D/ CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ SỬ DỤNG TRONG BÀ
E/ PHỎNG VẤN NHÀ TUYỂN DỤNG
1. Trong cuộc phỏng vấn vớI Trần Trọng Gia Vinh – Tổng Giám Đốc công
Người phỏng vấn: Xin chào anh, em la sinh viên năm nhất đại học Ngoại Thương,
em đang làm nghiên cứu về ” Sinh viên Ngoại Thương cách nhìn của cộng đồng thành phố Hồ Chí Minh”. Vậy anh có thể nói cho em biết anh có từng tuyển dụng sinh viên Ngoại Thương chưa?
Nhà tuyển dụng: Anh đã làm trong ngành tuyển dụng được khoảng 10 năm, anh đã
từng tuyển dụng nhiều bạn sinh viên Ngoại Thương với nhiều hình thức: sinh viên mới ra trường, sinh viên ra trường và đã đi làm ở nhiều nơi trước khi đến với công ty
Người phỏng vấn: Anh thấy thế nào về sinh viên Ngoại Thương?
Nhà tuyển dụng: nói chung sinh viên nào cũng thế, đặc biệt là sinh viên từ thế hệ
1982 trở lại đây, do đầu tư về giáo dục được tốt hơn cũng như cơ sở vật chất…họ có ưu thế hơn so với những thế hệ trước đó.Khi tốt nghiêp họ hội nhập nhanh hơn và mặt kiến thức mới hơn. Và tùy thuộc vào kinh nghiêm làm việc của các bạn, các bạn mới ra trường chưa có kinh nghiêm thi mức độ va chạm khác với các bạn có mức độ va chạm nhiều thi sẽ rút ngắn được thời gian hội nhập. Khó trả lời chính xác mức độ ma tùy thuộc vào đối tượng làm việc
Người phỏng vấn: Trước khi tuyển dụng anh cũng có những tiêu chí tuyển dụng,
vậy thì sinh viên Ngoại Thương cò thể đáp ứng được phần nào những tiêu chí đó?
Nhà tuyển dụng: có 2 tiêu chí: kiến thức và kinh nghiệm lien quan đến ngành nghề
mà mình ứng tuyển và những kĩ năng mềm và sinh viên Ngoại Thương có lợi thế lớn so với những sinh viên khoa học tự nhiên hay nhân văn…anh có cảm giác sinh viên Ngoai Thương “ gia chạm đều tay hơn”, có lẻ là do định hướng học tập ở trường. Trước đây sinh viên Ngoại Thương có khoảng thời gian học lâu hơn các trường khác và thời gian đó sinh viên Ngoại Thương có nhiều cơ hội hơn để va chạm với cộng đồng nhiều hơn, không có nghĩa là những sinh viên trường khác không có những lợi thế như vậy.
Người phỏng vấn: Vậy sinh viên Ngoại Thương có những thiếu xót gi?
Nhà tuyển dụng: Tất nhiên là có những thiếu xót nhất định và cái lớn nhất là kiến
thức có thi nhiều nhưng biến những kiến thức đó thành những quyết định thì còn hạn chế. Đối với sinh viên mới ra trường thì anh cần phải kiên nhẫn, phải tập dược cho các bạn cho các bạn “ ra chiến trường nhiều hơn” nhưng trong vòng kiểm soát của anh và khi nào các bạn cứng cáp thì anh để các bạn tự đi.
Người phỏng vấn: Với tư cách la nhà tuyển dụng, anh có lời khuyên nào cho sinh
viên Ngoại Thương?
Nhà tuyển dụng: Thứ nhất: đừng bỏ qua bất cứ cơ hội nào kiếm việc để làm kể cả
những công việc không liên quan đến ngành mình học (kể cả rửa chén, làm bồi bàn…) đề va chạm và đó là một sự tích lũy.
Thứ 2: đừng quan niệm là học ngành nào làm ngành đó, nếu có cơ hội thì hãy cứ chen chân vào để có cái mà thể hiên mình. Đừng quá bận tâm vào nghề có đúng ngành mình học hay không.
