Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng bản đồ nguy cơ trượt lở khu vực xã Bản Díu, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang bằng phương pháp phân tích thống kê đa biến (Trang 107)

L ỜI MỞ ĐẦU

4.2.Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của

người dân khu vực nghiên cứu về trượt lở.

Tai biến trượt lở về quy mô, tần suất và các thiệt hại gây ra mới được chính quyền và người dân quan tâm những năm gần đây. Tai biến trượt lở luôn đồng hành cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội, phân bố lại dân cư trong khu vực. Tuy vậy, nhận thức của người dân về tai biến trượt lở chưa đáp ứng các diễn biến ngày càng phức tạp của loại hình thiên tai này trong giai đoạn Biến đổi khí hậu toàn cầu. Xã Bản Díu nói chung, đặc biệt là đồng bào dân tộc do nhận thức còn thấp, trình độ văn hóa còn thấp nên việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cần tập trung vào một số nội dung sau:

+ Nhận biết hiện tượng trượt lở

+ Các giải pháp phòng chống trượt lở

+ Các phương án đối phó khẩn cấp, cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả trượt lở khi trượt xảy ra.

Các hình thức tuyên truyền, giáo dục trong xã Bản Díu cần phải đa dạng từ truyền thông, báo nói, ấn phẩm và các hình vẽ minh họa sinh động phát đến tận thôn bản. Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về trượt lở với xã Bản Díu cần làm trước tiên trong các tầng lớp cán bộ của địa phương và nên đưa vào các trường học tại địa phương.

Giải pháp tổ chức quản lý

Nhà nước cần có những chính sách, quy định phù hợp trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để tăng cường hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với vùng trung du và miền núi Bắc Bộ nhằm phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng.

Quy hoạch hướng đến mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội, đồng thời giảm thiểu được nguy cơ xảy ra tai biến trong quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Do vậy, ngoài chính quyền các cấp, cần huy động và tạo điều

kiện thuận lợi cho các bên liên quan khác như người dân, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, thanh niên… tham gia giám sát thực hiện quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên gắn với giảm thiểu tai biến trượt lở đất.

Xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức có các hành vi trái với quy định của nhà nước, của địa phương trong việc khai thác tài nguyên rừng, tài nguyên đất. Xử phạt các hành vi phá rừng làm nhà ở, mở rộng diện tích đất ở trong khu vực cấm khai thác, nhất là những khu vực có nguy cơ trượt lở đất cao, các khu vực rừng phòng hộ, khu vực được quy hoạch nhằm mục đích ứng phó với tai biến trượt lở đất.

Giải pháp về cơ chế chính sách

Áp dụng chính sách đầu tư phát triển, huy động vốn và nguồn nhân lực để thực hiện phương án quy hoạch.

Áp dụng chính sách hỗ trợ, cho vay vốn cho người sản xuất (người nghèo, đồng bào dân tộc ít người) nhằm khuyến khích khai thác và sử dụng đất đai đúng mục đích, có hiệu quả ở vùng núi cao.

Chính sách bảo vệ tài nguyên rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ; phát triển kinh tế và phủ xanh đất trống đồi trọc.

Giao khoán rừng cho các hộ gia đình theo hợp đồng trong đó thể hiện rõ kết quả bảo tồn cụ thể, giám sát của các cơ quan quản lý các cấp.

Giải pháp về khoa học công nghệ

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về tai biến nhằm xác định, phân vùng nguy cơ tai biến, tổn thương để đưa ra các chính sách di cư phù hợp cho các vùng dân cư trong vùng có nguy cơ tai biến, tổn thương cao.

Xây dựng và thực hiện dự án phát triển nguồn nhân lực, đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực quản lý, xây dựng, thực hiện và giám sát quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên nhằm giảm thiểu tai biến Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và tiếp thu chuyển giao công nghệ, đầu tư giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao, chất lượng; phân bón cây trồng, thú y vào sản xuất nông nghiệp.

Giải pháp về kinh tế

Đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp (nghề rèn), nông nghiệp, lâm nghiệp để có nguồn lực tài chính vững chắc.

