Giới thiệu chung về thực trạng hiện nay

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng thực tế của sinh viên Đại học ngoại thương (Trang 30)

Xuất phát từ nhu cầu nhân lực của thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, Cơ sở II Trường Đại học Ngoại Thương tại thành phố Hồ Chí Minh được thành lập vào ngày 16/7/1993. Trải qua 15 năm xây dựng và trưởng thành, Cơ sở II đã không ngừng hoàn thiện và phát triển, trở thành một trong những trường đại học tiên phong trong cả nước nói chung và khu vực miền Nam nói riêng, về đào tạo chuyên sâu đội ngũ cán bộ trình độ đại học và trên đại học trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh quốc tế (tài liệu Các Quy định về công tác quản lí học tập và rèn luyện của sinh viên).

Chính vì vậy, sinh viên Ngoại Thương được mọi người đánh giá cao về cả kiến thức chuyên môn lẫn ý thức tìm tòi, học hỏi một cách tích cực, năng động. đặc biệt, đối với các nhà tuyển dụng trong nước và quốc tế, sinh viên ngoại thương luôn là một trong những lựa chọn hàng đầu về nguồn nhân lực chất lượng cao. “Trong các năm qua, số sinh viên chính quy của Cơ sở II tốt nghiệp bình quân 600-700 cử nhân/năm ở cả hai bậc đại học và cao đẳng. Tỷ lệ có việc làm ngay sau khi ra trường là 100%, trong đó tỷ lệ làm việc đúng ngành nghề đạt trên 90%” (theo kết quả khảo sát của cơ sở II). Bên cạnh đó, sinh viên Ngoại Thương cơ sở II luôn hăng hái tham gia các hoạt động xã hội tình nguyện với mong muốn đóng góp sức lực của mình vì lợi ích cộng đồng và để có cơ hội tự rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp

Thế nhưng, bên cạnh những đánh giá tích cực, những cái nhìn đầy thiện cảm vẫn còn tồn tại những ý kiến phê bình khá tiêu cực và gay gắt về sinh viên trường.

Đặc biệt, trong vài tháng gần đây, hàng loạt các phương tiện truyền thông và các diễn đàn mạng đưa tin về việc một số sinh viên năm nhất và năm hai đã phát biểu khá chủ quan về vấn đề lương của sinh viên Ngoại Thương sau khi tốt nghiệp sẽ có mức lương trên 1000$ (tương đương 22 triệu vnđ) và một vài lời tuyên bố có phần không hay khi quá đề cao bản thân với mác “Ngoại Thương- Havard của Việt Nam” và hạ thấp khả năng trường bạn.

(Nguồn Diễn đàn sinh viên đại học Ngoại Thương

http://www.ftu2.com/forum/showthread.php?t=48798&page=1)

Điều đó đã tạo nên một làn sóng tranh luận với những ý kiến trái chiều, những lời bình luận gay gắt và khá nặng nề về Đại học Ngoại Thương cũng như sinh viên của trường. Thậm chí một sinh viên trường đại học Nông Lâm đã có một bài phản hồi trên Internet do không đồng tình với thái độ của trường đại học Ngoại Thương (theo báo Giáo Dục)

Đó là một thực trạng đáng buồn khi mà danh tiếng của trường và hình ảnh của gần 3000 sinh viên Ngoại Thương cũng như những cựu sinh viên đã tốt nghiệp từ những khóa trước bỗng xấu đi trong mắt nhiều người, được thể hiện rõ nhất từ phía các trường bạn và các nhà tuyển dụng.

Như đã đưa ra trong phần cơ sở lý luận, chất lượng tuyển sinh đầu vào của trường Đại học Ngoại Thương luôn đứng vị trí quán quân trong hơn 200 đại học trong cả nước, trong đó điểm chuẩn các ngành khối A và khối D luôn cao nhất trong số các trường đại học tuyển sinh hai khối này.

