Phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng mặt hàng tiêu thụ để tính chính xác kết quả tiêu thụ của từng mặt hàng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Doanh nghiệp Tư Nhân Thương Mại Nhất Giang (Trang 54)

- Kết chuyển giá vốn hàng hoá,lao vụ, dịch vụ đã cung cấp trongkỳ sang TK 911 xác định kết quả kinh doanh.

2. Một số ý kiến góp phần hoàn thiện tổ chức hạch toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Doanh Nghiệp Tư Nhân Thương Mại Nhất Giang

2.2. Phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng mặt hàng tiêu thụ để tính chính xác kết quả tiêu thụ của từng mặt hàng

tiêu thụ để tính chính xác kết quả tiêu thụ của từng mặt hàng

Hàng hoá doanh nghiệp kinh doanh gồm nhiều chủng loại, mỗi loại mang lại mức lợi nhuận khác nhau. Một trong những biện pháp tăng lợi nhuận là phải chú trọng nâng cao doanh thu của mặt hàng cho mức lãi cao. Vì vậy ta cần xác định được kết quả tiêu thụ của từng mặt hàng từ đó xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm mang lại hiệu quả cao nhất. Để thực hiện được điều đó ta sử dụng tiêu thức phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng mặt hàng tiêu thụ sau mỗi kỳ báo cáo.

Một trong những vấn đề quan trọng nhất để tổ chức kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là việc lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lý, khoa học. Bởi vì, mỗi mặt hàng có tính thương phẩm khác nhau,dung lượng chi phí quản lý doanh nghiệp có tính chất khác nhau, công dụng đối với từng nhóm hàng cũng khác nhau nên không thể sử dụng chung một tiêu thức phân bổ mà phải tuỳ thuộc vào tính chất của từng khoản mục chi phí để lựa chọn tiêu thức phân bổ thích hợp.

- Đối với các khoản chi phí bán hàng có thể phân bổ theo doanh số bán.

- Tương tự ta sẽ có tiêu thức phân bổ chi phí quản lý kinh doanh theo doanh số bán như sau:

nhóm hàng thứ I Tổng doanh số bán nhóm hàng thứ I Khi phân bổ được chi phí quản lý kinh doanh cho từng nhóm hàng, lô hàng tiêu thụ, ta sẽ xác định được kết quả kinh doanh của từng mặt hàng đó.

Ví dụ: Phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho mặt hàng là Cà Phê Trung Nguyên

Biết: + Doanh số bán Cà phê là:3 004 300 953đ + Tổng doanh số bán hàng: 10 014 336 511 + Doanh thu thuần Cà phê :3 096 708 617 + Giá vốn của Cà phê :3 004 300 953 + Chi phí quản lý kinh doanh: 265 300 095 Ta tiến hành phân bổ CPQLKD theo doanh số bán. Chi phí quản lý KD phân bổ

cho Cà phê =

265 300 095

10 014 336 511 * 3 004 300 953 = 79 590 028 = 79 590 028

Qua việc phân bổ trên, ta tính được lợi nhuận thuần của từng mặt hàng cụ thể là đối với Cà phê, lợi nhuận thuần chiếm khoảng 30% so với lơị nhuận thuần từ hoạt động bán hàng của Doanh nghiệp. Qua đó, ta thấy Cà phê là mặt hàng chủ lực của doanh nghiệp từ đó doanh nghiệp có những biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ, tiết kiệm chi phí một cách hợp lý.

Bên cạnh đó ta có thể biết được mặt hàng nào của doanh nghiệp kinh doanh không có hiệu quả để đưa ra quyết định có nên tiếp tục kinh doanh sản phẩm đó nữa không.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Doanh nghiệp Tư Nhân Thương Mại Nhất Giang (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w