- Chi phí đồ dùng văn phòng - Chi phí khấu hao TSCĐ
- Thuế, phí và lệ phí - Chi phí dự phòng
- Chi phí dịch vụ mua ngoài - Chi phí bằng tiền khác b) Phương pháp kế toán
Chứng từ sử dụng: Tương tự như chi phí bán hàng
Tài khoản kế toán
Kế toán chủ yếu sử dụng TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp để tập hợp và kết chuyển các chi phí quản lí kinh doanh, quản lí hành chính và chi phí khác liên quan đến hoạt động chung của toàn doanh nghiệp.
TK 642 có 8 tài khoản cấp 2:
TK 6421- Chi phí nhân viên quản lý TK 6422- Chi phí vật liệu quản lý TK 6423- Chi phí đồ dùng văn phòng TK 6424- Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6425- Thuế, phí và lệ phí TK 6426- Chi phí dự phòng
TK6427- Chi phí dịch vụ mua ngoài TK6428- Chi phí khác bằng tiền
Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu về CPQLDN: Sơ đồ 1.13
SV: Phạm Thị Thanh Hà 29 CQ44/21.13
TK111,112, 152, 138…
TK642
Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí bằng tiền khác
TK 111, 112,152 TK 334,338
Chi phí nhân viên quản lý
Chi phí vật liệu quản lý
TK142, 242, 153
Chi phí đồ dùng văn phòng
TK111,112,141,331...
Chi phí khấu hao TSCĐ TK 214 TK133(nếu có) TK133(nếu có) TK133(nếu có) Kết chuyển chi phí QLDN vào cuối kỳ để xác định KQKD TK911 Các khoản thu giảm chi TK139 Trích thêm dự phòng nếu số trích kỳ tiếp theo lớn hơn số đã trích kỳ trước TK 139
Dự phòng phải thu khó đòi
Thuế môn bài, thuế đất đai phải nộp cho NSNN
1.4 Kế toán xác định kết quả kinh doanh
1.4.1 Nội dung
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ.
Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh thông thường và kết quả hoạt động khác.
Kết quả hoạt động kinh doanh thông thường là kết quả từ những hoạt động tạo ra doanh thu của doanh nghiệp, đây là hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ và hoạt động tài chính. Đối với doanh nghiệp sản xuất thì hoạt động bán hàng là hoạt động tạo ra doanh thu chính cho doanh nghiệp.
Kết quả từ hoạt động SXKD (bán hàng, cc dịch vụ) = Tổng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ - Giá vốn của hàng xuất đã bán và CP thuế TNDN - CPBH và CPQLDN
Kết quả từ hoạt động tài chính= Tổng doanh thu thuần từ hoạt động tài chính - Chi phí về hoạt động tài chính.
Kết quả hoạt động khác= Thu nhập thuần khác- Chi phí khác
Trong đó: Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tính bằng tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu (Chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại, thuế xuất khẩu, thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp)
1.4.2 Phương pháp kế toán xác định kết quả kinh doanh
a) Tài khoản kế toán sử dụng
Kế toán xác định kết quả kinh doanh sử dụng các tài khoản sau:
TK 911- Xác định kết quả kinh doanh
TK 421- Lợi nhuận chưa phân phối. Tài khoản 421 có 2 tài khoản cấp 2:
+TK 4211- Lợi nhuận năm trước +TK 4212- Lợi nhuận năm nay
TK821- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp .TK 821 có 2 tài khoản cấp 2:
+ 8211- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
+ 8212- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại Sơ đồ 1.14
Chú thích:
Cuối kỳ kết chuyển các khoản chi phí, doanh thu, thu nhập để xác định kết quả kinh doanh:
(1) Kết chuyển giá vốn hàng bán trong kỳ TK 8211 TK 641, 642 TK 635,811 TK 421 TK515,711 TK632 TK911 TK511,512 TK 421 (1) (6) (4) (2) (5) (3) (7) (8)
(2) Kết chuyển chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho hàng tiêu thụ trong kỳ
(3) Kết chuyển chi phí thu nhập doanh nghiệp hiện hành vào bên Nợ TK 911 (4) Kết chuyển chi phí tài chính và chi phí khác
(5) Kết chuyển doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (6) Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác (7) Kết chuyển lãi từ hoạt động sản xuất kinh doanh
(8) Kết chuyển lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh
1.5 Sổ kế toán sử dụng trong kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Trong hình thức kế toán nhật ký chung, Kế toán bán hàng và xác định kết quả sử dụng các sổ kế toán sau:
- Sổ nhật ký chung, các sổ nhật ký chuyên dùng (Sổ nhật ký thu tiền, sổ nhật ký chi tiền, sổ nhật ký mua hàng, sổ nhật ký bán hàng)
- Sổ cái (dùng cho hình thức Nhật ký chung) TK 155, 157, 511, 521, 3331, 632, 641, 642, 911...