Tuy nhiên khi điều tra khảo sát trong cộng đồng TPHCM (tức bao gồm sinh viên Ngoại Thương, sinh viên trường bạn, người đã đi làm, các nhà tuyển dụng…) , khi được hỏi: “Bạn nghĩ gì về việc đánh giá sinh viên dựa trên điểm đầu vào”, cho kết quả sau:

B1

Từ đó cho thấy, điểm đầu vào cao cũng góp phần đánh giá năng lực học tập của sinh viên Ngoại Thương. Tuy nhiên, cộng đồng TPHCM cho rằng đây chưa hẳn là yếu tố quyết định khả năng, thái độ làm việc sau này của những sinh viên, 35% phiếu đã cho thấy được điều đó. Cho nên những yêu cầu, đòi hỏi quá cao ngay từ khi đặt chân vào ngôi trường Ngoại Thương là một hành động vội vã và thiếu suy

nghĩ. Điển hình là vụ việc “1000USD”, nhiều sinh viên quá tự tin khi thấy mình đậu vào trường với số điểm cao mà không nghĩ rằng khi đi làm cần rất nhiều yếu tố để có được công việc và mức lương như ý.

Bàn về vấn đề lương bổng sau khi ra trường, khi đặt giả thiết: “Nếu bạn là

một sinh viên giỏi, việc mong muốn có được một mức lương cao, tương xứng với năng lực của bản thân là:” có”:

B2

Chỉ có 3% người không đồng tình với việc đòi hỏi mức lương tương xứng khả năng của bản thân. Họ cho rằng: “Bạn học giỏi, bạn muốn 1 mức lương cao là điều đương nhiên. Nhưng mà để đạt được mức lương cao đòi hỏi nhiều hơn không chỉ là 1 sinh viên giỏi là đủ” (ý kiến 1 sinh viên ĐH Bách Khoa TPHCM). Trong

khi đó, có đến 63% ý kiến cho biết quan điểm đồng tình nhưng đồng thời cũng đặt nghi vấn về khả năng đạt được mức lương mong muốn. Khi hỏi lý do, một kĩ sư đã ra trường cho biết: “Năng lực là quan trọng nhưng còn phụ thuộc một phần vào

thời vận và may mắn”. Tuy vậy nhưng nhìn chung, yêu cầu để có mức lương cao

ngày càng trở thành điều kiện thiết yếu khi người đi xin việc thấy mình có đủ khả năng để đảm nhận tốt công việc và nó rất hợp lý. Nhưng để đạt được mức lương như mong muốn đòi hỏi phải đáp ứng tốt yêu cầu của nhà tuyển dụng. Những người tài giỏi hiện nay khá nhiều nên chúng ta cần phải tạo ra sự khác biệt để khiến mình nổi trội hơn và đầy năng lực hơn để nhà tuyển dụng thấy rằng đó là người họ cần tìm.

Khảo sát cụ thể hơn về mức lương (đang có hoặc mong muốn) sau khi ra trường, chúng tôi đã đưa ra những con số cụ thể để đối tượng khảo sát chọn, có kết quả sau:

B3

Dù rằng thực trạng hiện nay, lương khởi điểm mà các nhà tuyển dụng đưa ra thường chỉ trong khoảng từ 3-5 triệu/tháng, nhưng theo khảo sát, chỉ 7% phiếu chọn cùng mức lương trên. Trong khi đó, 53% phiếu chọn mức 5-10 triệu và đến 40% chọn 10 triệu/tháng. Điều đó cho thấy mức lương cơ bản của 1 nhân viên đã có xu hướng tăng lên vì thị trường kinh tế có nhiều biến động dẫn đến việc nhu cầu tiêu dùng hằng ngày cũng thay đổi, từ đó mức lương trong nhu cầu cũng tăng lên. Hơn thế nữa, không chỉ ở sinh viên Ngoại Thương mà nhiều sinh viên trường bạn như RMIT, Bách Khoa, Y Dược, Kinh tế-Luật… đều hướng đến mức lương trên 10 triệu/tháng. Như vậy, trong thực tế, không phải chỉ mình sinh viên Ngoại Thương đòi hỏi mức lương cao, tương xứng với năng lực bản thân mà các trường khác đều có những trường hợp tương tự. Khác biệt ở chỗ, “họ không nói ra công khai trên

forum như người Ngoại thương” (Nguồn: http://ftunews.com)

2.3/ Mặt tích cực

2.3.1/ Năng lực của sinh viên Ngoại Thương theo đánh chung giá của mọi người

B4

Như đã thấy trên biểu đồ cột, có 42-45% người công nhận trình độ khá, giỏi của sinh viên Ngoại Thương.

