Mục tiêu môn TNXH lớp 2

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học môn tự nhiên xã hội lớp 2 (KL03756) (Trang 32)

3. Một số vấn đề về môn TNXH lớp 2

3.1.Mục tiêu môn TNXH lớp 2

Môn Tự nhiên _ Xã hội cung cấp một số kiến thức cơ bản, ban đầu và thiết thực về cơ thể người. Học sinh biết cách giữ vệ sinh cơ thể và phòng tránh một số bệng thông thường; biết một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội xung quanh.

- Bước đầu hình thành và phát triển ở học sinh những kĩ năng như: tự chăm sóc sức khỏe bản thân, biết ứng xử và đưa ra quyết định hợp lí trong đời sống để phòng tránh một số bệnh tật và tai nạn.

- Giúp học sinh biết quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, diễn đạt những hiểu biết của mình về các sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội.

- Giúp học sinh hình thành và phát triển thái độ và hành vi như: có ý thức thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng, biết yêu thiên nhiên gia đình, yêu nhà trường, yêu quê hương đất nước.

- Học xong môn Tự nhiên _ Xã hội, học sinh biết sơ lược về các họat động cơ quan vận động và cơ quan tiêu hóa ở cơ thể người, phòng chống cong vẹo cột sống; giữ vệ sinh ăn uống, cách phòng chống bệng giun.

- Biết về công việc của các thành viên trong gia đình, nhà trường và một số nghề nghiệp trong xã hôi, ở địa phương, biết giữ sạch nhà ở, trường học, giữ an toàn khi ở nhà, ở trường và khi đi đường.

- Biết cây cối và các con vật có thể sống được ở khắp mọi nơi; trên cạn, dưới nước, trên không; biết quan sát bầu trời ban ngày, ban đêm; có hiểu biết sơ lược về hình dạng và đặc điểm của Mặt trời, Mặt trăng và các vì sao.

3.2. Nội dung chương trình môn TNXH lớp 2

Gồm ba chủ đề: _ Con người và sức khỏe _ Xã hội

_ Tự nhiên

 Con người và sức khỏe Bài 1: Cơ quan vận động Bài 2: Bộ xương

Bài 3: Hệ cơ

Bài 4: Làm gì để xương và cơ phát triển tốt ? Bài 5: Cơ quan tiêu hóa

Bài 6: Tiêu hóa thức ăn Bài 7: Ăn uống đầy đủ Bài 8: Ăn, uống sạch sẽ Bài 9: Đề phòng bệnh giun

Bài 10: Ôn tập: Con người và sức khỏe

 Xã hội

Bài 11: Gia đình

Bài 12: Đồ dùng trong gia đình

Bài 13: Giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở Bài 14: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà

Bài 15: Trường học

Bài 17: Phòng tránh ngã khi ở trường

Bài 18: Thực hành: Giữ trường học sạch, đẹp Bài 19: Đường giao thông

Bài 20: An toàn khi đi các phương tiện giao thông Bài 21: Cuộc sống xung quanh

Bài 22: Cuộc sống xung quanh ( tiếp theo ) Bài 23: Ôn tập: Xã hội

 Tự nhiên

Bài 24: Cây sống ở đâu ?

Bài 25: Một số loài cây sống trên cạn Bài 26: Một số loài cây sống dưới nước Bài 27: Loài vật sống ở đâu ?

Bài 28: Một số loài vật sống trên cạn Bài 29: Một số loài vật sống dưới nước Bài 30: Nhận biết cây cối và các con vật Bài 31: Mặt trời

Bài 32: Mặt trời và phương hướng Bài 33: Mặt trăng và các vì sao Bài 34-35: Ôn tập: Tự nhiên

3.3.Đặc điểm của môn TNXH lớp 2

- Chương trình môn TNXH lớp 2 được xây dựng theo quan điểm tích hợp, thể hiện ở 3 điểm sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Môn TNXH lớp 2 xem xét Tự nhiên _ Con người _ Xã hội trong 1 thể thống nhất, có quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau.

+ Các kiến thức trong chương trình môn TN và XH là kết quả tích hợp kiến thức của nhiều ngành khoa học như: Sinh học, Vật lí, Hóa học, Sức khỏe, Địa lí, Lịch sử, Môi trường, Dân số...