- Các sổ chi tiết như sổ chi tiết doanh thu, sổ chi tiết quỹ tiền mặt, sổ chi tiết phải thu của khách hàng, sổ chi tiết chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp...
- Bảng thanh toán hàng đại lý (ký gửi)
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & XÂY DỰNG PHƯƠNG LINH.
2.1 Đặc điểm tình hình chung của Công ty TNHH TM & XD Phương Linh. Tên công ty : Công ty TNHH Thương mại & xây dựng Phương Linh
Tên tiếng anh : Phuong Linh Trading & Construction Company limited Trụ sở chính : Tổ 2- Cụm 5- Khương Đình- Thanh Xuân- Hà Nội
MST : 0101033805
Website : phuonglinh.vn
Văn phòng giao dịch : P306- 109 Trần Duy Hưng- Cầu Giấy- Hà Nội Nhà máy sản xuất: Lô46- KCN Quang Minh- Mê Linh- Hà Nội
Công ty có 1 Showroom trưng bày và bán sản phẩm tại HN ở 162 Trường Chinh- Đống Đa- HN, 1 chi nhánh ở TP.HCM.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty Phương Linh được thành lập theo hình thức Công ty TNHH Hai thành viên trở lên. Công ty thành lập vào năm 2000, đi vào hoạt động từ năm 2002 theo giấy Đăng ký kinh doanh số 0101000610. Vốn điều lệ của công ty tính đến đầu năm 2007 là 1.900.000.000 đồng. Vốn của công ty chủ yếu là vốn góp của hai thành viên Ông Trần Văn Lê và Bà Trần Hương Lan. Công ty là có tư cách pháp nhân, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam, có con dấu riêng, tài khoản giao dịch tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Từ khi thành lập và đi vào hoạt động công ty có một số nét chính sau:
- Năm 2002 -> 2004 công ty chỉ buôn bán làm đại lý động cơ, quạt công nghiệp. - Từ năm 2005 cho đến nay Công ty đầu tư máy móc thiết bị sản xuất mặt hàng quạt công nghiệp, hệ thống hút bụi công nghiệp, xử lý khí thải nâng cao năng lực sản xuất, tuyển và đào tạo thêm công nhân có tay nghề để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất sản phẩm. Chính sách của Công ty là đi sâu vào mặt chất lượng, mẫu mã sản phẩm để nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường.
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Doanh thu thuần về BH và CCDV
10.106.938.610 14.002.818.16 2
20.242.453.557 Lợi nhuận sau thuế 69.252.767 52.824.419 58.456.345
Nộp ngân sách 26.931.631 20.542.830 15.132.878
Thu nhập bình quân đầu người
1,91 2,35 2,45
(Nguồn: BCTC Công ty TNHH TM & XD Phương Linh)
2.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Các sản phẩm của công ty được sản xuất trên quy trình công nghệ phức tạp trải qua nhiều giai đoạn sản xuất và được tiêu thụ trên thị trường theo hai hình thức: giao bán trực tiếp và đặt hàng qua điện thoại. Sản phẩm của công ty được tiêu thụ trên thị trường cả 3 miền.
- Chu kỳ sản xuất ngắn.
