Lý do chọn công ty

Một phần của tài liệu bài tập lớn quản lý danh mục đầu tư (Trang 32 - 38)

4.3.4.2.1 Phân tích định lượng

Dẫn đầu thị phần ngành bánh kẹo

Danh mục sản phẩm đa dạng bao gồm tất cả các mảng kinh doanh của ngành bánh kẹo giúp KDC có thể xâm nhập vào tất cả các phân khúc trên thị trường. Trong khi các đối thủ trong ngành có thế mạnh ở một vài phân khúc như: Orion Việt Nam với bánh Chocopie Orion, Công ty Cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị (Hữu Nghị) với bánh m ỳ công nghiệp (nhãn hàng Staff và Lucky) và bánh trứng nướng Tipo, Công ty cổ phần Bibica với sản phẩm bánh bông lan và kẹo, Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà (HHC) với sản phẩm

trung thu, bánh mì, bánh quy, kem và bánh bông lan làm cho KDC trở thành công ty dẫn đầu thị trường bánh kẹo cả nước. Do gần như thống lĩnh thị trường ở các phân khúc chính và khó tiếp tục chiếm thêm thị phần từ các phân khúc này nên thị phần chung chỉ tăng trưởng 1% trong vòng hai năm qua tuy nhiên KDC đang có chiến lược đẩy mạnh thị phần ở các mảng còn yếu như: Snack, sữa chua và kẹo.

Hệ thống phân phối lớn nhất

KDC có hệ thống phân phối lớn nhất ngành bánh kẹo và là một trong những hệ thống phân phối lớn nhất trong ngành thực phẩm với 300 nhà phân phối và 200.000 điểm bán lẻ. Ngoài ra, hệ thống phân phối này còn bao gồm các kênh siêu thị như Co-op Mart, Big C, Metro… cùng với chuỗi cửa hàng Kinh Đô Bakery. Mạng lưới phân phối là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong ngành thực phẩm. Nhờ mạng lưới sâu rộng, khách hàng có thể tiếp cận với các sản phẩm của KDC một cách tiện lợi nhất, đây cũng là rào cản lớn cho các đối thủ khác khi gia nhập ngành. Do tính chất mùa vụ, một số sản phẩm bánh kẹo không thể bán suốt năm nên KDC đã và đang có chiến lược tối đa hóa hệ

thống phân phối của mình như hợp tác với đối tác chiến lược Glico và phát triển sản phẩm mới.

Chiến lược tái cơ cấu danh mục sản phẩm bước đầu cho thấy sự thành công

KDC đã thực hiện một số thay đổi chiến lược trong năm 2012, trong đó, chiến lược chủ đạo là tập trung vào các nhãn hàng được ưa chuộng và ngưng các sản phẩm tiêu thụ không tốt. Theo đó, công ty đã giảm sốlượng sản phẩm từ 500 xuống còn 150 sản phẩm và tập trung quảng bá, tăng chi phí tiếp thị cho các mặt hàng này. Hiện tại, quá trình tái cơcấu này đang mang lại kết quả rất tích cực. Doanh thu và lợi nhuận quý 1/2013 tăng vọt so với cùng k ỳ chủ yếu nhờ tăng trưởng sản lượng tại các sản phẩm chính như bánh quy và kem. Đặc biệt, biên lợi nhuận gộp của KDC cũng tăng mạnh từ 34% lên 38%.

Đối tác chiến lược Glico sẽ giúp KDC tăng trưởng trong dài hạn

Chúng tôi tin rằng đối tác chiến lược Glico với vị thế là doanh nghiệp bánh kẹo dẫn đầu thị trường Nhật bản sẽ giúp KDC củng cố vị thế của mình trên thị trường bánh kẹo cũng như có thể hỗ trợ chiến lược giúp KDC thâm nhập vào các phân khúc khác của ngành thực phẩm như mì

gói. Ngoài ra, hợp tác chiến lược này còn giúp KDC tận dụng kênh phân phối sâu rộng của mình. KDC đặt ra một kế hoạch khá tham vọng cho hợp tác chiến lược này với kế hoạch doanh thu phân phối các sản phẩm của Glico đến năm 2016 vào khoảng 1.000 tỷ đồng. Theo thỏa thuận hợp tác ban đầu, KDC sẽ phân phối các sản phẩm Glico bao gồm bánh que Pocky và một số các sản phẩm bánh snack. Theo đó, KDC sẽ chịu trách nhiệm bán hàng, phân phối sản phẩm còn Glico sẽ thực hiện các hoạt động quảng cáo, marketing với ngân sách cam kết mỗi năm 10 triệu USD. Do chỉ mới phân phối bắt đầu từ tháng 3/2013 với chủng loại sản phẩm khá hạn chế nên doanh thu dự kiến cho việc phân phối này chỉ khoảng 57 tỷ đồng trong năm nay.

