Kinh nghiệm quản lý Nhà nƣớc đối với thị trƣờng bảo hiểm nhân thọ ở

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay (Trang 51)

ở một số quốc gia

1.3.1 Quản lý nhà nước đối với thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Philippines

Ở Philippines, thị trƣờng bảo hiểm chiếm vị trí dẫn đầu trong khu vực tài chính phi ngân hàng với khoảng 130 công ty bảo hiểm (trong đó có 3 công ty bảo hiểm hỗn hợp, 33 công ty bảo hiểm nhân thọ, 93 công ty bảo hiểm phi nhân thọ, và 1 công ty tái bảo hiểm). Tuy nhiên, hơn 60% tổng tài sản của khu vực bảo hiểm lại thuộc về hai tổ chức bảo hiểm của Chính phủ là Hệ thống bảo hiểm dịch vụ Chính phủ và Hệ thống chứng khoán xã hội.

Hình 1.5. Mô hình quản lý thị trƣờng tài chính tại Philipines

(Nguồn: Tô Ngọc Hưng, 2011, Hệ thống giám sát tài chính Việt Nam, Nhà xuất bản Hà Nội, trang 88)

Trƣớc năm 1972, khu vực bảo hiểm của Philippines đƣơc quản lý bởi Chính phủ

NHTW Philippin Ngân hàng

Bảo hiểm Chứng khoán

Ủy ban chứng khoán và giao dịch

Ủy ban bảo hiểm Bộ Tài chính

39

một cơ quan của Chính phủ là Bộ phận bảo hiểm của Cục ngân quỹ/kho bạc trong 26 năm. Vào ngày 20 tháng 11 năm 1972, Sắc lệnh số 63 của Thủ tƣớng Chính phủ sửa đổi một số phần của Luật Bảo hiểm. Một trong những sự sửa đổi đó là thành lập một cơ quan chuyên trách việc quản lý khu vực bảo hiểm. Đó chính là Ủy ban bảo hiểm (Insurance Commission-IC). Ủy ban bảo hiểm thuộc sự quản lý điều hành của Bộ Tài chính Philippines. Tất cả các công ty bảo hiểm dù là bảo hiểm nhân thọ hay phi nhân thọ hay các quỹ lợi ích xã hội đều chịu sự giám sát của Ủy ban bảo hiểm này.

Luật điều chỉnh hoạt động quản lý bảo hiểm của Philippines tƣơng đối hoàn chỉnh, bộ luật này cung cấp cơ sở pháp lý cho việc điều tiết và giám sát các công ty bảo hiểm và việc cung cấp các sản phẩm của các công ty bảo hiểm. Bộ luật này ra đời vào ngày 18 tháng 12 năm 1974, đƣợc sửa đổi vào 11 tháng 6 năm 1978.

Hoạt động của Ủy ban bảo hiểm chịu sự điều tiết trực tiếp của bộ luật này. Các luật bảo hiểm, các điều khoản đặc biệt của Bộ luật này, các nguyên tắc giám sát và các điều lệ giám sát đƣợc ban hành bởi Ủy ban bảo hiểm dƣới dạng Thông tƣ cụ thể là các Thông tƣ ghi nhớ bảo hiểm đã cung cấp cơ sở pháp lý cho việc điều tiết khu vực bảo hiểm. Kể từ khi hoạt động, Ủy ban bảo hiểm đã ban hành hàng trăm thông tƣ, Quy chế nhằm điều tiết hoạt động của khu vực bảo hiểm trong nƣớc, đồng thời cũng là cơ sở pháp lý cho việc thanh tra, giám sát khu vực này.

Vai trò của Ủy ban bảo hiểm: là một cơ quan chuyên trách về lĩnh vực bảo hiểm, Ủy ban bảo hiểm đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết, duy trì ổn định và thúc đẩy sự phát triển của thị trƣờng bảo hiểm ở Philippines. Vai trò này đƣợc cụ thể hóa nhƣ sau:

- Thúc đẩy sự tăng trƣởng và ổn định tài chính của các công ty bảo hiểm; - Chuyên nghiệp hóa các dịch vụ, phát triển kiến thức bảo hiểm trong dân chúng;

40

- Thiết lập thị trƣờng bảo hiểm quốc gia và bảo vệ quyền lợi của những ngƣời tham gia bảo hiểm.