- Khối lượng sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng
- Công ty chuyên sản xuất, kinh doanh và cung cấp dịch vụ chủ yếu sau:
o Sản xuất các loại quạt CN: quạt li tâm, quạt hướng trục.
o Hệ thống hút lọc bụi cho các nhà máy, xí nghiệp
o Máy hút bụi công nghiệp di động
o Dịch vụ sủa chữa, bảo dưỡng quạt công nghiệp và hệ thống hút lọc bụi...
o Xuất nhập khẩu các sản phẩm, hàng hoá công ty kinh doanh
o ...
Quy trình sản xuất được thực hiện qua các giai đoạn sau:
Sơ đồ 2.1 QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM
SV: Phạm Thị Thanh Hà 35 CQ44/21.13
KHO TÔN TỔ CẮT TỔ HÀN TỔ SƠN
TỔ CÂN BẰNG
CÁNH BÁN KHOT.PHẨM
TỔ LẮP RÁP
KCS
Thiết kế - lập trình - đưa tôn vào máy CNC cắt tạo phôi( các bộ phận của quạt: đốc, áo, bích, cánh...)
- Sau khi cắt tạo phôi chuyển sang tổ hàn để hàn tạo các chi tiết của quạt (vỏ quạt, bệ quạt, áo)
- Cánh quạt được chuyển sang tổ cân bằng cánh để tạo cánh.
- Ngâm tẩy dầu, gỉ, làm sạch chuyển cho tổ sơn - sấy nhập kho bán thành phẩm.
- Căn cứ vào các đơn đặt hàng Tổ lắp ráp nhận từ kho Bán thành phẩm để lắp ráp chuyển cho Tổ KCS xuất kho.
2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty.
Công ty TNHH TM & XD Phương Linh là công ty sản xuất cho nên cơ cấu tổ chức và hoạt động phù hợp với yêu cầu quản lý của một doanh nghiệp sản xuất.
Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH TM & XD Phương Linh GIÁM ĐỐC PHÒNG KINH DOANH PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG HÀNH CHÍNH P.GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH TP.HCM
Giám đốc: Là đại diện cao nhất của Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty. Quyền hạn và trách nhiệm cụ thể của Giám độc được quy định trong Điều lệ của Công ty.
Phó giám đốc: Có vai trò tham mưu theo ngành và quản lý theo tuyến của các phòng ban.
Phòng Kinh doanh: Bao gồm các bộ phận sau: Bán hàng, Tư vấn kỹ thuật , Marketing, Bảo hành.
+ Bộ phận bán hàng: có nhiệm vụ giao dịch trực tiếp cho khác hàng; gửi báo giá và tư vấn kỹ thuật khi có yêu cầu từ phía khách hàng; nhận đơn đặt hàng và tổ chức ký kết hợp đồng. Tiếp cận, khai thác và tham gia thương thảo các Hợp đồng kinh tế và tổ chức bán hàng. Quản lý danh sách khách hàng và đánh giá sự thoả mãn khách hàng
+ Bộ phận tư vấn kỹ thuật: Tiếp nhận thông tin của khách hàng, khảo sát và thiết kế ; chịu trách nhiệm bóc tách dự toán và cho hệ thống lắp đặt.
+ Bộ phận Marketing: Tìm hiểu điều tra thị trường, lập phương án Marketing sản phẩm; lập các phương án quảng cáo, tiếp thị, tham gia các kỳ Hội chợ; hỗ trợ cho Ban Giám đốc Công ty về quan hệ khách hàng, giá cả, cải tiến sản phẩm; tiếp cận yêu cầu khách hàng và xử lý thông tin; tổng hợp, thu nhận ý kiến phản hồi của khách hàng báo cáo để Ban Giám đốc xây dựng kế hoạch chung.
+ Bộ phận bảo hành: chịu trách nhiệm theo dõi sản phẩm bảo hành;lên kế hoạch cử cán bộ đến nơi cần bảo hành hoặc tiếp nhận sản phẩm mà khách hàng mang đến; thu thập thông tin về lỗi của sản phẩm cho Phòng kỹ thuật.
Phòng kế toán: Có những nhiệm vụ chính sau:
+ Kiểm tra, giám sát các khoản thu chi tài chính; các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ, kiểm tra quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán
+ Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán
+ Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật
Phòng Hành chính- Nhân sự
+ Lưu giữ hồ sơ cán bộ công nhân viên toàn Công ty.