+ Học sinh lớp 2 là giai đoạn đầu của bậc Tiểu học ở giai đoạn này tri giác của các em mang tính tổng thể, thu nhận kiến thức thông qua trực giác, khả năng phân tích chưa cao, khó nhận ra các mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng. Vì vậy, chương trình có cấu trúc dưới dạng các chủ đề bao gồm 3 chủ đề: Con người và sức khỏe, Xã hội, Tự nhiên.

Do vậy GV khi vận dụng phương pháp sư phạm tương tác GV cần cho HS quan sát tranh hoặc bằng các phương tiện trực quan để HS có thể nhận thấy được mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng và đặc biệt GV nên cho HS liên hệ với bản thân mình, thực tiễn cuộc sống và môi trường xung quanh để biết được mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng, từ đó giúp HS có khả năng phân tích chính xác hơn.

VD: Khi dạy bài “Tiêu hóa thức ăn” HS rất khó tưởng tượng được sự tiêu hóa thức ăn ở miệng, dạ dày, ruột non, ruột già nếu có điều kiện GV có thể chuẩn bị máy chiếu cho HS quan sát sự tiêu hóa thức ăn để HS có thể nhận thức, ghi nhớ kiến thức sâu hơn. Nếu không có điều kiện GV yêu cầu HS ăn một mẩu bánh mì, yêu cầu HS nhai kĩ và sau đó sẽ tự nêu sự tiêu hóa thức ăn trong miệng như thế nào, còn các cơ quan khác GV có thể cho HS quan sát tranh làm như vậy HS sẽ nhận biết được mối quan hệ của các cơ quan tiêu hóa đồng thời HS sẽ ghi nhớ bài học được lâu hơn.

- Chương trình có cấu trúc đồng tâm và phát triển. Các kiến thức trong các chương trình được trình bày đi từ cụ thể đến trừu tượng. Các kiến thức được trình bày từ gần đến xa, từ dễ đến khó, tăng dần mức độ phức tạp và khái quát hóa, tạo điều kiện để học sinh dễ thu nhận kiến thức.

VD: Khi dạy về bài “Cơ quan tiêu hóa”, GV cho HS quan sát tranh để biết được đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa thông qua đường chỉ của mũi tên vào từng bộ phận, sau đó HS nhìn vào hình vẽ nói tên các cơ quan tiêu hóa. Sau khi đã biết được tên các cơ quan tiêu hóa HS sẽ được học kiến thức phức tạp hơn đó là sự tiêu hóa thức ăn ở miệng, dạ dày, ruột non, ruột già, HS phải nói

được về sự tiêu hóa thức ăn của các bộ phận này. Điều này chứng tỏ kiến thức ở cả ba chủ đề đều được trình bày đi từ cái cụ thể đến cái trừu tượng, từ dễ đến khó, và tăng dần mức độ phức tạp và khái quát hóa.

- Môn TNXH lớp 2 là một môn học mà HS có nhiều vốn sống, vốn hiểu biết để tham gia xây dựng bài học. HS tới trường mang theo cả những vốn sống, vốn hiểu biết được hình thành từ trong cuộc sống với gia đình, làng quê, phố phường nơi các em đang sinh sống và cả từ nguồn gốc xã hội của các em.

Các thông tin này càng nhiều càng dễ tiếp nhận qua thông tin đại chúng. Mặt khác, môn TNXH lại là môn học về tự nhiên, con người và xã hội gần gũi bao quanh HS. Vì vậy dưới sự hướng dẫn của GV, HS hoàn toàn có khả năng tự phát hiện ( khám phá ) kiến thức và áp dụng kiến thức đó vào cuộc sống.

- Đối với học sinh tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 2 tuy đã được làm quen và củng cố thêm hiểu biết từ lớp 1 song trình độ nhận thức về Tự nhiên Xã hội còn nhiều hạn chế. Các em nhận thức thế giới dưới dạng tổng thể, khả năng phân tích chưa cao. Tư duy cụ thể còn chiếm ưu thế. Vì vậy học sinh lớp 2 nhận thức thế giới xung quanh thường dựa vào những đối tượng thực hoặc những thay thế. Do đó những kết luận mà học sinh rút ra chủ yếu dựa vào kinh nghiệm sống và những quan sát trực tiếp mà ít dựa trên luận chứng lôgic. Nắm vững được đặc điểm này phương pháp sư phạm tương tác đã đưa ra những nghiên cứu về bộ máy học nhằm tìm hiểu đầy đủ hoạt động của trí não con người để hiểu rõ hơn người học học như thế nào? Phương pháp sư phạm tương tác còn nghiên cứu rất kĩ về nguồn năng lượng bên trong của con người: các tiềm năng, giá trị, xúc cảm, vốn sống, phong cách. tính cách để từ đó khai thác triệt để ảnh hưởng tích cực và hạn chế được ảnh hưởng tiêu cực tới học sinh.