Hoạt động quản lý của Ủy ban bảo hiểm: Để thực hiện đƣợc vai trò là cơ quan chuyên trách quản lý trong lĩnh vực bảo hiểm, các hoạt động cụ thể mà Ủy ban này thực hiện nhằm quản lý bảo hiểm là: Hƣớng dẫn kiểm tra hoạt động của các công ty bảo hiểm; xây dựng thủ tục hành chính hƣớng dẫn hoạt động bảo hiểm; ban hành lệnh ngƣng hoạt động đối với công ty bảo hiểm; ngăn chặn các hoạt động gian lận, xâm hại đến quyền và lợi ích của khách hàng, giải tán doanh nghiệp bảo hiểm.

1.3.2 Quản lý nhà nước đối với thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Pháp

Thị trƣờng bảo hiểm Pháp có khoảng 1.522 công ty bảo hiểm với tổng tài sản lên đến gần 1,8 tỷ euro. Các tập đoàn bảo hiểm độc lập chiếm trên 80% thị phần trong đó các ngân hàng tuy không hoàn toàn chủ động trong việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm nhƣng lại đóng vai trò quan trọng hơn trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ.

Năm 2003, Pháp cải tổ lại khuôn khổ giám sát tài chính nói chung và giám sát bảo hiểm nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống giám sát tài chính. Hệ thống mới này vẫn duy trì sự phân biệt giữa các cơ quan giám sát và cơ quan cấp phép. (Hình 1.6)

Các hoạt động bảo hiểm đƣợc quản lý bởi một cơ quan độc lập có tên là Cơ quan giám sát bảo hiểm và tƣơng hỗ xã hội (ACAM). Bộ kinh tế, Tài chính và Công nghiệp (MINEFI) giữ vai trò là cơ quan cấp phép cho các công ty bảo hiểm. Ủy ban Công ty bảo hiểm (CEA) đƣợc thành lập năm 2003 với mục đích công nhận quyền cá nhân hoặc miễn trừ đối với các công ty bảo hiểm và các công ty tái bảo hiểm.

ACAM là một cơ quan công chúng độc lập và là ngƣời quản lý thận trọng trong lĩnh vực bảo hiểm. Cơ quan này giám sát các công ty bảo hiểm,

41

các công ty bảo lãnh tái bảo hiểm, công ty bảo hiểm tƣơng hỗ, hiệp hội và liên đoàn là đối tƣợng điều chỉnh của Luật Bảo hiểm xã hội, các tổ chức hƣu trí.

Hình 1.6. Mô hình quản lý nhà nƣớc đối với thị trƣờng tài chính ở Pháp

(Nguồn: Tô Ngọc Hưng, 2011, Hệ thống giám sát tài chính Việt Nam, Nhà xuất bản Hà Nội, trang 94)

CEA cấp phép cho các công ty bảo hiểm, các công ty bảo hiểm tƣơng hỗ, tổ chức tiết kiệm và các công ty bảo lãnh tái bảo hiểm, nhƣng không bảo lãnh bảo hiểm trực tiếp. Bên cạnh chức năng cấp phép, CEA có thể đƣa ra các vấn đề liên quan đến cạnh tranh và vấn đề đáng lo ngại (trực tiếp hoặc gián tiếp) đối với một công ty bảo hiểm hoặc công ty bảo lãnh tái bảo hiểm nhƣng không bảo lãnh bảo hiểm trực tiếp.

