“Công ty cần tăng cường công tác huấn luyện, đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những tác động ảnh hưởng đến sự gắn bó của nhân viên đối với Công ty khách sạn du lịch Thắng Lợi (Trang 96)

vụ chuyên môn cho nhân viên trong toàn công ty”.

Đặc biệt đối với nhân viên mới được tuyển dụng, công tác huấn luyện đóng một vai trò quan trọng trong giai đoạn thử việc. Bên cạnh đó công tác đào tạo nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho các nhân viên lâu năm cũng giúp cho họ có thêm nhiều kiến thức mới cũng như các kỹ năng mềm cần thiết trong công việc. Điều này thể hiện sự hỗ trợ của tổ chức, cũng như văn hóa ứng xử trong công ty. Trước hết đó phải là nền văn hóa tạo cho nhân viên cảm thấy thỏa mái như ở nhà mình, để nhân viên có thể hòa nhập vào tổ chức, chứ không phải là nền văn hóa đe

dọa, chuyên quyền, áp đặt hay giải dối. Khi đó, kiến thức sẽ có cơ hội được tích lũy và chia sẻ. Kiến thức mà nhân viên có được về hoạt động kinh doanh của công ty chỉ có thể được tích lũy trong quá trình làm việc của nhân viên đó, đó là một tài sản vô hình góp phần làm tăng năng lực cạnh tranh của công ty. Một số giải pháp đề nghị.

1. Xây dựng chương trình “Cú hích đầu tiên” đối với các nhân viên mới tuyển dụng. Trước hết, là chỉ cho họ thấy những mục tiêu cần đạt được. Sau đó giúp họ nhanh chóng hòa nhập với tổ chức và phát huy tối đa khả năng của mình. Mục đích của giai đoạn này là tạo đà cho các nhân viên mới có thể tăng tốc và bắt nhịp với sự vận hành của tổ chức.

2. Xây dựng chương trình “Hòa nhập” để nhân viên mới tiếp tục có thể hòa nhập với tổ chức, bắt đầu từ việc thiết lập các mối quan hệ cần thiết giữa nhân viên mới với nhân viên cũ, và với các phòng ban khác.

3. Người quản lý phải giải thích cho nhân viên rõ về những hoạt động mà công ty đang thực hiện và cách mà nó sẽ có ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người như thế nào, đầu tư phát triển của sự gắn bó ở đội ngũ nhân viên song song với kiến thức chuyên môn và kỹ năng. Vì vậy, công ty cần tạo ra một cơ chế quản lý để kích thích nhân viên đầu tư vào công việc.

4. Mỗi cán bộ quản lý phải là một điểm tựa để mọi nhân viên có thể trong cậy vào khi gặp khó khăn, cũng như chia sẻ niềm hạnh phúc khi thành công đến với họ. Từ đó, khuyến khích nhân viên đưa ra các đề xuất để cải thiện tình hình cũng như việc tạo ra chu trình của các thông tin phản hồi để mọi người đều có thể thấy những đề xuất của họ đã được thực hiện như thế nào. Điều này rất quan trọng đối với người lao động, và giúp cho họ có thêm niềm tin vào tổ chức hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những tác động ảnh hưởng đến sự gắn bó của nhân viên đối với Công ty khách sạn du lịch Thắng Lợi (Trang 96)