- Học sinh tiểu học tư duy cụ thể còn chiếm ưu thế, phương pháp truyền thống làm cho học sinh dễ mệt mỏi chán nản trong giờ học, khó tiếp thu bài học. Giờ học diễn ra nặng nề, không duy trì được khả năng chú ý của học sinh. Do vậy phương pháp sư phạm tương tác đã nghiên cứu đến các yêu cầu đối với người

học, người dạy, môi trường để hiểu rõ hơn được các vai trò mấu chốt của người học, người dạy, môi trường và có những định hướng điều chỉnh theo các yêu cầu đó, đặc biệt phương pháp sư phạm tương tác tập trung trước hết vào người học và căn bản dựa trên các tác động qua lại tồn tại giữa người dạy, người học và môi trường. Chính vì vậy nó làm cho giờ học đạt hiệu quả cao hơn, và học sinh hứng thú học tập hơn.

- Môn Tự nhiên Xã hội là môn học tích hợp nhận thức của Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội. Vì vậy phương pháp học phải thể hiện được phương pháp đặc trưng của các môn khoa học thực nghiệm. Song trong thực tế, người GV chưa coi trọng môn học này. Đặc biệt là thiếu đồ dùng của môn học trầm trọng. Tình trạng dạy “chay” còn phổ biến. Do vậy học sinh rơi vào thế thụ động nhận thức. Bằng cách đưa ra 3 nguyên tắc cơ bản của phương pháp và các thao tác để nghiên cứu hành động của người học khi học, của người dạy khi giúp đỡ người học trong quá trình học. Phương pháp sư phạm tương tác đã cho chúng ta thấy được dạy học theo hướng tích cực tức là tăng cường hoạt động học tập của cá nhân, kích thích động cơ bên trong của người học làm cho người học tích cực chủ động, tự tin phát triển khả năng suy nghĩ, óc phê phán ra kiến thức mới.

Từ những đặc điểm nêu trên đã cho chúng ta thấy phương pháp sư phạm tương tác đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của môn Tự nhiên Xã hội lớp 2 và đặc biệt phương pháp sư phạm tương tác không những khắc phục được những khó khăn trong quá trình dạy và học của người dạy và người học mà còn nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.

3.4. Khả năng và điều kiện vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học môn TNXH lớp 2

HS Tiểu học nhân cách đang dần được hình thành. Lứa tuổi đầu cấp HS có những biến đổi không ngừng trong đời sống tinh thần, điều này thể hiện rõ trong nhu cầu cũng như trong tính cách và đời sống tình cảm của HS. Trong hệ thống các nhu cầu, nhu cầu nhận thức nổi lên giữ vai trò chủ đạo. Nhu cầu tự đánh giá

một loạt thói quen hành vi, đạo đức của con người dần hình thành của HS. HS dễ xúc động trước một đối tượng trực tiếp và cũng để lại ấn tượng sâu sắc trong các em. Đặc điểm này có thể khẳng định các em rất yêu thích môn học, ham muốn tìm hiểu và khám phá thế giới xung quanh.

Vì vậy khi vận dụng quan điểm sư phạm tương tác GV nên đưa ra những tình huống, những hành vi nổi bật của bài học để HS có thể truyền thông điệp của mình đến người dạy bằng lời, bình phẩm, suy nghĩ hoặc đặt câu hỏi...Từ đó GV có thể nắm bắt được nhu cầu cũng như một phần tính cách của các em hoặc GV có thể cung cấp những thông tin, trực tiếp đối thoại với HS có như vậy bài học hôm đấy sẽ giúp các em nhớ sâu và có nhiều ấn tượng hơn. Việc để lại ấn tượng về bài học cho HS hoàn toàn không khó GV có thể đưa ra hàng loạt những biểu hiện hành vi của bài học hoặc liên hệ với thực tế cuộc sống của HS, các em có thể bằng cử chỉ hành động đồng tình hay không và cứ như vậy các em tự do bày tỏ ý kiến thái độ của mình và được trao đổi vấn đề liên quan đến bài học một cách tự tin với GV và việc lĩnh hội kiến thức cũng trở nên đơn giản và đạt hiệu quả cao hơn.