Thứ 3: các bạn hay chọn công ty, chọn công việc tên tuổi cho nó “oai” đừng quên điều quan trọng la bạn chọn “thầy”. Khi đi làm người sếp đầu tiên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nề nếp và thoái quen làm việc. Vậy quan trọng là phải tìm người sếp thật giỏi để mình có thể học hỏi những kinh nghiêm.
Người phỏng vấn: cảm ơn rất nhiều cho cuộc phỏng vấn của anh.
2. Cuộ phỏng vấn với Trần Yến Nhi – Giám đốc Nhân Sự tập đoàn mỹ phẩm đa quốc gia Oriflame.
Người phỏng vấn: Chào chị, em la sinh viên năm nhất đại học Ngoại Thương,
tụi em đang làm bài nghiên cứu khoa học về “ Sinh viên Ngoại Thương trong cách nhìn của cộng đồng thành phố Hồ Chí Minh”. Với tư cách nhà tuyển dụng nếu chị tuyển dụng sinh viên Ngoại Thương thì chị cảm nhận được điều gì ở họ?
Nhà tuyển dụng: Sinh viên hiện nay có ưu điểm về khả năng cập nhật thông tin
và có bước vượt bậc hơn so với sinh viên ở những thế hệ trước đó. Và sinh viên Ngoại Thương mới ra trường có đủ kiến thức, việc tổ chức những buối ngoại khóa sẽ giúp cho sinh viên thích ứng nhanh hơn với môi trường làm việc, từ đó thích nghi với công việc dễ dàng hơn và ưu điểm của sinh viên Ngoại Thương là ở chỗ đó.
Người phỏng vấn: với chỉ tiêu đầu vào cao, sinh viên Ngoại Thương lai năng
động sáng tạo vậy họ có đáp ứng được các chỉ tiêu của nhà tuyển dụng đưa ra?
Nhà tuyển dụng: Sinh viên Ngoại Thương có thể đáp ứng được nhưng với từng
cá nhân thi được đánh già theo năng lực và mỗi công ty khi tuyển dụng đều có một bài text để kiểm tra năng lực coi có phù hợp hay không. Bên cạnh sự năng động và thích ứng với công việc thì phong cách làm việc được đánh giá rất cao. Và với điểm tuyền đầu vào cao thi đạo đức nghề nghiệp được đánh giá rất cao.
Người phỏng vấn: Với tư cách la một nhà tuyển dụng và em là sinh viên Ngoại
Thương và em có thể đáp ứng được tất cả những yêu cầu của công ty đưa ra nhưng em đòi hỏi với mức lương trên 1000 USD/ tháng thì chị có suy nghĩ như thế nào?
Nhà tuyển dụng: Lương công ty chị là lương thỏa thuận và phải phù hợp với
mức độ lương của công ty và tiêu chí đánh giá luôn gắn với kinh nghiệm làm việc. Nếu chưa có kinh nghiệm phải qua quá trình đào tạo và sau quá trình đạo tạo mà công việc đáp ứng được thì chị sẽ kí hợp đồng với em nhưng trong quá trình thử nghiệm mức độ đáp ứng công việc bằng với những người đã làm ở đây lâu năm thì nó sẽ không phù hợp và có cách nhìn không công bằng.
Người phỏng vấn: chị có lời khuyên gì cho sinh viên Ngoại Thương sắp ra
trường và sinh viên đã ra trường?
Nhà tuyển dụng: Cái tôi của họ khá lớn, bên cạnh những bạn chịu khó học hỏi
dù đã trang bị khá đầy đủ kiến thức nhưng cũng có những bạn có những suy nghĩ rất bồng bột. Và lời khuyên của chị là họ nên thể hiện cái tôi của họ chân thật và phù hợp
Người phỏng vấn: Cám ơn rất nhiều cho những ý kiến rất bổ ích của chị.