Tranh thủ các nguồn vốn đầu tư của Trung ương, vốn viện trợ của các chương trình, dự án nước ngoài… đồng thời, kết hợp với nguồn vốn trong dân để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng như: giao thông, công trình điện, trường học, trạm y tế…

Giải pháp về xã hội

Khẩn trương di dời các điểm dân cư, các công trình công cộng (trường học, trạm xá, chợ…) nằm trong vùng nguy hiểm do tai biến trượt lở đất đá đến các vị trí an toàn.

Thành lập các Đội cứu hộ cơ động để ứng cứu, xử lý và khắc phục các hậu quả do tai biến tự nhiên gây ra.

Tuyên truyền rộng rãi cho người dân nhận thức tầm quan trọng các hiểm hoạ do tai biến tự nhiên nói chung và tai biến trượt lở đất nói riêng gây ra để có biện pháp phòng tránh.

Xây dựng hệ thống biển cảnh báo cách tối thiểu là 500m ở cả hai đầu các đoạn đường đường có nguy cơ tai biến trượt lở đất cao để các phương tiện giao thông được biết. Đối với các điểm nứt đất mặt đường, các điểm trượt lở đất đã xảy ra nhưng chưa được khắc phục cần xây dựng các rào chắn và cắm biển cảnh báo nguy hiểm.

KẾT LUẬN

Việc sử dụng phương pháp thống kê đa biến để nghiên cứu xây dựng bản đồ nguy cơ trượt lở khu vực xã Bản Díu, -huyện Xín Mần-, tỉnh Hà Giang là hướng tiếp cận mới trong nghiên cứu tai biến tự nhiên. Các lớp thông tin sử dụng để xây dựng bản đồ phân vùng nguy cơ trượt lở xã Bản Díu tỷ lệ 1:10.000 bằng phương pháp thống kê đa biến chạy trong môi trường GIS khá đồng bộ cả về nội dung và tỷ lệ bản đồ cho phép đảm bảo độ tin cậy. Kết quả đối sánh với hiện trạng trượt lở của xã Bản Díu năm 2007 là minh chứng cho mức độ chính xác của bản đồ. Đây là cơ sở để phát triển mở rộng cho những đánh giá, lập bản đồ phân vùng nguy cơ trượt lở cho những khu vực rộng hơn.

Bản đồ phân vùng nguy cơ trượt lở xã Bản Díu tỷ lệ 1:10.000 được chia theo 4 cấp độ: Rất mạnh, mạnh, trung bình, yếu. Theo đó, vùng có thì nguy cơ trượt lở mạnh- và rất mạnh tập trung chủ yếu vào các thôn Díu Hạ, Díu Thượng, Na Lũng, Mào Phố, Cốc Tủm với các đặc điểm như sau:

+ Địa chất:trên nền Lớpđá granit porphyr hạt vừa và nhỏ dễ xảy ra trượt lở nhất; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Địa mạo: Sở các sườn xâm thực đổ lở độ dốc trên 45 độ và sườn xâm thực rửa trôi dễ có khả năng trượt nhấ; t.

+ Độ cao: Độ cao từ 588,89589 m -851,567 852 m dễ xảy ra trượt nhất; độ dốc từ 24,35 -32.380; hướng dốc từ 67,5-122,6; mật độ dòng chảy 4.05-5.70 km/km; có độ chênh cao địa hình từ khoảng 514 m -611m..

+ Độ dốc: Độ dốc từ 24,35 -32.380 dễ xảy ra trượt nhất. + Hướng dốc: Hướng dốc từ 67,5-122,6 dễ xảy ra trượt nhất.

+ Phân cắt ngang: Khu vực có mật độ dòng chảy 4.05-5.70 km/km² thuận lợi cho trượt lở nhất. Mật độ dòng chảy càng cao, địa hình càng phân cắt mạnh thì càng có nhiều nguy trượt lở.

+ Phân cắt sâu: Diện tích có độ chênh cao địa hình từ khoảng 514,10-611,00 dễ xảy ra trượt nhất.

Kết quả phân vùng tai biến trượt lở đất trên cơ sở ứng dụng mô hình thống kê đa biến cho thấy rõ tính quy luật trong sự phân bố của chúng. Các khu vực có nguy cơ mạnh thường phân bố tập trung tại khu vực nhất định có đặc điểm như trên và trùng với các điểm trượt lở tại xã Bản Díu.

