Kiến nội dung dạy tự thể thao chọn (bóng đá, bóng chuyền)

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ THỂ LỰC HỌC SINH TRƯỜNG THPT TRONG NĂM HỌC VÀ MỘT VÀI Ý KIẾN VỀ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY THỂ THAO TỰ CHỌN (BÓNG ĐÁ VÀ BÓNG CHUYỀN) (Trang 41)

Trong những năm có sự cải cách về sách giáo khoa cũng như nội dung chương trình cho đến nay. Trên thực tế giảng dạy chúng tôi có một vài góp ý nhỏ trong chương trình giảng dạy mà đặc biệt trong nội dung dạy thể thao tự chọn (bóng đá, bóng chuyền).

Từ những vấn đề cơ bản trên và thông qua thực tế tôi thực hiện các bài tập (kỹ thuật động tác), trên cơ sở đó đưa ra những phương pháp phù hợp.

3.3.1.Nội dung bài tập (kỹ thuật động tác) em thích: Qua việc thực hiện các bài tập chúng tôi đưa ra câu hỏi phỏng vấn tham khảo về những kỹ thuật động tác Bóng đá và Bóng chuyền, em thích kỹ thuật động tác (bài tập) nào? Nhờ đó đưa ra một giải pháp tốt trong giảng dạy.

Bảng 3.19: Kết quả phỏng vấn các học sinh qua Nội dung bài tập (kỹ thuật động tác) (n = 120). Năm học Các giải pháp (kỹ thuật động tác) Rất thích Thích Không thích Số phiếuTỉ lệ (%) Số phiếu Tỉ lệ (%) Số phiếu Tỉ lệ (%) 2011- 2012 1. Bóng đá

Các bài tập không kết hợp trong bóng đá

(thực hiện 1 động tác kỹ thuật) 47 39.2% 49 40.8% 24 20% Các bài tập kết hợp bóng đá

(kết hợp các động tác kỹ thuật với kỹ thuật dừng bóng bổng bằng đùi)

47 39,2% 43 35,8% 30 25%

2. Bóng chuyền

Phát bóng cao tay chính diện 46 38.3% 48 40% 26 21.7%

Phối hợp các động tác với kỹ thuật phát bóng cao tay chính diện và phát bóng thấp tay 45 37.5% 46 38.8% 28 23.3% 2012- 2013 1. Bóng đá

Các bài tập không kết hợp trong bóng

đá (thực hiện 1 động tác kỹ thuật) 39 32.5% 57 45% 24 20% Các bài tập kết hợp bóng đá (kết hợp các động tác kỹ thuật với kỹ thuật dừng bóng bổng bằng đùi) 49 40.9 58 48.3% 13 10.8% 2. Bóng chuyền Phát bóng thấp tay 29 24.2% 48 40% 43 35.8%

Phát bóng cao tay chính diện 48 40% 48 40% 24 20%

Phối hợp các động tác với kỹ thuật phát bóng cao tay chính diện và phát bóng thấp tay

47 39.1% 50 41.7% 23 19.2%

Bảng 3.20: Kết quả phỏng vấn các cán bộ quản lý và giáo viên thể dục và học sinh trường về các giải pháp đã đề xuất (n = 120).

TT Các giải pháp Rất phù hợp Phù hợp Không phù hợp Số phiếu Tỉ lệ (%) Số phiếu Tỉ lệ (%) Số phiếu Tỉ lệ (%) 1

Tuyên truyên giáo dục nâng cao nhận thức về lợi ích của tập

luyện TDTT đối với sức khỏe các bậc phụ huynh và học sinh.

65 54.2% 55 45.8% 0 0%

2

Cải thiện nội dung và

chương trình giáo dục thể chất. 59 49.2% 61 50.8% 0 0%

3

Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và hình thức

tổ chức lên lớp giáo dục thể chất.

62 51.7% 56 46.7% 2 1.6%

4 Thực hiện bồi dưỡng nâng cao và kịp thời bổ sung đội ngũ

giáo viên thể dục thể thao.

5

Tăng cường cơ sở vật chất,

trang thiêt bị tập luyện, kinh phí phục vụ các hoạt động thể thao. ngoại khoá.

90 75% 30 25% 0 0%

3.3.2 Nội dung dạy Bóng đá trong trường THPT:

Để cho học sinh học tập tích cực, hứng thú thì quan trọng hơn hết là sân bãi và dụng cụ. Nhằm kích thích sự ham thích trong học sinh thì nội dung chương trình phù hợp là điều kiện giúp giáo viên thực hiện giờ lên lớp có hiệu quả.

Trong nội dung chuẩn kiến thức hướng dẫn rất kỹ, chi tiết giúp tạo điều kiện thuận lợi và thống nhất chương trình nội dung thành một thể thống nhất. Nhưng cho đến năm 2011 thì việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học bật THPT thì ở khối lớp11 nội dung kỹ thuật động tác dừng bóng bổng bằng đùi

không thực hiện trong giảng dạy.

Mà trên thực tế giảng dạy thì từ nội dung dừng bóng bổng bằng đùi kết hợp với nhiều động tác khác thì học sinh tập luyện tích cực hơn (thể hiện qua bảng tham khảo ý kiến).

