7. Những hạn chế của giao dịch hoán đổi ngoại hố
8.2. Mức độ sử dụng giao dịch hoán đổi trên thị trường ngoại hối quốc tế.
Các nghiệp vụ hoán đổi nhìn chung đều là những sản phẩm còn khá mới trên thị trường tài chính , như hoán đổi tiền tệ ra đời năm 1976, hoán đổi lãi suất năm 1981.Tuy nhiên trong những năm cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90, do kết quả của việc mở rộng và quốc tế hoá thị trường tài chính các nước , cùng với sự biến đổi mạnh tỉ giá và lãi suất trên thị trường tài chính , cũng như của chỉ số giá trên thị trường hàng hoá và thị trường chứng khoán , đã tạo điều kiện cho loại hình giao dịch hoán đổi ra đời và phát triển mạnh. Trên các thị trường tài chính hoàn thiện, nghiệp vụ tài chính hoán đổi ngày càng thể hiện được vai trò của mình thông qua sự gia tăng mạnh mẽ cả về qui mô doanh số giao dịch cũng như tương quan tỉ trọng so với loại công cụ khác.
Các công cụ tài chính giao dịch trên thị trường OTC 1999 (BIS) (đ.v: tỉ USD ) Nghiệp vụ Hoán đổi lãi suất Quyền chọn lãi suất Hoán đổi tiền tệ Quyền chọn tiền tệ Khác (FRA) Tổng doanh số Doanh số 43,936 9,380 2,444 2,307 30,314 88,201
Tỉ trọng 49,81 10,63 2,76 2,62 34,36 100
(Nguồn : Tạp chí Thị trường tài chính-Tiền tệ số 1/2002, tr.16)
Trên thị trường ngoại hối toàn cầu , giao dịch hoán đổi có tốc độ gia tăng rất nhanh, ngoại trừ doanh số năm 2001 giảm do ảnh hưởng của vụ khủng bố ngày 11/ 9 và do đồng EUR đưa vào sử dụng làm giảm đáng kể giao dịch ngoại hối trong EU . Các giao dịch giao ngay ngày càng nhường chỗ cho các công cụ phái sinh có vai trò bảo hiểm rủi ro như kì hạn và hoán đổi , trong đó giao dịch hoán đổi đang và sẽ vẫn chiếm vai trò chủ chốt ( >50% )
Doanh số giao dịch trên thị trường ngoại hối toàn cầu ( Doanh số trung bình vào tháng tư hàng năm )
Doanh số giao dịch
(tỉ USD) 1989 1992 1995 1998 2001
Giao dịch giao ngay 317 394 494 568 387
Giao dịch kì hạn 27 58 97 128 131
Giao dịch hoán đổi 190 324 546 734 656
Sai lệch trong điều tra 56 44 53 60 36
Tổng số 590 820 1.190 1.490 1.210
Tỉ trọng từng giao dịch (%)
Giao dịch giao ngay 53,73 48,05 41,51 38,12 31,98
Giao dịch kì hạn 4,58 7,07 8,15 8,59 10,83
Giao dịch hoán đổi 32,20 39,51 45,88 49,26 54,21
( Nguồn : Central bank survey of foreign exchange and derivatives market activity in arpril 2001: Preliminary data- Bank for International Setilements , press Relese, 9/10/2001-Tạp chí Ngân hàng số 1+2/2001 tr .118)
Qua bảng số liệu có thể thấy giao dịch hoán đổi đang ngày một chiếm ưu thế so với các loại hình giao dịch khác , đặc biệt là ở các nước phát triển . Thứ nhất do thị trường ngoại hối ở những nước này rất hoàn thiện và hệ thống , có mối liên kết chặt chẽ với thị trường tiền tệ và chứng khoán . Các công cụ kinh doanh trên thị trường đa dạng, được sử dụng một cách chuyên nghiệp với những giao dịch ngoại
tệ có giá trị lớn. Bên cạnh đó hoạt động của thị trường liên ngân hàng sôi nổi, hiệu quả và mang tính quốc tế, sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin ứng dụng trong ngành ngân hàng khiến cho các giao dịch diễn ra tốc độ hơn , hiệu quả hơn , thông tin được truyền đi nhanh và chính xác khiến việc thu thập, phân tích và xử lí thông tin nhanh chóng đem đến các cơ hội kinh doanh , kịp thích ứng và theo sát với những diễn biến của thị trường . Thị trường ngoại hối trở thành một mạng lưới rộng khắp , các thành viên tham gia thị trường tuy đơn lẻ nhưng lại như đang hoạt động dưới một mái nhà chung . Với thị trường tài chính hoàn thiện như vậy , bất cứ một loại hình nghiệp vụ nào cũng được vận dụng một cách thích hợp và linh hoạt trong từng điều kiện khác nhau, đó là nền tảng cho các giao dịch ngoại hối phái sinh như hoán đổi phát triển . Giao dịch hoán đổi ngoài tính năng bảo hiểm rủi ro tỉ giá ra nó còn là một công cụ kinh doanh trong hệ thống ngân hàng thương mại , là công cụ tuần hoàn trạng thái tiền tệ khi trạng thái ngoại tệ trường hay đoản , đảm bảo an toàn cho nguồn vốn kinh doanh của chính mình . Song có thể thấy đây không phải là nhân tố chính khiến cho giao dịch hoán đổi ngoại hối tăng nhanh cả về số lượng , doanh số cũng như qui mô trên các thị trường tài chính phát triển . Trong bất cứ nền kinh tế nào , hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều có quan hệ mật thiết và sống còn đến hoạt động kinh doanh của các NHTM. Mối quan hệ này mang tính đặc biệt, vừa là chủ thể vừa là khách thể trong tất cả các giao dịch mang yếu tố tiền tệ, tín dụng và thanh toán , là mối quan hệ tương hỗ và đòn bẩy của nhau, song song cùng tồn tại và phát triển . Chính vì thế nhân tố khiến cho giao dịch hoán đổi ra đời và ngày càng mở rộng chính là môi trường kinh tế . Ở các nước có nền kinh tế phát triển , hoạt động thương mại, đầu tư , tín dụng diễn ra với một tốc độ cao, tạo điều kiện cho thị trường tài chính tự hoàn thiện và thích nghi theo nó . Các NHTM ngoài việc phát triển các nghiệp vụ truyền thống còn phải nghiên cứu , tạo lập và mở rộng các loại hình dịch vụ ngân hàng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng . Như trong phần lí
luận về sự ra đời và vai trò của nghiệp vụ hoán đổi ngoại hối đã phân tích , đó là các sản phẩm ngoại hối phái sinh có hiệu quả cao trong phòng ngừa và xử lí rủi ro tỉ giá. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay thương mại quốc tế đã ở một trình độ cao và trên diện rộng , hơn một lúc nào hết nhu cầu sử dụng các công cụ bảo hiểm trong quản lí tài chính và ngoại tệ lại nhiều đến như vậy, đặc biệt giao dịch hoán đổi, một công cụ tỏ ra có ưu việt và có nhiều ứng dụng khác nhau . Đây là cơ sở cho các NHTM từng bước mở rộng và nâng cao nghiệp vụ hoán đổi ngoại hối , đáp ứng nhu cầu của khách hàng , đưa hoán đổi trở thành một công cụ không thể thiếu trên thị trường ngoại hối quốc tế như hiện nay.