Bộ Kinh tế, tài chính và công nghiệp (MINEFI) Ủy ban tƣ vấn về luật pháp và quy định tàichính

Cơ quan chuyên trách khu vực tài chính (CACESF) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cơ quan thị trƣờng tài chính (AMF)

Cơ quan giám sát bảo hiểm và tƣơng hỗ xã hội (ACAM)

Ủy ban ngân hàng (CB)

Giám sát an toàn Bảo hiểm

Ủy ban công ty bảo hiểm (CEA)

42

Để thực hiện việc giám sát lĩnh vực bảo hiểm có hiệu quả, chủ tịch ACAM còn tham gia vào cơ quan chuyên trách khu vực tài chính (CACESF), cơ quan này đƣợc thiết lập nhằm đảm bảo việc trao đổi thông tin gữa những ngƣời lãnh đạo của các cơ quan giám sát của các tổ chức tài chính. CACESF họp ít nhất 3 năm/lần và là một phần quan trọng trong khuôn khổ hợp tác trong nƣớc.

1.3.3 Quản lý nhà nước đối với thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Hà Lan

Thị trường tài chính Hà Lan đã trải qua một quá trình hợp nhất trong suốt vài thập kỷ gần đây, một số lượng nhỏ tập đoàn tài chính khổng lồ cung cấp dịch vụ bảo hiểm và ngân hàng đang thống trị thị trường.

Hình 1.7. Mô hình quản lý thị trƣờng tài chính tại Hà Lan

(Nguồn: Tô Ngọc Hưng, 2011, Hệ thống giám sát tài chính Việt Nam, nhà xuất bản Hà Nội, trang 104)

Bộ Tài chính

Ngân hàng trung ƣơng Hà Lan

(DNB)

Cơ quan giám sát thị trƣờng tài chính Hà Lan (AFM) Bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán, Quỹ trợ cấp Cơ quan giám sát thận trọng

Cơ quan giám sát hoạt động kinh doanh Ban giám sát Ban giám sát Bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán, Quỹ trợ cấp

43

Cơ cấu quản lý thị trƣờng tài chính nói chung và thị trƣờng bảo hiểm nói riêng của Hà Lan có thể thấy rõ theo mô hình lƣỡng đỉnh. Ngân hàng trung ƣơng Hà Lan (DNB) chịu trách nhiệm quản lý thận trọng và quản lý hệ thống đối với tất cả các dịch vụ tài chính trong đó có dịch vụ bảo hiểm. Cơ quan về thị trƣờng tài chính Hà Lan (AMF) chịu trách nhiệm giám sát hoạt động kinh doanh trên thị trƣờng tài chính trong đó bao gồm hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm chính trị về hoạt động của thị trƣờng tài chính nói chung và thị trƣờng bảo hiểm nói riêng trong việc quản lý theo thể chế, luật pháp và việc sử dụng các quỹ công cộng trong trƣờng hợp xảy ra khủng hoảng.

Cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý bảo hiểm đƣợc hoàn tất với Luật giám sát tài chính (WFT) vào tháng 1/2007, cung cấp các nghị định liên quan đến việc quản lý khu vực tài chính nói chung và thị trƣờng bảo hiểm nói riêng. WFT xác định rõ và củng cố khuôn khổ cho việc quản lý khu vực tài chính nói chung, khu vực bảo hiểm nói riêng và đƣa ra các quy định mà ngƣời cung cấp dịch vụ tài chính cần tuân thủ.

1.3.4 Quản lý nhà nước đối với thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Hàn Quốc

Thị trƣờng bảo hiểm Hàn Quốc bắt đầu hình thành và phát triển từ năm 1962, khi ba bộ luật chính liên quan đến bảo hiểm đƣợc ban hành. Đặc biệt cải tiến đáng kể trong các quy định liên quan đến bảo hiểm đƣợc thông qua trong luật kinh doanh bảo hiểm năm 1977. Thị trƣờng bảo hiểm Hàn Quốc đƣợc chia ra khu vực bảo hiểm nhân thọ, khu vực bảo hiểm phi nhân thọ và khu vực thứ ba (ví dụ kinh doanh cả bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ).