3.3.3. Nội dung dạy Bóng chuyền trong trường THPT:

Nhiều năm qua trường đã áp dụng dạy thể thao tự chọn. Bóng chuyền là một trong những nội dung mà học sinh ưa thích. Tuy nhiên, ở khối lớp 11 thì thực hiện trong hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học thì động tác kỹ thuật Phát bóng cao tay chính diện không đưa vào trong giảng dạy. Qua thực tế những năm trước thì động tác kỹ thuật này đa số các em thích nhất là học sinh nam và một số học sinh nữ có năng khiếu.

* Đề xuất:

Từ thực tế trên chúng tôi mạnh dạng đề xuất nên đưa vào giảng dạy nội dung kỹ thuật: Dừng bóng bổng bằng đùi (đối với bóng đá) và phát bóng cao tay chính diện (đối với bóng chuyền). Bởi vì nội dung này phù hợp với trình độ và thể lực của học sinh hiện nay. Trong quá trình thực hiện chúng ta linh hoạt hơn trong

phát huy hết khả năng sáng tạo của học sinh, từ đó mới mang đến một tiết dạy có hiệu quả.

Và trong quá trình dạy học các động tác, cần giải quyết các nhiệm vụ sau: - Tạo một “vốn vận động ban đầu” làm cơ sở cho các vận động tiếp theo, cao hơn.

- Dùng các bài tập “dẫn dắt” hoặc các phương tiện để tác động có chủ đích đến sự phát triển các năng lực thể chất riêng.

- Hình thành và đạt đến mức độ hoàn thiện cần thiết các kỹ năng và kỹ xảo vận động cơ bản cần có trong cuộc sống hàng ngày, lao động, thể thao và các hoạt động lĩnh vực khác.

Ai cũng rõ, thực hiện các nhiệm vụ có độ khó khác nhau cần thời gian khác nhau. Ngoài ra đặc điểm của quá trình dạy học còn phụ thuộc vào các mức độ phức tạp về cấu trúc các động tác cần học. Trong đó, mức độ phức tạp trước tiên được xác định bởi số lượng các cử động và giai đoạn tạo nên động tác đó; thứ hai, bởi các yêu cầu về độ chính xác của động tác trong không gian, theo thời gian và mức độ gắng sức; thứ ba, bởi các năng lực phối hợp vận động ở mỗi giai đoạn hay toàn động tác… bởi tính đơn giản hay phức tạp trong cấu trúc nhịp điệu của động tác; thứ tư, bởi mức tham gia của các cơ chế tự động bẩm sinh hay vừa tiếp thu được.

Độ phức tạp về cấu trúc động tác còn phụ thuộc không nhỏ vào sự chọn lựa phương pháp chủ đạo trong dạy học động tác. Ví dụ, chọn cách học nguyên vẹn các động tác tương đối đơn giản, còn các động tác phức tạp thì thường phải học theo từng phần rồi ghép dần chúng thành động tác hoàn chỉnh.

Và một điều cũng cần lưu ý hơn là Tri giác của các em có độ nhạy cảm cao, tri giác có mục đích đạt tới mức độ rất cao. Quan sát trở nên có hệ thống và toàn diện hơn. Quá trình quan sát đã chịu sự chi phối của hệ thống tín hiệu thứ hai nhiều hơn và không tách rời khỏi tư duy ngôn ngữ. Các em có thể điều khiển được hoạt động của mình theo kế hoạch chung và chú ý đến mọi khâu. Tuy nhiên tri giác của học sinh trung học phổ thông cần có sự hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên cần

hướng dẫn các em quan sát vào một nhiệm vụ nhất định và yêu cầu các em không nên kết luận vội vàng khi chưa tích luỹ đầy đủ các sự kiện cần quan sát.

Xuất phát từ nhũng vấn đề trên và qua thực tế tôi thực hiện các bài tập (kỹ thuật động tác). Trên cơ sở này nhằm đưa ra những giải pháp phù hợp trong giảng dạy.

3.3.4. Về chương trình giảng dạy

Nói về thời lượng trong chương trình giảng dạy (phân phối chương trình). So với thực tế số tiết của một nội dung giảng dạy chưa đủ để học sinh tiếp thu một cách toàn diện, dẫn đến sự hình thành kỹ năng của học sinh rất khó và dẫn đến hạn chế sự sáng tạo trong học sinh.

Hơn thế nữa, số cột điểm kiểm tra quá nhiều (8 cột điểm kiểm tra). Do vậy, trong một tiết lên lớp thời gian giành cho việc tập luyện hình thành kỹ năng của học sinh rất khó đạt đựơc. Cho nên, cần có thời gian giành cho tập luyện nhiều hơn nhằm để thời gian cho rèn luyện kỹ năng, phát huy sáng tạo trong học sinh.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ THỂ LỰC HỌC SINH TRƯỜNG THPT TRONG NĂM HỌC VÀ MỘT VÀI Ý KIẾN VỀ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY THỂ THAO TỰ CHỌN (BÓNG ĐÁ VÀ BÓNG CHUYỀN) (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w