Công nghệ và thiết bị khai thác điện NLMT nối lưới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiềm năng các nguồn năng lượng tái tạo tại khu di tích K9, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội (Trang 65)

Một loại mô hình công nghệ trạm điện NLTT khá phổ biến hiện nay trên thế giới là mô hình phát điện MT nối với điện lưới công nghiệp (tần số 50-60Hz). Riêng sơ đồ công nghệ ĐMT nối lưới là công nghệ điển hình mà các nước phát triển đang ứng dụng rất phổ biến và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng công suất PMT được lắp đặt.

Về mặt cấu trúc của các trạm điện này bao gồm hai phần chính là các tấm PMT hoặc máy phát điện gió (PĐG) và inverter nối lưới (Hình 3.12 ).

57

Hình 3.12: Sơđồ nguyên lý hệ thống điện mặt trời nối lưới quy mô nhỏ

Về mặt cấu trúc thì các trạm điện MT có cấu trúc đơn giản bao gồm hai phần chính là các tấm PMT và inverter nối lưới. Dòng điện một chiều DC từ các tấm PMT được đưa qua bộ biến đổi điện nối lưới inverter để chuyển đổi điện một chiều DC thành xoay chiều AC cung cấp trực tiếp cho các phụ tải. Ngoài ra tùy theo yêu cầu có thể có lắp thêm các phẩn tử hỗ trợ khác như đồng hồ công tơ đo đếm điện năng phục vụ cho việc theo dõi điện năng phát được của trạm PMT và điện năng tiêu thụ của phụ tải. Phần điện năng dư thừa (nếu có) được bơm vào cho lưới điện và ngược lại khi nguồn điện MT không đủ cho nhu cầu sử dụng thì được bổ xung từ nguồn điện lưới.

Sơ đồ công nghệ cấp điện này có ưu điểm cơ bản là cấp điện ổn định, đáp ứng được các nhu cầu sử dụng điện của phụ tải với chất lượng cao, đặc biệt với mô hình trạm điện MT nối luới. Thông thường hệ thống cũng không phát sinh các chi phí hàng tháng khác và rất ít khi phải bảo dưỡng, do loại công nghệ này không sử dụng ắc qui để tích trữ năng lượng, nếu có sử dụng hệ thống ắc quy thì chỉ để dự phòng khi mất điện lưới. Dải công suất loại trạm điện này rất rộng, có thể từ vài kW đến hàng trăm, nghìn kW. Các trạm ĐMT nối lưới có thể được lắp đặt trên nóc nhà hoặc tại một vị trí thích hợp, đóng vai trò như một nhà máy điện công suất nhỏ cấp điện cho lưới điện. Tuy nhiên, hạn chế loại mô hình này là tại nơi muốn lắp đặt trạm điện MT phải có lưới điện chung.

Ở một số nước phát triển công nghệ này sử dụng rộng rãi và còn được nhà nước khuyến khích hỗ trợ về giá khi phát vào lưới. Tại Việt Nam, do chưa có các cơ chế và quy định pháp lý, kỹ thuật cụ thể, đặc biệt là chưa có loại công tơ hai chiều thuận nghịch, nên loại công nghệ này được sử dụng còn hạn chế và thường có qui mô nhỏ.

58

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiềm năng các nguồn năng lượng tái tạo tại khu di tích K9, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội (Trang 65)