Cấu trúc địa chất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng bản đồ nguy cơ trượt lở khu vực xã Bản Díu, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang bằng phương pháp phân tích thống kê đa biến (Trang 43)

Tính chất cơ lý của đất đá có ảnh hưởng lớn tới độ bền của đá, độ ổn định của nền địa chất khu vực. Tính chất này phụ thuộc vào nguồn gốc, thành phần vật chất của đá. Trên diện tích xã Bản Díu chỉ có mặt các đá magma xâm nhập thuộc phức hệ Sông Chảy (aD3sc) (hình 2.3).Các đá thuộc Phức hệ Sông Chảy trong diện tích nghiên cứu là một phần của khối batholit lớn thuộc “vòm nâng Sông Chảy”.

44

Các đá granitoid cấu thành khối magma xâm nhập Sông Chảy là thể batholit lớn, có lịch sử phát triển lâu dài từ Proterozoi và kết thúc vào trước Devon (Izokh E.P., 1981).

Thành phần thạch học của các đá gốc đóng vai trò quan trọng cho sự hình thành hiện tượng trượt lở. Hiện tượng trượt lở có thể xảy ra ở tất cả các loại đá gốc có thành phần khác nhau, tuy nhiên các vật liệu có độ bền thấp biểu hiện mối nguy hiểm lớn nhất. Các thành tạo đá gốc nói chung không trực tiếp gây ra trượt lở nhưng là điều kiện gián tiếp cho các hiện tượng trượt lở xảy ra. Mối quan hệ gần nhất giữa đá gốc và trượt lở là quá trình phong hóa của các đá phiến và các đá xâm nhập để tạo nên các lớp vật liệu phong hóa và đất bở rời có khả năng gây ra trượt lở.

Hình 2.3. Bản đồ địa chất thạch học khu vực xã Bản Díu, huyện Xín Mần

Hiện tượng trượt lở thường xảy ra trong lớp vật liệu bề mặt (bao gồm sự rửa trôi sườn dốc, nền đất nhân tạo hoặc các mảnh vụn thực vật) nằm trên các lớp đá

Formatted: Font: (Default) Times New Roman, 13 pt

45

không thấm như đá granit biotit của Phức hệ Sông Chảy. Các vật liệu bở rời trên sườn dốc dễ dàng trở nên bão hòa nước khi có mưa lớn do nước không thể thoát nhanh do các vật liệu không thấm bên dưới. Khi các vật liệu này trở nên hoàn toàn bão hòa, lực đẩy của nước có thể làm giảm khả năng ổn định của sườn dốc và khi đạt đến một điều kiện giới hạn, khả năng xảy ra trượt là rất cao.

Các khu vực là ranh giới giữa các đá cũng là những nơi có nguy cơ xảy ra trượt lở cao như ranh giới giữa các đá phiến thạch anh-felspat-mica, đá phiến xen quarzit của Hệ tầng Thác Bà với các đá granit biotit thuộc Phức hệ Sông Chảy. Do sự di chuyển của nước ngầm có thể dễ dàng chảy qua các đá có độ thấm cao cho đến khi chúng gặp các đá không thấm. Tại đó, vận động di chuyển xuống dưới bị chặn lại hoặc yếu đi rất nhiều, do đó, tại ranh giới các đá thường xuất hiện nhiều các điểm xuất lộ nước, gây ra khả năng bão hòa nước của khối vật liệu bề mặt có thể gây ra trượt.

* Đặc điểm địa chấttầng:

Tham gia thành tạo khối gồm 3 pha xâm nhập.

Pha 1: Thành phần gồm granit 2 mica, granit muscovit, granit biotit có kích

thước hạt nhỏ đến vừa tương đối đồng đều, đôi khi dạng porphyr yếu, cấu tạo dạng gneis, đôi khi cấu tạo khối.

Pha 2: Granit gneis, granit 2 mica có dạng porphyr, granit biotit hạt không

đều.