Có thể nói rằng phương pháp sư phạm tương tác là cần thiết mang lại hiệu quả cao và vận dụng rộng rãi trong tất cả các bậc học, môn học và bài học. Môn TNXH cũng không nằm ngoài điều đó, dạy học bằng phương pháp sư phạm tương tác trong môn TN và XH lớp 2 giúp GV thực hiện tốt mục tiêu dạy học nói chung và phân môn TNXH nói riêng.

Trước hết vai trò của phương pháp sư phạm tương tác trong môn TNXH lớp 2 thể hiện ở chỗ nó đảm bảo cho GV dạy học theo nguyên tắc “ vùng phát triển gần nhất ”, tức là trên cơ sở những kiến thức, kĩ năng về TN và XH, con người mà HS đã có. Dạy học theo quan điểm sư phạm tương tác giúp phát triển những kiến thức, kĩ năng đó.

Dạy TNXH lớp 2 cần có sự phối hợp của nhiều phương pháp dạy học khác nhau như quan sát, nhóm, trò chơi, đóng vai,... Ngay trong quá trình HS quan sát,

hoạt động nhóm, trò chơi học tập... GV đều phải sử dụng phương pháp sư phạm tương tác.

VD: Khi tổ chức cho HS thảo luận nhóm, khi HS trao đổi đưa ra những ý kiến trong nhóm đã có sự tương tác giữa HS với HS.. Sau khi tổng hợp ý kiến chung của cả nhóm, HS nhóm này lại có sự tương tác với các nhóm khác thông qua việc tranh luận ý kiến giữa các nhóm..Và trong thảo luận nhóm có sự tương tác giữa GV và HS thông qua việc GV đặt ra những câu hỏi và ngược lại HS có thể đặt ra những câu hỏi cho GV... Môi trường cũng đóng vai trò quan trọng trong thảo luận nhóm đó là cách bố trí lớp học sao cho giờ học đạt hiệu quả. Như vậy phương pháp sư phạm tương tác đều được sử dụng trong tất cả các hình thức, phương pháp dạy học khác.

Nội dung của môn TNXH lớp 2 bao gồm Con người và sức khỏe, Tự nhiên, Xã hội. Để HS có ý thức biết chăm lo sức khỏe cho bản thân, có những hiểu biết về thiên nhiên xung quanh, có ý thức bảo vệ thiên nhiên thì HS cần được hoạt động, cần được quan sát, cần tạo cho HS hứng thú học tập, tích cực tư duy sáng tạo. Để làm được điều trên GV phải sử dụng phương pháp sư phạm tương tác nhằm tác động vào năng lực, nhu cầu của HS. Có như thế HS được học tập phù hợp với khả năng của mình, HS mới hứng thú rồi mới có sự sáng tạo trong học tập.

Quá trình học đôi khi rất dài, có trở ngại và khó khăn phải vượt qua.. Điều này có thể đưa người học giảm cường độ học, nản chí thậm chí bỏ học... Trong tất cả trường hợp này HS cần người dạy chăm chú và sẵn sàng cộng tác. Để làm được điều này người dạy _ người dẫn chương trình trước hết phải tỏ ra là người nhạy bén tinh ý để dự đoán và phát hiện những khó khăn để giải quyết nó nhờ vào một chiến lược thích hợp hỗ trợ cho học sinh của mình, bất cứ một phương pháp tiến hành học nào được khởi đầu tồi, thì phải được khám phá phát hiện ra đúng lúc và điều chỉnh nó trước khi quá muộn. Trong phương pháp sư phạm

tương tác, tốt hơn hết là lúc nào cũng làm cho cái tích cực vượt lên trên cái tiêu cực giống như đòn bẩy để khởi đầu sự tiếp tục hoàn chỉnh.

HS tiểu học, đặc biệt là HS đầu cấp rất thích khen chính vì vậy người dạy không nên hà tiện những lời động viên, tán thưởng để hỗ trợ sự nhiệt tình của các

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học môn tự nhiên xã hội lớp 2 (KL03756) (Trang 32)