sự hưng phấn cho học sinh.

Đề tài đã đề xuất 6 giải pháp góp phần phát triển thể chất học sinh cấp 3 trường Sông Ray. Phần lớn các giải pháp là các biện pháp hỗ trợ công tác giảng dạy, cũng như thay đổi hình thức lên lớp và thực hiện chương trình ngoại khoá.

Giải pháp 1: Thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục về phong trào TDTT trong nhà trường.

Giải pháp 2: Cải tiến nội dung và chương trình giáo dục thể chất

Giải pháp 3: Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và hình thức tổ chức lên lớp giáo dục thể chất.

Giải pháp 4: Thực hiện bồi dưỡng nâng cao và kịp thời bổ sung đội ngũ giáo viên thể dục thể thao.

Giải pháp 5: Hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ và tài chính phục vụ cho hoạt động phong trào TDTT.

Giải pháp 6: Áp dụng các bài tập kết hợp trong giảng dạy TTTC (bóng đá và bóng chuyền), và cột điểm kiểm tra phù hợp hơn.

KIẾN NGHỊ:

- Nhà trường cần quan tâm tới việc học tập, rèn luyện của các em nhiều hơn – như hoàn thiện không gian sân bãi, dụng cụ đáp ứng đầy đủ phục vụ cho việc học và dạy môn GDTC đạt kết quả tốt nhất.

- Tích cực thực hiện đúng nội dung chương trình, và thực hiện đúng nội dung tiêu chí Rèn luyện thân thể do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và luôn cập nhật thường xuyên những thông tin liên quan đến công tác giảng dạy chuyên môn.

- Cần khuyến khích phát triển tài năng TT trong nhà trường và có những chính sách ưu đãi đối với học sinh đạt thành tích cao ở các giải thi đấu

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phương pháp giảng dạy thể dục thể thao trong trường trung học phổ thông - Phó giáo sư - Phó tiến sĩ Trịnh Trung Hiếu - Nhà xuất bản TDTT Hà Nội- Năm 1999.

2. Tuyển tập nghiên cứu khoa học thể dục thể thao - Trường đại thể dục thể thao I- nhà xuất bản TDTT Hà Nội – 1997.

3. Văn bản chỉ đạo công tác Giáo dục thể chất trong nhà trường các cấp – Bộ giáo dục và đào tạo (vụ giáo dục thể chất) - 1994.

4. Lý luận và phương pháp Thể dục Thể thao – Trường đại thể dục thể thao I , Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn - NXB TDTT Hà Nội - 2000.

5. Giáo trình chuyên sâu bóng đá – Trường đại thể dục thể thao II – Thạc sĩ Nguyễn Hồng Sơn.

6. Sinh lý học TDTT - Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên - NXB TDTT Hà Nội - 2003.

7. Phương pháp nghiên cứu khoa học Thể dục Thể thao - Nguyễn Xuân Sinh - NXB TDTT Hà Nội - 1999.

8. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Thể dục trung học phổ thông – Bộ Giáo Dục và Đào Tạo – NXB giáo dục việt nam – 2010.

9. Bác Hồ với TDTT Việt Nam - NXB TDTT Hà Nội Ban Bí thư Trung ương Đảng – 2005.

10. “Nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển các tố chất thể lực của

sinh viên”, Tuyển tập nghiên cứu khoa học giáo dục thể chất, sức khỏe trong

trường học các cấp - Nguyễn Trọng Hải, Vũ Đức Thu - NXB TDTT Hà Nội – 2001

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.2: Kết quả xếp loại thể lực học sinh nam khối lớp 10 theo tiêu

chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (n = 25). 17

Bảng 3.3. Kết quả thực trạng thể lực học sinh nữ khối 10 18 Bảng 3.4: Kết quả xếp loại thể lực học sinh nữ khối lớp 10 theo tiêu

chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (n = 25). 19

Bảng 3.5. Kết quả thực trạng thể lực học sinh nam khối 11 20 Bảng 3.6: Kết quả xếp loại thể lực học sinh nam khối lớp 11 theo

tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (n = 25). 21

Bảng 3.7. Kết quả thực trạng thể lực học sinh nữ khối 11 22 Bảng 3.8: Kết quả xếp loại thể lực học sinh nữ khối lớp 11 theo tiêu

chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (n = 25). 23

Bảng 3.9. Kết quả thực trạng thể lực học sinh nam khối 12 24 Bảng 3.10: Kết quả xếp loại thể lực học sinh nam khối lớp 12 theo tiêu

chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (n = 25). 25

Bảng 3.11. Kết quả thực trạng thể lực học sinh nữ khối 12 26 Bảng 3.12: Kết quả xếp loại thể lực học sinh nữ khối lớp 12 theo tiêu

chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (n = 25). 27

Bảng 3.13. Nhịp tăng trưởng của học sinh nam khối 10 29 Bảng 3.14: Nhịp tăng trưởng của học sinh nữ khối 10. 30 Bảng 3.15. Nhịp tăng trưởng của học sinh nam khối 11. 32 Bảng 3.16: Nhịp tăng trưởng của học sinh nữ khối 11. 34 Bảng 3.17. Nhịp tăng trưởng của học sinh nam khối lớp 12. 36

. Bảng 3.18. Nhịp tăng trưởng của học sinh nữ khối lớp 12. 37 Bảng 3.19: Kết quả phỏng vấn các học sinh qua Nội dung bài tập (kỹ

thuật động tác) (n = 120). 39

Bảng 3.20: Kết quả phỏng vấn các cán bộ quản lý và giáo viên thể dục

trường về các giải pháp đã đề xuất (n= 120). 40

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ đánh giá sự phát triển thể lực của học sinh nam khối 10 29 Biểu đồ 3.2: Biểu đồ đánh giá sự phát triển thể lực của học sinh nữ khối 10 31

Biểu đồ 3.3: Biểu đồ đánh giá sự phát triển thể lực của học sinh nam khối 11 33 Biểu đồ 3.4: Biểu đồ đánh giá sự phát triển thể lực của học sinh nữkhối 11 34 Biểu đồ 3.5: Biểu đồ đánh giá sự phát triển thể lực của học sinh nam khối 12 36 Biểu đồ 3.6: Biểu đồ đánh giá sự phát triển thể lực của học sinh nữ khối 12 38

MỤC LỤC

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI………1 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN………4

1.1. Chủ tịch Hồ Chí Minh với nội dung tư tưởng và phát triển thể chất của dân

tộc………4

1.2. Quan điểm và đường lối của Đảng và Nhà nước về hoạt động TDTT và công tác giáo dục thể chất………6

CHƯƠNG II: MUC ĐÍCH – NHIỆM VỤ - PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU………8

2.1. Mục đích nghiên cứu………8

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu………8

2.3. Phương pháp tổ chức nghiên cứu………8

2.4. Đối tượng và tổ chức nghiên cứu………14

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……….15

3.1.Thực trạng phát triển thể lực học sinh trường THPT Sông Ray năm học 2012 - 2013:………15

3.2.Đánh giá sự phát triển thể lực học sinh trường THPT Sông Ray sau 1 năm áp dụng phương pháp trên………28

3.3. Ý kiến nội dung dạy tự thể thao chọn (bóng đá, bóng chuyền)…………39

3.4 Đề xuất một số giải pháp phát triển thể lực học sinh trường THPT Sông Ray và nội dung giảng dạy………43

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………47

KẾT LUẬN………..47

KIẾN NGHỊ……….48

SỞGD&ĐT ĐỒNG NAI céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam Trường THPT Sông Ray Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2012-2013

–––––––––––––––––

Tên sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp đánh giá thể lực học sinh trường THPT trong năm học và một vài ý kiến về nội dung chương trình dạy thể thao tự chọn (bóng đá và bóng chuyền).

Họ và tên tác giả: NGUYỄN VĂN BÊ Tổ: Thể Dục

Lĩnh vực:

Quản lý giáo dục Phương pháp dạy học bộ môn: ...

Phương pháp giáo dục Lĩnh vực khác: ...

1. Tính mới

- Có giải pháp hoàn toàn mới 

- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có 

2. Hiệu quả

- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 

- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 

- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 

- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả 

3. Khả năng áp dụng

- - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính

sách: Tốt  Khá  Đạt 

- - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt  Khá  Đạt 

- - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt  Khá  Đạt 

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ THỂ LỰC HỌC SINH TRƯỜNG THPT TRONG NĂM HỌC VÀ MỘT VÀI Ý KIẾN VỀ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY THỂ THAO TỰ CHỌN (BÓNG ĐÁ VÀ BÓNG CHUYỀN) (Trang 45)

w