+ Nắm chắc chất lượng trình độ cán bộ công nhân viên, đề xuất những người có khả năng vào vị trí lãnh đạo.
+ Theo dõi khen thưởng thi đua đối với cán bộ công nhân viên, đề xuất nâng lương, khen thưởng, kỷ luật đối với từng cá nhân có thành tích hay vi phạm kỷ luật.
+ Theo dõi quyết toán các chế độ lương bổng, đãi ngộ, BHXH, BHYT hàng tháng, các chế độ theo quy định hiện hành đảm bảo quyền lợi và lợi ích của người lao động.
+ Xử lý các việc phát sinh từng ngày liên quan đến nhận sự trong Công ty.
Xưởng sản xuất
+ Tổ chức triển khai sản xuất theo kế hoạch, hoặc lệnh sản xuất do phòng kinh doanh chuyển xuống.
+ Giám sát kiểm tra chất lượng sản phẩm.
+ Tổ chức kiểm tra định kỳ, bảo dưỡng các máy móc thiết bị sản xuất
2.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty.
2.1.4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
Công tác kế toán ở Công ty Phương Linh được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung tại phòng giao dịch ở 162 Trường Chinh. Toàn bộ công tác kế toán đều được tiến hành tập trung tại phòng kế toán trung tâm của Công ty, chi nhánh hạch toán phụ thuộc.
Theo mô hình này, bộ máy kế toán của Công ty bao gồm: Kế toán trưởng; Kế toán vật tư, TSCĐ; Kế toán thanh toán và công nợ; Kế toán Thuế và tiền lương, Kế toán bán hàng.; còn bộ phận chi nhánh làm nhiệm vụ thu nhận và kiểm tra chứng từ và gửi về bộ phận kế toán trung tâm của Công ty.
Sơ đồ 2.3 Bộ máy kế toán tổ chức theo mô hình kế toán tập trung của Công ty TNHH TM & XD PHƯƠNG LINH
Chú thích:
: Quan hệ trực tuyến
: Quan hệ hỗ trợ
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế toán vật
tư,TP, TSCĐ Kế toán thanh
toán và công nợ
Kết toán Thuế Kế toán bán hàng Thủ
Kế toán trưởng: là người chịu trách nhiệm chung về công tác kế toán trước Giám đốc, trực tiếp thực hiện các phần hành kế toán tiền lương, kế toán chi phí và giá thành, kế toán nguồn vốn, kế toán tổng hợp, lập các báo cáo tài chính và các báo cáo thuộc yêu cầu quản trị.
Kế toán vật tư, TP, TSCD: chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về việc thực hiện các công việc có kiên quan đến phần hành kế toán vật tư, TP, TSCĐ.
Kế toán thanh toán và công nợ: Phụ trách việc thu chi tiền tiền mặt và thanh toán các khoản công nợ trong toàn Công ty, phụ trách công tác giao dịch và hạch toán với Ngân hàng về tiền gửi, tiền vay.
Kế toán thuế : Trực tiếp phối hợp với các nhân viên kế toán khác để nhanh chóng Lập tờ khai thuế, báo cáo tài chính đúng thời gian yêu cầu, kịp thời cung cấp thông tin cho các bộ phận quản lý có liên quan để đưa ra các quyết định kịp thời, chính xác.
Thủ quỹ: quản lý lượng tiền mặt tại quỹ của Công ty, theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn quỹ tiền mặt, định kỳ hoặc khi có yêu cầu, tiến hành kiểm kê quỹ và lập báo cáo nhập , xuất , tồn quỹ tiền mặt.
2.1.4.2 Hình thức sổ kế toán áp dụng
Hiện nay Công ty Phương Linh đang áp dụng hệ thống sổ kế toán theo hình thức “Nhật ký chung”
Sơ đồ 2.4 Trình tự hạch toán theo hình thức kế toán “Nhật ký chung”:
Ghi chú:
Trình tự ghi sổ kế toán :
- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã được kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ đó vào sổ Nhật ký chung theo nội