Mối quan hệ tương tác giữa các tác nhân

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học môn tự nhiên xã hội lớp 2 (KL03756) (Trang 27)

2. Quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học

2.3.2. Mối quan hệ tương tác giữa các tác nhân

Phương pháp sư phạm tương tác cơ bản dựa trên mối quan hệ tương hỗ tồn tại giữa ba tác nhân. Ba tác nhân này luôn luôn quan hệ với nhau sao cho mỗi một tác nhân hoạt động và phản ứng dưới ảnh hưởng của hai tác nhân kia. Ta có thể khái quát theo sơ đồ dưới đây:

Tương tác thầy - trò

Trong quá trình học tập, người học thường xuyên truyền thông điệp đến người dạy bằng lời, thông qua bình phẩm, suy nghĩ hoặc đặt câu hỏi, hoặc bằng cử chỉ hành động đồng tình hay không và như vậy người dạy phản ứng lại bằng

Người dạy

Môi trường

(tư liệu, phương tiện dạy học)

Người học

Tổ chức Liên hệ

ngược

Thích ứng

Cung cấp tư liệu, tạo tình huống Định hướng

liên hệ ngược

Hình 1.5: Mối liên hệ giữa ba yếu tố trong dạy học

cách cung cấp thêm cho người học những thông tin cần thiết, trả lời các câu hỏi thắc mắc hoặc động viên người học tiếp tục quá trình học tập đã được tiến triển hơn nữa là đối thoại với người học để làm sáng tỏ thêm các thông tin, điều đó giúp người dạy có thể gợi ý thêm một số điều chỉnh hoặc một số hướng nghiên cứu mới. Người học đi theo con đường mà người dạy vạch ra. Nếu người học cảm thấy sung sướng và thoả mãn, người học dễ dàng có cảm tình với người dạy, ngược lại, thì người học sẽ cảm thấy nản lòng hoặc thiếu hứng thú. Lúc này, chính người dạy đã hành động còn người học thì phản ứng. Sự tác động qua lại khá tinh tế giữa hai tác nhân này đã góp phần tạo nên mối quan hệ rất đáng chú ý của phương pháp sư phạm tương tác. Đây chính là hình thức tương tác cần được ưu tiên phát triển.

Bằng phương pháp sư phạm của mình, người dạy luôn ở bên cạnh người học hướng dẫn giúp đỡ, khuyến khích người học học và đi đến thành công. Nhiệm vụ quan trọng nhất của người dạy là giúp cho người học sử dụng hợp lí và hiệu quả nhất bộ máy học của mình trong quá trình tìm tòi và khám phá tri thức. Để hiện thực hóa nhiệm vụ trọng đại này, người dạy phải làm tốt công tác của một người hướng dẫn, người đồng hành, người tạo điều kiện thuận lợi, người hoạt náo và người giao tiếp.

Tương tác trò - trò

Phương pháp sư phạm tương tác khẳng định dứt khoát người học là người thợ chính trong phương pháp học. Người học đảm nhiệm vai trò mấu chốt này bằng cách thể hiện ngay từ khi bắt đầu học một sự hứng thú hiển nhiên và trong suốt quá trình học một sự tham gia tích cực liên tục, có trách nhiệm.

Người học, khi tham gia vào quá trình học, phải tỏ ra có hứng thú rõ rệt với lợi ích của tri thức phải thu lượm. Sự hứng thú, trong một khả năng rộng, dựa vào lòng tự tin. Người học cần có cảm giác sâu sắc là có khả năng thực hiện thành công phương pháp học, phải tin vào khả năng và phương pháp làm việc của mình. Tham vọng vượt qua chính mình cũng có thể trở thành một nguồn hứng thú có

giá trị đối với người học, làm như vậy, anh ta đảm nhận việc làm hết mình để đóng vai trò người thợ chính của tất cả các công việc của anh ta.