2.3.2/ Các tính cách nổi bật

Với câu hỏi: “Bạn thích điều gì ở sinh viên Ngoại Thương?”

Theo khảo sát về ưu điểm của sinh viên trường ta thì cá tính năng động (29.11%) và tự tin (27.93%) là hai ưu điểm nổi trội, đánh bật nhiều đối thủ, được sinh viên nhiều trường phải công nhận và thán phục. Đây là 2 đức tính cần thiết, giúp sinh viên hoà nhập với cộng đồng, khẳng định mình trước đám đông. Sở hữu được sự năng động và tự tin ấy là một lợi thế cho bất kì sinh viên nào bởi môi trường làm việc của chúng ta trong tương lai sẽ là một môi trường năng động, luôn đòi hỏi sự nhiệt huyết và tinh thần làm việc cao.

Hỏi về “Thế mạnh của sinh viên Ngoại Thương?” cộng đồng TPHCM nhận xét:

B6

Với 30.1%, ngoại ngữ được đánh giá là thế mạnh hàng đầu của sinh viên Ngoại Thương. Ngày 8/4/2011, ông Michael Kennedy, giám đốc quản lý giáo dục Khoa Kinh tế Trường Đại học Bedfordshire cho biết ông rất ấn tượng với chuyên môn của

giảng viên cũng như kết quả học tập của sinh viên các khóa của trường đại học Ngoại Thương. Khi nói chuyện với sinh viên, ông rất ngạc nhiên về trình độ Tiếng Anh của sinh viên trong chương trình. “Họ có khả năng trình bày rất tốt, thậm chí

còn tốt hơn một số sinh viên quốc tế của Đại học Bedfordshire tại Anh.”(đăng trên

trang http://kdtqt.ftu.edu.vn). Với trình độ tiếng anh cùng với sự tự tin, không khó để nhận ra thế mạnh thứ 2 của sinh viên trường là khả năng giao tiếp tốt (20.7%).

2.3.3/ Những ưu điểm được học hỏi

B7

Với phần lớn số phiếu gần như ngang bằng nhau, ta thấy sinh viên Ngoại Thương có rất nhiều ưu điểm được mọi người học hỏi. Từ “tính năng động” (28.5%) đến “Kiến thức rộng” (24.9%) cũng như “khả năng thích ứng cao” (23.8%)

và “Sự chuyên nghiệp trong tác phong làm việc” (20.7%), tất cả đều được chính các sinh viên trường Ngoại Thương nói riêng và cộng đồng TPHCM nói chung ngưỡng mộ.

2.4/ Mặt tiêu cực

2.4.1/ Sự nhìn nhận thiếu thiện cảm từ các trường bạn

Có thể nói hầu hết các tân sinh viên đều là những con người xuất sắc về mặt học tập khi đã vượt qua được kì thi đại học với số điểm khá cao để trở thành thành viên của đại học Ngoại Thương- một môi trường học tập và rèn luyện chuyên nghiệp và quốc tế. Điều này không chỉ là một niềm tự hào lớn lao mà còn nhận được sự ngưỡng mộ từ phía các trường bạn về những lợi thế chất lượng đầu vào cũng như trình độ đào tạo xuất sắc.