Vào cuối những năm 70, ở Hàn Quốc chỉ có 6 công ty bảo hiểm nhân thọ. Tuy nhiên, với việc giảm đáng kể các rào cản trong bối cảnh hội nhập, cho tới tháng 12 năm 2007, Hàn Quốc đã có 22 công ty bảo hiểm nhân thọ (14 công ty trong nƣớc, 7 công ty nƣớc ngoài và 1 chi nhánh bảo hiểm nhân

44

thọ nƣớc ngoài); 20 công ty bảo hiểm phi nhân thọ (bao gồm 6 chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ nƣớc ngoài) và 8 công ty bảo hiểm phi nhân thọ chuyên ngành (bao gồm cả công ty tái bảo hiểm). Ủy ban dịch vụ tài chính (FSC) là cơ quan duy nhất tại Hàn Quốc chịu trách nhiệm nghiên cứu, soạn thảo Luật liên quan tới hoạt động quản lý thị trƣờng tài chính trình Quốc hội. FSC là một cơ quan chính phủ độc lập. Đứng đầu FSC là một hội đồng gồm 9 ủy viên bao gồm cả Chủ tịch và Phó chủ tịch của FSC. Chủ tịch FSC do Tổng thống bổ nhiệm theo sự giới thiệu của Thủ tƣớng. Phó chủ tịch FSC cũng do Tổng thống bổ nhiệm theo sự giới thiệu của Chủ tịch FSC và đồng thời Phó chủ tịch FSC cũng giữ cƣơng vị Chủ tịch Ủy ban thị trƣờng tƣơng lai và chứng khoán (SFC). FSC có quyền đƣa ra các quyết định về chính sách liên quan tới hoạt động thanh tra giám sát các tổ chức tài chính trong đó có các công ty bảo hiểm. FSC có quyền cấp và rút giấy phép kinh doanh của các công ty bảo hiểm.

Cơ quan dịch vụ quản lý (FSS): Ban điều hành của FSS gồm 14 thành viên, đứng đầu FSS là Thống đốc. Có một Phó thống đốc thƣờng trực cấp 1, hai Phó thống đốc thƣờng trực cấp 2 và 8 Phó thống đốc không thƣờng trực; một kiểm toán trƣởng và một kế toán trƣởng. FSS là cơ quan chính chịu trách nhiệm thanh tra, giám sát các tổ chức tài chính trong đó có các công ty bảo hiểm ở Hàn Quốc theo Luật định và các hoạt động quản lý khác khi có sự chỉ định của FSC. FSS có 22 phòng chuyên trách và 16 văn phòng thực hiện các hoạt động chính sau: Lập kế hoạch chiến lƣợc; Hỗ trợ quản lý và bảo vệ ngƣời tiêu dùng; Phối hợp giám sát; Giám sát ngân hàng; Giám sát bảo hiểm; Giám sát các tổ chức tài chính phi ngân hàng; Giám sát đầu tƣ tài chính; Giám sát công bố thông tin doanh nghiệp; Điều tra thị trƣờng vốn; Kế toán.

45

Hình 1.8. Mô hình quản lý Nhà nƣớc đối với thị trƣờng tài chính Hàn Quốc

(Nguồn: Kỷ yếu hội thảo khoa học, 2009, hội nhập tài chính quốc tế và những vấn đề đặt ra cho hệ thống giám sát Tài chính Việt Nam, nhà xuất bản Thống kê, trang 52)

Luật giám sát bảo hiểm: Luật Kinh doanh bảo hiểm lần đầu tiên đƣợc ban hành vào năm 1962 và chỉnh sửa vào 1977. Luật này quy định về giám sát bảo hiểm để đảm bảo lành mạnh trong kinh doanh bảo hiểm và bảo vệ ngƣời tham gia bảo hiểm. Luật này quy định về điều kiện cấp phép, giám sát thận trọng, hệ thống đánh giá quản lý, xử lý nhanh, giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ, giám sát quản lý tài sản và ban hành các chính sách bảo hiểm.