Phương pháp sư phạm tương tác không chỉ tin cậy vào sự hứng thú của người học mà còn vào sự tham gia tích cực trong suốt quá trình học. Người học phải tham gia một cách cá nhân để thực hiện nhiệm vụ này bằng tất cả các khả năng, tất cả các tri thức đã thu lượm được cũng như tất cả kinh nghiệm sống của mình. Quá trình học đòi hỏi người học sử dụng tất cả tiềm năng này phục vụ cho phương pháp học của mình. Trong phương pháp sư phạm tương tác, người học phải kéo dài sự tham dự của mình vượt trên dự án cá nhân của mình; anh ta cần ý thức rằng anh ta phối hợp tham gia dự án tập thể lớp. Thật vậy, người học mong muốn thực hiện cùng một việc học ở trong một nhóm dưới sự hướng dẫn của cùng một người dạy. Vì vậy, tất cả cùng chia sẻ dự án và cùng cố gắng chung để thực hiện dự án cá nhân và dự án tập thể. Sự tham gia tích cực vào dự án tập thể này đưa người học thiết lập được quan hệ chặt chẽ với người dạy và với những HS khác của lớp mình và tăng cường giao tiếp giữa họ, điều này sản sinh ra tính năng động mạnh mẽ hơn trong các mối quan hệ qua lại giữa người học và người dạy; người học do vậy theo đuổi dự án cá nhân của mình trong lòng dự án tập thể của lớp.

Ngoài tiềm năng và sáng kiến của người học, phương pháp học phải dựa trên ý thức trách nhiệm của người học. Thật vậy, người học phải đảm nhiệm đầy đủ trách nhiệm người thợ chính của mình bằng cách tham gia tích cực và thoải mái trong quá trình học “của mình”. Thậm chí, anh ta phải có ý thức về những trách nhiệm tham gia, nó khơi dậy ở anh ta tính năng động và những cố gắng cần thiết để đi tới kết thúc công việc. Và người học có nhiều khả năng làm điều này!

Tương tác thầy, trò - môi trường:

Trong quá trình hoạt động sư phạm, một loạt các yếu tố phức hợp của môi trường tác động trực tiếp ít nhiều đến người học và người dạy. Những nhân tố ấy có sức mạnh và tạo ra áp lực đối với người học và người dạy trong những ứng xử bên trong hay bên ngoài của họ. Như vậy môi trường tác động đến quá trình dạy học và phương pháp dạy.

Sự ảnh hưởng của môi trường có thể tích cực hoặc tiêu cực đến người dạy, người học và hoạt động của họ. Sự ảnh hưởng của môi trường đến người học, người dạy và hoạt động của họ từ nhiều phía, có khi ảnh hưởng từ một yếu tố, có khi ảnh hưởng cộng hưởng của nhiều yếu tố cùng một lúc làm cho tác động của môi trường được gia tăng và phức tạp hơn đến người học và tác động sư phạm của người dạy. Theo phương pháp sư phạm tương tác môi trường can thiệp vào tất cả các hoạt động dạy và học, vì vậy ảnh hưởng đến người học và người dạy; ảnh hưởng này không phải bao giờ cũng bộc lộ rõ nét, nhưng nó tồn tại và người ta không thể bỏ qua trong mối quan hệ qua lại giữa người dạy và người học. ảnh hưởng của môi trường xảy ra theo những cách thức khác nhau, khi thì một trong những yếu tố của môi trường có thể góp phần làm dễ dàng hơn giai đoạn này hoặc giai đoạn khác của quá trình học hoặc của phương pháp tiến hành giảng dạy, khi thì một yếu tố khác gây nên những khó khăn làm chậm lại hoặc ngăn cản sự diễn ra bình thường của chúng. Một đêm ngủ ngon làm dễ dàng công việc vất vả của người học và của người dạy, trong khi một chứng đau thần kinh có thể cản trở năng suất của họ.