Để tận dụng kênh phân phối của mình và hạn chế tính thời vụ của một số mặt hàng như trung thu, KDC dự kiến cho ra mắt sản phẩm mì gói với thương hiệu “Kinh Do noodles” trong quý 3/2013 với 3 hương vị và có giá thành bình quân khoảng 4.000 đồng/gói 85g. KDC dự kiến không xây dựng nhà máy mà chỉ hợp tác với một đơn vị khác để sản xuất và phân phối với thương hiệu Kinh Đô. Theo Euromonitor, thị trường mì gói của Việt Nam đã tăng trưởng bình quân hơn 18% mỗi năm trong vòng năm năm qua, dự kiến 2013 sẽ đạt khoảng quy mô khoảng 1,13 tỷ USD. Chúng tôi tin rằng, với thương hiệu mạnh cùng với hệ thống phân phối sâu rộng của mình, KDC sẽ có nhiều cơ hội thành công khi xâm nhập vào thị trường mì gói.

Mảng bánh trung thu dự kiến tăng trưởng khoảng 10%

Mặc dù chỉ chiếm 17,3% doanh thu của KDC nhưng với biên lợi nhuận gộp khoảng 55%, bánh trung thu vẫn đóng góp lợi nhuận khá đáng kể cho KDC. Mùa trung thu năm ngoái, mặc dù kinh tế khó khăn và sản lượng bánh tăng lên 10%, KDC vẫn tiêu thụ hết sản phẩm với doanh thu tăng khoảng 13%. Mùa trung thu năm nay, KDC dự kiến sẽ tung ra 2.400 tấn bánh tăng 14% so với năm ngoái với giá bán dự kiến sẽ tăng 5-10%. Chúng tôi dự kiến mảng bánh trung thu sẽ tăng trưởng vào khoảng 10% trong năm nay và tốc độ này sẽ không thay đổi nhiều các năm tiếp theo do mảng này dự kiến tăng trưởng mạnh và Kinh Đô gần như đã thống thị phân khúc này.

Tiếp tục chiến lược M&A và dừng hoàn toàn đầu tư ngoài ngành

Sau một loạt các hoạt động M&A trong thời gian qua như thương vụ mua lại kem Wall, sát nhập Kinh đô Miền Bắc (NKD) và Kido vào tập đoàn Kinh Đô, đầu năm nay, KDC đã hoàn thành thương vụ sát nhập Vinabico (có tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 30%) vào KDC. Nhằm củng cố vị trí số 1 của mình, KDC dự kiến vẫn sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt động M&A trong năm nay chủ yếu nhằm vào các công ty trong lĩnh vực thực phẩm. Đối với lĩnh vực bất động sản, KDC sẽ không tiếp tục đầu tư thêm mà sẽ thoái vốn hoàn toàn khi nào thị trường phục hồi.

4.3.4.2.2 Phân tích định lượng

Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của KDC giảm vềmức “không an toàn” trong 2 năm 2011 và 2012 nhưngđã tăng mạnh trở lại trong Q1/2013, do trong quý này, tài sản ngắn hạn (chủ yếu là tiền và các khoản tương đương tiền) của công ty tăng đến 79% trong khi nợ ngắn hạn lại giảm 3%. Trong quý này, dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của công ty âm, lượng tiền mặt của công ty thu được trong quý này chủ yếu là tiền thu từ phát hành cổ phiếu và nhận vốn góp của chủ sở hữu.

Về cấu trúc tài chính, có thể thấy cấu trúc tài chính của KDC tương đối ổn định, gần như không có vay dài hạn. Vay ngắn hạn trong quý I tăng nhẹ nhưng tổng công nợ lại tăng nhẹ, chủ yếu do vay dài hạn của công ty tăng hơn 321 tỷ đồng trong quý này.

Chu kỳ tiền tệ của công ty giảm trong giai đoạn từ 2009 trở lại đây, thời gian quay vòng của đồng tiềntừ khi được đưa vào hoạt động sản xuất cho đến khi tạo ra doanh thugiảm cho thấy hiệu quả hoạt động của công ty được cải thiện trong giai đoạn này.

Về tỷ suất sinh lời, có thể thấy trong khi tỷ suất lợi nhuận gộp của công ty ổn định và tăng trong giai đoạn từ 2009 trở lại đây thì các tỷ suất lợi nhuận còn lại đều giảm do chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhanh hơn doanh thu

trong giai đoạn này. Có thể thấy công ty vẫn còn đang lúng túng với việc quản trị công ty giai đoạn sau sát nhập.

So sánh với các công ty trong ngành

Hiện tại trên cả 2 sàn có 3 công ty hoạt động trong lĩnh vực bánh kẹo là KDC, BBC và HHC.Xét về quy mô và giá trị vốn hóa, có thể thấy KDC đang áp đảo 2 công ty còn lại.Các tỷ suất lãi gộp cũng như lãi hoạt động, lãi ròng biên của KDC cũng đều vượt trội so với BBC và HHC.Tuy nhiên, xét về hiệu quả hoạt động/vốn chủ sở hữu, các chỉ tiêu của KDC thấp hơn so với HHC, một phần do HHC sử dụng đòn bẩy tài chính cao hơn so với KDC. Thị trường đang định giá KDC cao hơn so với 2 công ty còn lại do vị thế dẫn đầu và lợi thế về mặt quy mô của KDC so với các công ty khác trong ngành.

Một phần của tài liệu bài tập lớn quản lý danh mục đầu tư (Trang 32 - 38)