Bản Bản đồ phân vùng nguy cơ trượt lở xã Bản Díu tỷ lệ 1:10.000 được thành lập trong luận văn có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá mức độ tổn thương, đánh giá rủi ro trong khu vực nghiên cứu và nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho việc quy hoạch không gian, giảm thiểu tai biến, hướng tới sử dụng tài nguyên thiên nhiên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Anh

1. Ali Mohammadi Torkashvand, Akram Irani, Jaliledin Sorur, 2014. The preparation of landslide map by Landslide Numerical Risk Factor (LNRF) model and Geographic Information System (GIS). The Egyptian Journal of Remote

Sensing and Space Sciences, Sciencedirect;

2. Benni Thiebes, 2011. Landslide analysis and early warning systems. Department

of Geography and Regional Research, University of Vienna, pp 179-185;

3. Bonham-Carter, 1994. Geographic Information System for Geoscientists: Modelling with GIS: Pergamon Press. Oxford, 398p;

4. Carrara, A., & Pike, R. J. (2008). GIS technology and models for assessing landslide hazard and risk. Geomorphology, 94, 257-260;

5. Chung, C. F., Fabbri, A. G. (2001). Prediction models for landslide hazard using fuzzy set approach. In: Marchetti, M., Rivas, V. (Eds.). Geomorphology and

Environmental Impact Assessment (pp. 31-47). Rotterdam: A.A. Balkema;

6. C.J. Van Westen, 2010.Statistical landslide hazard analysis. Department of Earth

Systems Analysis, International Institude for Geo-Information Science and Earth Observation (ITC);

7. Fabio Vittorio De Blasio, 2011. Introduction to the Physics of Landslides.

Lecture Notes on the Dynamics of Mass Wasting, Springer, pp 123-125;

8. Jade, S., & Sarkar, S. (1993). Statistical models for slope stability classification.

Engineering Geology, 36, 91-98. http://dx.doi.org/10.1016/0013-7952(93)90021-4;

9. Juan Remondo, Jaime Bonachea, Antonio Cendrero, 2007. Quanitative landslide risk assessment and mapping on the basis of recent occurrence. DCITIMAC,

Universidad de Cantabria, Santander, Spain, Geomorphology, pp94;

10. Kyoji Sassa, Hyroshi Fukuoka, Fawu Wang, Gonghui Wang, 2005. Landslide Risk Analysis and Sustainable Disaster Management. Springer, pp 111;

11. Kyoji Sassa, Hyroshi Fukuoka, Fawu Wang, Gonghui Wang, 2007. Progress in Landslide Science. Springer, pp 203-204;

12. Montgomery D.R., and W.E. Dietrich 1994. A physically based model for the topographic control on shallow landsliding. Water Resources Research. Vol. 30.

No. 4 Pages 1153-1171. April 1994;

13. MSc Miloš MARJANOVIĆ, 2013. Advanced methods for landslide assessment using GIS. PhD Thesis, Palacký University Olomouc, pp 15-20.

14. Nguyen Hieu, Dang Van Bao, 10/2013. Geomorphological characteristics of Ban Diu and Tan Nam Communes, Ha Giang Province. Project SRV-10/0026, pp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

61;

15. Voogd. H, 1983. Multicriteria Evaluation for Urban and Regional Planning. 1st

ed. Pion Ltd, London, 367p;

16. Yiping Wu, LixiaChen, Cong Cheng, Kunlong Yin, Á.Török. GIS-based landslide hazard perdicting system and its real-time test during a typhoon, Zhejiang Province, Southeast China. Engineering Geology, pp175;

Tiếng Việt

1. Trần Thanh Hà, 2013. Quan hệ giữa đặc điểm địa mạo và trượt lở đất tại tỉnh Lào Cai. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN. Các khoa học Trái đất và Môi trường, Tập

29, Số 3 (2013) 35-44;

2. Trần Trọng Huệ, 2004. Nghiên cứu đánh giá tổng hợp các loại hình tai biến địa chất trên lãnh thổ Việt Nam và các giải pháp phòng tránh. Đề tài Độc lập cấp Nhà

nước, Viện Địa chất;

3. Trần Trọng Huệ, 2009. Nghiên cứu đánh giá và dự báo chi tiết hiện tượng trượt lở và xây dựng các giải pháp phòng chống cho thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang. KC.08.33/06/10;