Những đòi hỏi của môi trường buộc người học phải thích nghi, qua đó làm phát triển chính họ ( như sắp xếp lại hệ thống giá trị, kinh nghiệm, vốn sống được nâng lên...). Theo phương pháp sư phạm tương tác vấn đề căn bản là có ý thức về ảnh hưởng của môi trường, chú ý đến môi trường thấm vào bên trong quá trình dạy và quá trình học. Sự thích nghi của môi trường mang dáng dấp của sự tăng cường, hay biến đổi. Ví dụ khi người học vào lớp tràn đầy hưng phấn bởi một ngày trời nắng đẹp, người dạy cần tỏ ra cũng phấn khởi để đưa người học vào chương trình học; khi người học tỏ ra ương ngạnh đối với lợi ích của môn học người dạy có thể điều chỉnh ý kiến đó...Những quan hệ qua lại rất có lợi được thiết lập giữa các tác nhân của phương pháp sư phạm tương tác: môi trường gây nên một sức ép thuận lợi hoặc không thuận lợi đến người học và người dạy; những người học và người dạy này phản ứng bằng cách tìm ra cái lợi của những ảnh hưởng tốt của môi trường hoặc bằng cách điều chỉnh hoặc biến đổi các ảnh hưởng tiêu cực, ít nhất là người học và người dạy chấp nhận thích nghi ứng xử

của mình. Rõ ràng môi trường ảnh hưởng đến phương pháp học và phương pháp sư phạm, và giữa chúng có sự tác động tương hỗ. Phương pháp sư phạm tương tác bằng việc coi môi trường có một vị trí trong những nguyên lí cơ bản, rõ ràng có ý định nhấn mạnh tầm quan trọng của tác nhân này trên phương diện sư phạm.

Phương pháp sư phạm tương tác, đặc biệt làm tăng giá trị các mối quan hệ tác động qua lại tồn tại giữa người dạy, người học và môi trường. Sự tham gia đa dạng của ba tác nhân là nguồn của các quan hệ năng động giữa chúng, yếu tố đặc trưng nhất của phương pháp sư phạm tương tác.

Người học Người dạy

Môi trường

Hình 1.6: Hệ quả của phương pháp sư phạm tương tác

Để vận dụng quan điểm sư phạm tương tác vào thực tiễn dạy học cần làm rõ tương tác của người dạy đến môi trường hướng vào người học. Theo sơ đồ trên chúng ta dễ dàng nhận thấy cơ chế tương tác của môi trường đến người học có thể diễn ra theo hai hướng sau:

- Hướng thứ nhất, môi trường tương tác trực tiếp đến người học.

- Hướng thứ hai, môi trường tương tác đến người học thông qua người dạy. Trong thực tế dạy học, hướng tương tác thứ nhất mang tính tự phát và thường diễn ra ở tầm vĩ mô nên khó kiểm soát, còn hướng tương tác thứ hai lại ít được người dạy quan tâm khai thác, do đó trở nên mờ nhạt. Vì vậy, trước đây,

 Hứng thú  Tham gia  Trách nhiệm  Lập kế hoạch  Hướng dẫn  Hợp tác  ảnh hưởng  Thích nghi

môi trường chưa được phát huy đúng chức năng trong quan hệ với các yếu tố khác của hệ dạy học, đặc biệt là với yếu tố học.

Thực tiễn dạy học ở trường tiểu học, khó có thể cùng một lúc xem xét và khai thác tất cả các tác động có lợi của môi trường đến người học và phương pháp học của họ. Vì vậy trong phương pháp sư phạm của mình, người dạy phải xác định một số yếu tố của môi trường để tác động vào ( những yếu tố bên trong người học ) nhằm phát huy các tác động tích cực và hạn chế các tác động không có lợi của môi trường đến hoạt động dạy và học.

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học môn tự nhiên xã hội lớp 2 (KL03756) (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)