Pha 3: Gồm các thể nhỏ, thể mạch granit aplit, granit pegmatit, chúng xuyên

cắt qua các đá pha 1 và pha 2. Chủ yếu tập trung ở phía Nam, Tây Nam của diện tích nghiên cứu.

Ngoài ra trong khối Sông Chảy còn gặp khá nhiều mạch thạch anh - turmalin chứa sulphur. Chúng xuyên qua các đá của cả 2 pha xâm nhập và các trầm tích biến chất rìa ngoài khối xâm nhập.

* Đặc điểm thạch học:

Các đá pha 1: Granit 2 mica, granit muscovit, granit biotit có kích thước hạt

46

Đá thường có cấu tạo khối. Thành phần khoáng vật gồm thạch anh (24-48%), microlin (20-50%), plagioclas (15-31%), biotit (5-10%), muscovit (5-13%). Khoáng vật phụ gồm zircon, apatit, turmalin và quặng.

Các đá pha 2:Thành phần khoáng vật tạo đá gồm thạch anh (20-40%),

microlin (felspat kali) (26-58%), plagioclas (12,4%), biotit (2-5%), muscovit (1- 12%). Khoáng vật phụ có ilmenit, apatit, zircon, granat, turmalin và quặng.

Các đá pha 3 : Granit aplit, granit pegmatit, pegmatit rất sáng màu, thường

tạo thành mạch hoặc chùm mạch với bề dày khác nhau từ 0,2-100cm đến hàng trăm m, dài 10m đến khoảng 1km, hầu như chúng thường cùng phương ép của đá pha 1.Thành phần khoáng vật gồm plagioclas (3-24%), felspat kali (29-87%), thạch anh (8-38%), biotit (3-5%), muscovit thường có dạng tấm lớn 1-2cm2.

Kiến tạo:

Diện tích nghiên cứu nằm trong miền chuẩn uốn nếp Đông Việt Nam, gồm một phần của các đới Sông Lô, Sông Hiến và phụ đới Khao Lộc (Dovjikov A. E., 1965) trong hệ uốn nếp Việt Bắc tiếp giáp với Trung Quốc, cố kết vào Caledoni muộn.

Trong khu vực nghiên cứu chủ yếu phát triển những hệ thống đứt gãy có phương Tây Bắc - Đông Nam và Đông Bắc - Tây Nam. Đứt gãy TB-ĐN nằm ở trung tâm diện tích nghiên cứu, song song với đứt gãy Hà Giang - Thanh Thuỷ, với góc dốc nghiêng về Đông Bắc 40-600. Các đứt gãy phương ĐB-TN thường là các đứt gãy có quy mô nhỏ, nằm ở phía Nam, Đông Nam của vùng nghiên cứu.

,

47

Hình 2.3. Bản đồ địa chất thạch học khu vực xã Bản Díu-huyện Xín Mần

Formatted: Font: (Default) Times New Roman, 13 pt

* Kiến tạo:Diện tích nghiên cứu nằm trong miền chuẩn uốn nếp Đông Việt

Nam, gồm một phần của các đới Sông Lô, Sông Hiến và phụ đới Khao Lộc (Dovjikov A. E., 1965) trong hệ uốn nếp Việt Bắc tiếp giáp với Trung Quốc, cố kết vào Caledoni muộn (Trần Văn Trị và nnk., 1977)

Trong khu vực nghiên cứu chủ yếu phát triển những hệ thống đứt gãy có phương Tây Bắc - Đông Nam và Đông Bắc - Tây Nam. Đứt gãy TB-ĐN nằm ở trung tâm diện tích nghiên cứu, song song với đứt gãy Hà Giang - Thanh Thuỷ, với góc dốc nghiêng về Đông Bắc 40-600. Các đứt gãy phương ĐB-TN thường là các đứt gãy có quy mô nhỏ, nằm ở phía Nam, Đông Nam của vùng nghiên cứu.