4. Phạm Văn Hùng, 2011. Đánh giá hiện trạng và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất tỉnh Quảng Nam. Tạp chí các Khoa học về Trái đất, 3ĐB, số 33, tr 2-5; 5. Trần Mạnh Liểu, 2007. Phương pháp phân vùng dự báo khả năng phát triển tai biến địa chất theo chỉ tiêu tích hợp các yếu tố phát triển tai biến. Tạp chí xây dựng

6. Trần Mạnh Liểu, 2008. Một vài phương pháp đánh giá định tính và định lượng vai trò của các yếu tố hình thành và phát triển tai biến địa chất.Tuyển tập báo cáo

Hội nghị Khoa học công nghệ trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội;

7. Trần Mạnh Liểu, 2007. Đặc điểm thông tin địa chất và khả năng sử dụng các mô hình xác suất trong nghiên cứu địa chất. Tạp chí khoa học công nghệ xây dựng, số

2/2007;

8. Trần Mạnh Liểu, Nguyễn Quang Huy,Nguyễn Thị Khang, Hoàng Đình Thiện, Bùi Bảo Trung, (2013). Dự báo nguy cơ và cường độ phát triển tai biến trượt lở khu

vực thị xã Bắc Kạn. Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng số 3+4/2013;

9. Nguyễn Thành Long, 2009. Xây dựng phương pháp đánh giá độ rủi ro tai biến địa chất ở những khu vực đô thị miền núi phía Bắc Việt Nam bằng việc kết hợp mô hình RS&GIS thử nghiệm ở thành phố Yên Bái. Báo cáo nghiên cứu Khoa học Công

nghệ, Viện Khoa học địa chất và khoáng sản, tr 26-40;

10. Đỗ Văn Nhuận, 2013. Báo cáo khảo sát địa chất khu vực Bản Díu (huyện Xín Mần) và khu vực Tân Nam (huyện Quang Bình), tỉnh Hà Giang. Báo cáo của

chương trình Hợp tác giữa Đại sứ quán Na Uy và Đại học Khoa học Tự nhiên- ĐHQGHN, tr 7-13;

11. Nguyễn Thám, Nguyễn Đăng Độ, Uông Đình Khanh, 2012. Xây dựng bản đồ nguy cơ trượt lở đất tỉnh Quảng Trị bằng phương pháp tích hợp mô hình phân tích thứ bậc (AHP) vào GIS. Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, Tập 74B, số 5, tr 2-7; 11. Bùi Văn Thơm, Nguyễn Đăng Túc, 2011. Các kiểu trượt lở khu vực Cốc Pài, huyện Xín Mần, Tỉnh Hà Giang. Tạp chí Các khoa học về Trái đất, trang 1-10; 12. Trần Anh Tuấn, Nguyễn Tứ Dần, 2012. Nghiên cứu nhạy cảm và phân vùng nguy cơ trượt-lở đất khu vực hồ thủy điện Sơn La theo phương pháp phân tích cấp bậc SAATY. Tạp chí Các khoa học về Trái đất, số 34, tr 223-232;

13. Nguyễn Trọng Yêm và nnk, 2006. Nghiên cứu đánh giá trượt lở, lũ quét-lũ bùn đá một số vùng nguy hiểm miền núi Bắc Bộ, kiến nghị các giải pháp phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai, Tập 1: Sườn đông dãy Hoàng Liên Sơn (huyện Bát Xát, Sa Pa và

TP Lào Cai). Viện Địa chất, Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam, mã số KC-08-

01BS;

14. Oxipov.V.I, 1999. Các tai biến địa chất ngoại sinh. Maxtcơva (Tiếng Nga); 15. Seko.A.I, 1988 . Phương pháp nghiên cứu và dự báo các quá trình địa chất động lực ngoại sinh. Maxtcơva (Tiếng Nga);

16. Ủy ban nhân dân xã Bản Díu, 2013. Báo cáo phát triển kinh tế-xã hội năm 2012, phương hướng nhiệm vụ năm 2013.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng bản đồ nguy cơ trượt lở khu vực xã Bản Díu, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang bằng phương pháp phân tích thống kê đa biến (Trang 107)