B8

Thông qua bảng khảo sát, có thể nhận thấy phần lớn sinh viên Ngoại Thương được đánh giá cao nhờ vào “điểm đầu vào cao, chất lượng đào tạo tốt”(34.9% số

phiếu) và trình độ ngoại ngữ (29.2% số phiếu). Đây là một thế mạnh nổi trội của sinh viên trường không những trong quá trình học tập mà còn là những điều kiện thuận lợi để sinh viên sau khi ra trường có một việc làm tương xứng với khả năng và chuyên môn cũng như có thể phát huy được năng khiếu của bản thân trong môi trường kinh tế năng động hiện nay Tuy nhiên, từ một vài sự kiện gần đây mà đỉnh điểm là chuyện nhận xét về lương bổng sau khi ra trường đến từ một số sinh viên năm nhất và năm hai đã tạo nên những cái nhìn thiếu thiện cảm và những lời phê bình khá gay gắt của một vài sinh viên và cựu sinh viên trường bạn về những sinh viên Ngoại Thương nói chung.

Kết quả cuộc khảo sát về “ Điều gì bạn không thích ở sinh viên Ngoại

Thương” đã cho thấy rõ điều này:

B9

Đây là những lời nhận xét khách quan của các bạn sinh viên trường khác thông qua những dịp trao đổi trong giao tiếp và học tập cùng với sự kiện về mức lương 1000$. Từ đó ta có thể thấy dù sinh viên Ngoại Thương có nhiều ưu điểm

nhưng với sự “tự cao, kiêu ngạo” (31.1% số phiếu) và “thiếu sự lắng nghe, thiếu

tinh thần học hỏi”(25% số phiếu) đã tạo nên những cái nhìn không mấy thiện cảm

và có phần dè chừng của các bạn sinh viên trường khác trong các cơ hội giao lưu về học tập nói riêng và cộng tác trong công việc nói chung.

2.4.2/ Ấn tượng không tốt của các nhà tuyển dụng

Quả thật với điểm đầu vào cao, chất lượng đào tạo tốt dược công nhận không chỉ bởi các sinh viên trường bạn mà còn là từ các nhà tuyển dụng, nguồn sinh viên đầu ra khi được đánh giá là “ tương đối tự tin vào tương lai và nhiệt huyết cùng với

năng khiếu và khả năng tự nhiên” (nguồn damthaydoi.com) và luôn là một trong những lựa chọn hàng đầu cho các công việc chuyên môn “mang tính thích ứng cao

và đòi hỏi sự thử thách”( theo dân trí).

Thế nhưng cũng có một vài ý kiến cho rằng sinh viên Ngoại thương tuy có nhiều ưu điểm nhưng lại có thái độ “tự tin thái quá, hay đòi hỏi và mức độ cam kết với tổ chức không cao” (theo báo vietnamnet- trích ý kiến của một giám đốc nhân sự) và khiến cho một số nhà tuyển dụng cảm thấy băn khoăn khi tuyển dụng nguồn nhân lực mới ra trường có tài năng nhưng thiếu kinh nghiệm của đại học Ngoại Thương.

Thêm vào gần đây, câu chuyện “1000$” trên diễn đàn mạng lại tạo thêm ấn tượng không tốt cho các nhà tuyển dụng về thái độ thiếu chuyên nghiệp cũng như

việc tự đánh giá cao trình độ bản thân của sinh viên mà còn phần nào làm hạn chế bớt những cái nhìn ưu ái vốn có của các nhà tuyển dụng dành cho lực lượng sinh viên được cho là có thực lực và phẩm chất như Ngoại Thương.

Nói tóm lại, với tình hình hiện nay, hình ảnh sinh viên Ngoại Thương đang dần trở nên xấu đi trong mắt nhiều người. Không chỉ có thái độ, nhận thức mà ngay cả trình độ học vấn của sinh viên Ngoại Thương cũng đang được đem ra để đánh giá. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến danh tiếng của trường mà còn là rất nhiều sinh viên khác: cả những người đã tốt nghiệp hay chưa tốt nghiệp. Vấn đề trên bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là do thái độ thiếu khiêm tốn và nhận thức chưa thật sự sâu sắc của một số sinh viên trường.

CHƯƠNG 3: NGUYÊN NHÂN

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng thực tế của sinh viên Đại học ngoại thương (Trang 30)