Tóm lại, các quan sát về mối quan hệ giữa thành phần địa chất, cấu trúc và hiện trạng trượt lở đất tại xã Bản Díu có thể thấy như sau:

- Thành phần thạch học của các đá gốc đóng vai trò quan trọng cho sự hình thành hiện tượng trượt lở. Hiện tượng trượt lở có thể xảy ra ở tất cả các loại đá gốc có thành phần khác nhau, tuy nhiên các vật liệu có độ bền thấp biểu hiện mối nguy hiểm lớn nhất. Các thành tạo đá gốc nói chung không trực tiếp gây ra trượt lở nhưng là điều kiện gián tiếp cho các hiện tượng trượt lở xảy ra. Mối quan hệ gần nhất giữa đá gốc và trượt lở là quá trình phong hóa của các đá phiến và các đá xâm nhập để tạo nên các lớp vật liệu phong hóa và đất bở rời có khả năng gây ra trượt lở

- Sự hiểu biết về địa chất vùng có thể giải thích một số nguyên nhân địa chất gây ra trượt lở. Trong diện tích nghiên cứu, vai trò của đá gốc và trượt lở rất rõ ràng nhưng thể hiện một cách gián tiếp. Sự khác biệt về độ cứng của các đá liền kề nhau như các đá granit biotit cứng hơn nằm cạnh các đá dễ bị phong hóa hơn như đá phiến, phiến xen quarzit có thể tạo ra các dạng bậc thang trên sườn dốc. Tuy các hệ thống đứt gãy không phát triển rộng rãi trong diện tích nghiên cứu song các đứt gãy này cùng với các hệ thống khe nứt đi kèm đều chứa các vật liệu dễ bị rửa trôi hơn so với đá gốc. Một yếu tố quan trọng khác là các đá thuộc Hệ tầng Thác Bà, vốn chiếm khoảng 40% diện tích nghiên cứu, đều là các đá có khả năng thấm rất cao tạo nên sự khác biệt về khả năng thoát nước khi mưa xuống so với các đá có khả năng thấm kém hơn như đá hoa của Hệ tầng An Phú và granit biotit Phức hệ Sông Chảy.

- Hiện tượng trượt lở thường xảy ra trong lớp vật liệu bề mặt (bao gồm sự rửa trôi sườn dốc, nền đất nhân tạo hoặc các mảnh vụn thực vật) nằm trên các lớp đá không thấm như đá granit biotit của Phức hệ Sông Chảy. Các vật liệu bở rời trên sườn dốc dễ dàng trở nên bão hòa nước khi có mưa lớn do nước không thể thoát nhanh do các vật liệu không thấm bên dưới. Khi các vật liệu này trở nên hoàn toàn bão hòa, lực đẩy của nước có thể làm giảm khả năng ổn định của sườn dốc và khi đạt đến 1 điều kiện giới hạn, khả năng xảy ra trượt là rất cao.

- Các khu vực là ranh giới giữa các đá cũng là những nơi có nguy cơ xảy ra trượt lở cao như ranh giới giữa các đá phiến thạch anh-felspat-mica, đá phiến xen quarzit của Hệ tầng Thác Bà với các đá granit biotit thuộc Phức hệ Sông Chảy. Do sự di chuyển của nước ngầm có thể dễ dàng chảy qua các đá có độ thấm cao cho đến khi chúng gặp các đá không thấm. Tại đó, vận động di chuyển xuống dưới bị chặn lại hoặc yếu đi rất nhiều, do đó, tại ranh giới các đá thường xuất hiện nhiều các điểm xuất lộ nước, gây ra khả năng bão hòa nước của khối vật liệu bề mặt có thể gây ra trượt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng bản đồ nguy cơ trượt lở khu vực xã Bản Díu, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang bằng phương pháp phân tích thống kê đa biến (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)