FSS quy định mức vốn tối thiểu cần thiết cho một doanh nghiệp bảo hiểm đƣợc hoạt động là 30 tỷ Won, và nếu bất kỳ một doanh nghiệp bảo hiểm nào kinh doanh thêm một nghiệp vụ bảo hiểm riêng lẻ thì vốn góp thêm sẽ không dƣới 5 tỷ Won, tùy vào loại hình kinh doanh thêm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

FSS đƣa ra quy định về khả năng thanh toán và an toàn tài sản: tất cả các công ty bảo hiểm phải duy trì tỷ lệ khả năng thanh toán trên 100% để đảm bảo an toàn vốn và tài sản. Các công ty bảo hiểm cũng phải phân loại tài sản của mình (ví dụ các khoản vay và đầu tƣ chứng khoán…)

Đối với chức năng giám sát tài chính, FSS cố gắng nâng cao các tiêu chuẩn giám sát, quản lý rủi ro và hiệu quả chung của thị trƣờng bảo hiểm. Các

FSC

SFC

FSS

46

phòng chuyên trách lập kế hoạch và phối hợp thực thi chính sách giám sát, thiết lập các tiêu chuẩn đối với các công ty bảo hiểm, cung cấp các hƣớng dẫn về quản lý rủi ro, mức độ an toàn và tính minh bạch trong vấn đề tài chính.

Đối với chức năng thanh tra, FSS tiến hành thanh tra định kỳ (thanh tra đầy đủ) và thanh tra theo mục đích (thanh tra cục bộ). Thanh tra tại chỗ thƣờng tập trung vào các lĩnh vực điển hình sau: tài sản thực, sự tuân thủ các quy định, tính đầy đủ của hệ thống kiểm soát nội bộ, tính chính xác của dữ liệu tính toán và báo cáo gửi đến FSS, thu thập các thông tin khác.

Trong suốt quá trình thanh tra, FSS đánh giá tình hình quản lý của các công ty bảo hiểm và thanh tra việc quản trị rủi ro của các công ty bảo hiểm, thông qua việc kiểm tra tập trung vào các chính sách đánh giá tình hình quản lý và quản trị rủi ro. Sau khi hoàn thành việc thanh tra, FSS có thể đề nghị hoặc chỉ dẫn một số hoạt động từ việc thanh tra để đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định bảo hiểm.

Để nâng cao hiệu quả của việc thanh tra tại chỗ, FSS thƣờng xuyên nhận đƣợc các báo cáo kinh doanh từ mỗi công ty Bảo hiểm và phân tích tình hình quản lý của các công ty bảo hiểm hiện nay. Sau khi thanh tra, FSS đánh giá tình hình quản lý của các công ty bảo hiểm chẳng hạn nhƣ: các tài sản chắc chắn, cổ phần dự trữ, kiểm soát nội bộ. FSS còn đề xuất các biện pháp hợp lý để đảm bảo các vấn đề công khai, minh bạch trong suốt quá trình thanh tra.

Ngoài việc thanh tra tại chỗ, FSS còn tiến hành giám sát từ xa các công ty bào hiểm thông qua hệ thống giám sát hiện có. Đó là việc giám sát tính lành mạnh, thực hiện đúng pháp luật của các công ty bảo hiểm. Giám sát từ xa cũng đòi hỏi sự phân tích các báo cáo và các số liệu của các doanh nghiệp.

FSS có thể sử dụng việc giám sát từ xa để đề nghị và yêu cầu nâng cao năng lực quản lý, điều chỉnh các đo lƣờng về tình trạng quản lý hoặc chuẩn bị cho việc thanh tra trong tƣơng lai của các công ty bảo hiểm không lành mạnh và yếu kém.

47

1.3.5 Bài học kinh nghiệm của các nước đối với hoạt động Quản lý nhà nước đối với thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam

Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với TTBHNT ở một số quốc gia tác giả nhận thấy:

Một số quốc gia thiết lập mô hình quản lý thị trƣờng bảo hiểm theo mô hình quản lý theo chức năng nhƣ Pháp thì việc quản lý mỗi hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính có một cơ quan quản lý riêng biệt chẳng hạn

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay (Trang 51)